Nên làm gì để vượt qua cảm giác cô đơn trong lúc cách ly xã hội?

Đi cùng với hashtag #StayAthome và lời kêu gọi của đội ngũ y tế “chúng tôi đi làm vì bạn, hãy ở nhà vì chúng ta”, nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã áp dụng cách ly xã hội để hạn chế sự lây lan của COVID-19.

Có thể bạn chưa thấy bản thân bị ảnh hưởng nhiều khi phải ở nhà. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, dù bạn đang thoải mái với cuộc sống cách ly đến mấy nhưng nếu kéo dài quá lâu cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tâm lý.

Bạn bị buộc phải hạn chế tương tác với xã hội

Không ai muốn bị cách ly xã hội cả, vì con người là một sinh vật xã hội. Bạn buộc phải làm vậy do sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh. Chính tính chất “bắt buộc” khiến bạn cảm thấy cô đơn, dù vẫn biết đây là điều cần làm.

Sự bức bối khi phải ở nhà và nhớ nhung cuộc sống xã hội có lẽ cũng chính là cảm giác của anh chàng Chris Mann khi chế lại bài “Hello” của Adele.

Bạn có thể nghĩ rằng vốn dĩ cuộc sống hiện đại cũng đã khiến cho nhiều người sống khép kín hơn. Những người hướng nội còn đùa nhau rằng cuộc sống bình thường của mình đã là tự cách ly xã hội rồi. Tuy nhiên, các nhà tâm lý học nhấn mạnh rằng “đơn độc” khác với “cô đơn”.

Dù chọn cách sống “đơn độc”, nhưng bạn vẫn có thể ra ngoài đường khi bạn thích, gặp gỡ bạn bè và người thân yêu. Bạn được làm những điều bạn chọn. Còn với lệnh cách ly xã hội thì bạn không còn lựa chọn nữa. Bạn sẽ nhớ cảm giác được đi lại tự do, được nói chuyện trực tiếp, được ôm những người bạn và được nhìn những nhóm người đông đúc.

Nên làm gì để vượt qua cảm giác cô đơn trong lúc cách ly xã hội0

Đơn độc khác với cô đơn. Dù có là người hướng nội thì sau một thời gian dài thực hiện cách ly xã hội, bạn cũng sẽ nhớ cảm giác đi lại tự do, nhớ những đám đông và những buổi tụ tập bạn bè.

Cô đơn ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn thế nào?

Không phải việc cách ly xã hội, mà chính suy nghĩ “Hôm nay chán quá, chả có gì để làm!” mới là điều hạ gục bạn. Nó khiến bạn bị giam trong thế giới bé nhỏ của mình, nơi không có nhiều điều tích cực mới mẻ bước vào. Lúc đó trầm cảm và lo âu sẽ dần hình thành rồi hủy hoại sức khỏe của bạn.

Với Holt-Lunstad, nhà thần kinh học và tâm lý học tại Đại học Brigham Young, “cô đơn không phải là một cảm giác”. Nó là dấu hiệu cảnh báo sinh học thúc đẩy con người tìm đến đồng loại. Cũng giống như việc “đói” kích hoạt bạn đi tìm đồ ăn, “khát nước” kích hoạt bạn đi tìm nước. Từ lâu con người đã sinh tồn bằng việc kết nối đồng loại, sinh sống trong cộng đồng. Bạn có thể sống một mình trong một căn hộ, nhưng bạn không thể tách biệt với xã hội.

Nên làm gì để vượt qua cảm giác cô đơn trong lúc cách ly xã hội1

Từ lâu con người đã sinh tồn bằng việc kết nối đồng loại, sinh sống trong cộng đồng. Bạn có thể sống một mình trong một căn hộ, nhưng bạn không thể tách biệt với xã hội.

Hiện chưa có nghiên cứu cụ thể rằng bao nhiêu ngày cách ly xã hội trong dịch COVID-19 thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng Paul Yin, nhà tâm lý học Trung Quốc đang giúp các công ty bảo hiểm ở đây xử lý khủng hoảng chia sẻ với NBC News: “Phần lớn mọi người cảm thấy cách ly xã hội một hai ngày thì không sao cả, nhưng nếu nhiều tuần không ra ngoài thì sẽ gia tăng căng thẳng. Nguyên nhân là ngày nào họ cũng bị nhắc nhở rằng cuộc sống hiện giờ không bình thường. Họ không thể thoát khỏi sự thật ấy và cũng không thể giả vờ rằng nó không tồn tại”.

Hãy tưởng tượng sức khỏe của bạn đi xuống thế nào nếu mỗi ngày đều hút 15 điếu thuốc. Việc bạn cách ly xã hội trong thời gian dài cũng khiến sức khỏe bạn tồi tệ đi như hút 15 điếu thuốc mỗi ngày. Nó dẫn đến bệnh tim mạch, đột quỵ hoặc tử vong sớm.

Cô đơn kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm lâm sàng. Các biểu hiện giai đoạn đầu gồm tâm trạng bị chùng xuống, không có hứng thú với các hoạt động vui vẻ, năng lượng thấp, dễ mất tập trung, thèm ăn, cân nặng thay đổi, mất ngủ và trở nên chậm chạp. Một nghiên cứu cho thấy, cô đơn làm tăng tỷ lệ tử vong sớm lên 26%, cách ly xã hội làm tăng 29% và sống một mình là 32%, bất kể đối tượng là tuổi, giới tính, địa điểm hoặc văn hóa nào.

Công nghệ tuy hữu ích nhưng vẫn chưa phải là giải pháp triệt để

Công nghệ lúc này như liều thuốc tinh thần của con người. Qua Skype, Zoom, FaceTime,… ta vẫn có thể liên lạc với gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Nhưng dù có hiện đại đến mấy, công nghệ cũng không thể thay thế được tương tác trực tiếp.

Những tiếp xúc trực tiếp giúp cơ thể tiết ra hormone oxytocin giúp giảm stress, cải thiện trí nhớ và kéo dài tuổi thọ. Ngược lại, giao tiếp ảo khiến cho não phải xử lý nhiều thông tin hơn, lâu dài khiến cho ta bị căng thẳng.

Một số thay đổi về hành vi con người trong đại dịch COVID-19 cũng đã được ghi nhận. Chẳng hạn một số người, đặc biệt những người già sau thời gian cách ly xã hội không muốn ra khỏi nhà nữa. Một số người dân Vũ Hán cũng từ chối ra khỏi nhà và bắt đầu bị chứng sợ nơi đông người.

Nên làm gì để vượt qua cảm giác cô đơn trong lúc cách ly xã hội2

Dù có hiện đại đến mấy, công nghệ cũng không thể thay thế được tương tác trực tiếp.

Rate this post

Viết một bình luận