Nên làm gì khi mất định hướng nghề nghiệp? – Kỹ Năng Tư Duy Logic | TuDuy.Edu.Vn

Mất định hướng nghề nghiệp, một vấn đề không chỉ xảy ra với bạn trẻ mà ngay cả người trưởng thành cũng dễ gặp phải. Vậy nên làm gì để vượt qua vấn đề này?

Mất định hướng nghề nghiệp thường xảy ra ở độ tuổi nào?

Mất định hướng nghề nghiệp có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, dựa vào tâm lý độ tuổi và các chương trình đào tạo, tình trạng mất định hướng nghề nghiệp và khủng hoảng tinh thần thường xảy ra ở giai đoạn 18 – 25 tuổi.

Tuổi 18 là thời điểm bạn vừa tốt nghiệp THPT, chuẩn bị bước qua ngưỡng cửa mới, đứng giữa nhiều quyết định và lựa chọn ngành học, trường học cho mình. Bạn sẽ trăn trở rất nhiều vì không biết nên học gì, không biết bản thân thích và phù hợp với ngành nào, sau này ra trường làm gì hay học gì để thu nhập cao.

Giai đoạn 20 – 23 tuổi là lúc bạn có thêm nhiều trăn trở hơn về công việc sau này. Nhiều bạn lo lắng không biết ra trường sẽ đi theo công việc như thế nào, nhất là những trường hợp chọn sai ngành, sai trường, mất 1-2 năm lãng phí thời gian ở ngành học không phù hợp.

bfh1573131441 4

25 tuổi là lúc bạn thực sự bước vào đời, ra trường và đi làm một vài năm. Khi va chạm thực sự với công việc, nhiều bạn có cảm giác không phù hợp, cảm thấy đây chỉ là đam mê nhất thời và nhận ra những mong muốn thực sự của bản thân. Lúc này, bạn sẽ dễ rơi vào trạng thái hoang mang, không biết nên làm gì.

Thưc chất, những độ tuổi khác cũng sẽ dễ rơi vào tình trạng mất định hướng nghề nghiệp. Có người bước qua tuổi 30. 40 mới nhận ra đam mê của mình là gì. Nhưng lúc này với kinh nghiệm sống của mình, họ sẽ đủ bình tĩnh hơn để đưa ra những quyết định cho cuộc đời mình.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất định hướng nghề nghiệp ở mỗi người. Nhưng điểm chung của chúng là người mất định hướng nghề nghiệp đều không biết nên làm gì tiếp theo, không biết mình phải đi đâu, nỗ lực đang bỏ ra là vì điều gì, cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt và trôi qua vô ích.

Tại sao bạn lại mất định hướng nghề nghiệp?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn rơi vào hoàn cảnh mất định hướng nghề nghiệp. Nó có thể đến từ việc bạn làm một công việc không phải vì đam mê mà vì gánh nặng cơm áo gạo tiền hay một tác động ngoại cảnh nào đó. Khi bạn chạy theo công việc xu hướng mà không biết mình thích gì, cần gì và hợp với điều gì. Thời gian lâu dần bạn sẽ chán nản và mệt mỏi trong công việc đó. Bạn mải miết đuổi theo đến lúc mệt mỏi mới nhận ra bạn đang mất định hướng với công việc bấy lâu nay.

Bạn cũng có thể mất định hướng nghề nghiệp khi làm một công việc quá áp lưc, căng thẳng. Mỗi ngày bạn đều phải đối mặt với đống công việc chất cao như núi, khiến sức khỏe và tinh thần của bạn bị bào mòn. Càng kéo dài thì bạn càng cảm thấy mệt mỏi, chán nản, mất phương hướng. Bạn sẽ tự hỏi những điều này có đáng để mình hao tổn sức khỏe như vậy không.

Hay khi bạn nhảy việc quá nhiều nhưng vẫn chưa tìm được mục tiêu thực sự cho mình. Từ đó, tinh thần của bạn bị ảnh hưởng, suy giảm nghiêm trọng, bạn không còn thấy hứng thú với bất kỳ điều gì nữa.

photo1528097539902 1528097539902760176818 5

Bạn cũng có thể mất định hướng nghề nghiệp khi đứng trước những ngã rẽ vô vàn lựa chọn. Có quá nhiều thứ bạn muốn theo đuổi khiến bạn không chắc chắn mình muốn đi hướng nào, không biết năng lực và giá trị của bản thân sẽ phù hợp với ngành nghề nào.

Việc không tìm hiểu thông tin ngành nghề, không cập nhật sự thay đổi trong xu hướng nghề nghiệp cũng là lí do dẫn đến tình trạng mất định hướng nghề nghiệp của các bạn trẻ. Thị trường lao động và những yêu cầu kĩ năng luôn thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi bạn phải liên tục cải tiến. Khi bạn cứ chăm chú vào mỗi ngành học của bạn mà bỏ quên các kĩ năng khác thì khi ra trường, dấn thân vào môi trường làm việc, bạn rất dễ bị khủng hoảng tâm lý.

Nên làm gì khi mất định hướng nghề nghiệp?

Khi mất định hướng nghề nghiệp, không ai có thể tìm thấy lối đi đúng đắn cho bản thân. Nhưng người hiểu rõ nhất bạn nên đi đâu là chính bản thân bạn. Vì vậy, nếu rơi vào tình huống này, bạn hãy dừng lại, bình tĩnh suy nghĩ xem mình cần làm gì để tìm được hướng đi đúng đắn nhất.

1. Hãy dành thời gian thư giãn và nghỉ ngơi

Bạn đã dành cả một tuần dài để làm việc, tranh thủ cuối tuần để dọn dẹp nhà cửa, giải quyết những công việc còn tồn đọng. Hãy thay đổi thói quen này, tạm gác hết mọi công việc, lo toan sang một bên và cho bản thân khoảng thời gian thư giãn thật sự, làm những điều mà bạn thích.

Hãy để bản thân được thư giãn và nghỉ ngơi. Đừng tự gây thêm áp lực cho mình bằng việc nhồi nhét quá nhiều công việc. Hãy “bung xõa” bản thân bằng những hoạt động giải trí lành mạnh như xem phim, đi ăn những món ngon. rủ bạn bè đi cafe, nói chung là tất cả những gì bạn thích. Việc này sẽ giúp đầu óc bạn xả bớt căng thẳng, thải độc cho tâm trí để bình tĩnh suy nghĩ nghiêm túc về điều đang thực sự diễn ra.

2. Mọi thứ sẽ ổn

Mọi thứ sẽ ổn khi mọi chuyện kết thúc, nếu chưa ổn nghĩa là chưa kết thúc. Khi gặp tình trạng này, hãy nghĩ rằng mọi thứ rồi sẽ ổn thôi, sau cơn mưa trời lại sáng, tất cả khó khăn sẽ đi qua nhanh chóng nếu bạn tiếp tục tin tưởng và cố gắng. Có thể không biết là khi nào nhưng hãy tin là bạn sẽ vượt qua. Hãy nghĩ rằng đôi lúc mọi chuyện như vậy sẽ giúp bạn nhận ra điều thực sự bạn cần là gì.

3. Chia sẻ với người bạn tin tưởng

Khi mất định hướng nghề nghiệp, nhiều người chọn cách im lặng, tự đối diện và vượt qua. Có người thành công với cách này nhưng có người lại không. Nhìn chung, việc tách biệt bản thân với thế giới xung quanh lại khá bảo thủ và cố chấp. Thay vì cố đẩy mọi người ra xa thì việc giải tỏa tâm trạng bằng cách chia sẻ với những người bạn tin tưởng sẽ tốt hơn rất nhiều.

tam su voi ban be 6

Hãy tìm đến người mà bạn thực sự tin tưởng để sẻ chia, người mà họ có thể đồng cảm và thấu hiểu cho bạn. Họ có thể đưa ra lời khuyên hoặc không. Nếu có thì bạn sẽ tỉnh giấc và tìm thấy lối đi. Nếu không thì bạn vẫn có người lắng nghe và giải tỏa nỗi lo của mình, cảm thấy nhẹ nhõm hơn, bình tình hơn để giải quyết vấn đề.

4. Xem lại những kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn

Hãy liệt kê ra một cách trung thực tất cả những kỹ năng mà bạn đang có, cũng như tự đánh giá lại khả năng của mình ở mỗi kỹ năng. Để xem bạn tự tin nhất ở điểm nào, thành thục việc đó ra sao, bạn chưa thoải mái và cần nâng cấp những kỹ năng nào? Nhờ danh sách này, bạn có thể tìm kiếm và đối chiếu với những nghề nghiệp phù hợp để bạn sử dụng những kỹ năng tốt nhất đang có, tự mở ra hướng đi mới cho sự nghiệp.

5. Hướng đến mục đích sống tốt đẹp

Khi mất định hướng nghề nghiệp, nhiều người thường cảm thấy chán nản và muốn kết thúc cuộc sống của mình. Đó là một suy nghĩ khá ích kỷ khi bạn chưa làm được điều tốt đẹp cho bản thân, cho gia đình mà đã nghĩ đến việc kết thúc.

Đừng làm một người ích kỷ chỉ biết sống cho bản thân mình. Có rất nhiều người cũng gặp vấn đề giống bạn nhưng họ đều vượt qua. Họ vẫn đang tìm kiếm mục đích sống thực sự cho bản thân mình. Hãy suy nghĩ đến những điều tích cực, hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn.Cuộc sống này còn rất nhiều điều tốt đẹp đang chờ bạn, hãy tìm cho mình một động lực để cố gắng.

6. Tin rằng mình sẽ làm được

Khi mất định hướng nghề nghiệp, bạn hãy tin tưởng vào bản thân mình, tin rằng mình sẽ vượt qua khó khăn này. Đừng bỏ cuộc ngay lúc đó, hãy đặt niềm tin vào chính mình. Niềm tin sẽ giúp bạn tạo động lực để nỗ lực hơn. Hãy tin rằng mất định hướng nghề nghiệp chỉ là một khó khăn, thử thách nhỏ mà ai cũng phải trải qua. Vì vậy, đừng vội bỏ cuộc, hãy chiến đấu hết mình để đánh bại những khó khăn đó.

7. Nghĩ về tương lai cho bản thân, không phải cho sự nghiệp

Nhiều người mắc kẹt trong những âu lo vì họ chỉ nghĩ về những vấn đề của sự nghiệp mà vô tình quên đi nhu cầu thực sự của bản thân. Công việc chiếm phần lớn trong cuộc sống nhưng không phải là tất cả, hãy suy nghĩ rộng và xa hơn về việc bản thân mình muốn gì và sẽ đạt được gì trong tương lai.

Thứ tự ưu tiên phụ thuộc vào 2 tiêu chí là mức độ mong muốn và mức độ ảnh hưởng. Bạn có thể giảm bớt tình trạng phân vân trong suy nghĩ “cái gì cũng muốn” để lựa chọn được điều vừa tốt vừa phù hợp với bản thân, trong đó có sự nghiệp của bạn.

 

5/5 – (2 bình chọn)

Rate this post

Viết một bình luận