Học Công nghệ Kỹ thuật Ô tô ra trường làm gì? Ở đâu?
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô – Nhu cầu mới với nguồn nhân lực chất lượng cao khi kinh tế ngày càng phát triển
Công nghệ Kỹ thuật Ô tô – một ngành học đặc thù về kỹ thuật ngày càng có nhu cầu cao từ thị trường việc làm bởi hệ thống các doanh nghiệp sản xuất, bảo dưỡng ô tô. Vậy, ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô là gì, được học gì với bậc đại học, cao đẳng, và cử nhân tốt nghiệp làm những công việc gì? – Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn có cái nhìn sơ bộ.
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô – Nhu cầu mới với nguồn nhân lực chất lượng cao khi kinh tế ngày càng phát triển
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô là gì?
Công nghệ Kỹ thuật Ô tô là ngành học tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực: cơ khí, tự động hóa, điện – điện tử và công nghệ chế tạo máy.
Công nghệ Kỹ thuật Ô tô là ngành học đặc thù về lĩnh vực sản xuất và lắp ghép ô tô. Ngành học này mang lượng kiến thức của nhiều ngành khác như cơ khí, tự động hóa, công nghệ thông tin, kỹ thuật nhiệt và điện – điện tử, phục vụ cho các hạng mục công việc điển hình: điều hành sản xuất phụ tùng, lắp ráp, cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng.
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô học gì?
Học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về cơ khí ô tô, máy động lực, hệ thống truyền động – truyền lực, cơ cấu khí, hệ thống điều khiển,… Từ đó, các cử nhân có khả năng áp dụng những nguyên lý kỹ thuật cơ bản, kỹ năng thực hành cao và các kỹ năng liên quan đến ô tô.
Một số môn học chuyên ngành tiêu biểu của ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô có thể điểm tên như: Động cơ đốt trong, tính toán ô tô, hệ thống điện – điện tử ô tô, hệ thống điều khiển tự động trên ô tô, Công nghệ chẩn đoán, sửa chữa và kiểm định ô tô, Hệ thống an toàn và tiện nghi trên ô tô, Quản lý dịch vụ ô tô,…
Ngoài ra, tại một số trường đại học, cao đẳng lớn nhóm ngành công nghệ, sinh viên còn được chú trọng cung cấp các kỹ năng chuyên môn như khai thác, sử dụng và dịch vụ kỹ thuật ô tô, thực hành hoạt động điều khiển và lắp ráp, nghiên cứu cách thức cải tiến, nâng cao hiệu quả sử dụng phương tiện và phương thức kinh doanh ô tô trên thị trường.
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô được đào tạo chính quy ở đâu?
Với ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, các bạn nên lựa chọn học tập tại những trường đại học, cao đẳng đào tạo chuyên khối ngành về công nghệ. Hệ thống các trường khối ngành công nghệ đến nay đã khá được đầu tư, mở rộng, trong đó có thể điểm tên những ngôi trường trọng điểm:
Miền Bắc
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Giao thông vận tải
- Đại học và Khoa học và Công nghệ Hà Nội
- Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội
Miền Trung
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng
- Đại học Duy Tân
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
Miền Nam
- Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
- Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
- Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH)
Tuyển sinh ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô tại Việt Nam
Mã ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô được triển khai tuyển sinh hàng năm với mã ngành như sau:
- Hệ đại học: 7510205
- Hệ cao đẳng: 6510205
Tổ hợp bộ môn và Phương thức tuyển sinh ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Với ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, các thí sinh có thể dự tuyển với một trong những tổ hợp bộ môn sau:
- A00 (Toán – Vật Lý – Hóa học)
- A01 (Toán – Vật Lý – Tiếng Anh)
- D01 (Toán – Ngữ Văn – Tiếng Anh)
- D07 (Toán – Hóa học – Tiếng Anh)
- C01 (Ngữ Văn – Toán – Vật Lý)
- A16 (Ngữ Văn – Toán – Khoa học tự nhiên)
- B00 (Toán – Hóa học – Sinh học)
- D90 (Toán, Tiếng Anh, Khoa học tự nhiên)
Chương trình học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô ở mỗi trường có những khác biệt nhất định về chương trình đào tạo, tuy nhiên đều bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Kiến thức giáo dục đại cương: Chính trị, Pháp luật, Giáo dục thể chất, Quốc phòng – An Ninh
- Kiến thức cơ sở ngành: Tin học đại cương, Hình họa – Vẽ kỹ thuật, Cơ học kỹ thuật, Cơ sở kỹ thuật điện, Thủy khí kỹ thuật – Máy thủy khí, Nhiệt kỹ thuật, Sức bền vật liệu, Nguyên lý – Chi tiết máy, Dung sai và đo lường cơ khí, Vật liệu cơ khí, Các phương pháp gia công cơ khí.
- Kiến thức chuyên ngành: Ứng dụng các phần mềm trong cơ khí, Mô phỏng, thiết kế ô tô trên máy tính, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật điều khiển tự động, Trang bị điện ô tô, Cơ điện tử ô tô, An toàn lao động và môi trường công nghiệp, Công nghệ chế tạo máy, Truyền động thủy lực và khí nén trên ô tô, Cấu tạo ô tô, Công nghệ sản xuất – lắp ráp ô tô, Nguyên lý động cơ đốt trong, Kết nối động cơ trên ô tô, Nhiên liệu và các vật liệu bôi trơn
Chuẩn đầu ra ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, sinh viên sẽ được cấp bằng kỹ sư hoặc cử nhân, với chuẩn đầu ra đáp ứng những tiêu chí sau:
Về kiến thức
- Nắm đầy đủ kiến thức cơ bản về cơ sở nghề, chuyên ngành và phương pháp tổ chức – quản lý sản xuất để hỗ trợ cho việc tiếp thu kiến thức chuyên môn ngành Công nghệ ô tô
- Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của động cơ đốt trong và ô tô, xe máy
- Nắm rõ về quy trình và phương pháp tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa những hư hỏng phức tạp của động cơ đốt trong và ô tô, xe máy.
- Có kiến thức vận hành và sử dụng hệ thống thiết bị của ngành Công nghệ Ô tô
Về kỹ năng làm việc
- Thành thạo việc tháo lắp, bảo dưỡng, sửa chữa các hư hỏng của động cơ đốt trong và ô tô, xe máy
- Nắm chắc kỹ năng phân tích, xây dựng quy trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô, xe máy và động cơ đốt trong
Kiểm định được chất lượng của động cơ đốt trong và ô tô, xe máy - Có năng lực điều hành một phân xưởng lắp ráp, sửa chữa ôtô, xe máy và động cơ đốt trong
- Nắm được thao tác lái xe cơ bản.
- Có khả năng tiếp thu, tổ chức và thực hiện chuyển giao công nghệ.
Về Kỹ năng mềm
- Kỹ năng tổ chức thực hiện và giám sát các quá trình công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa
- Kỹ năng làm việc theo nhóm.
- Kỹ năng giao tiếp chuyên môn và xã hội linh hoạt.
- Kỹ năng phân tích và xử lý thông tin.
- Vận dụng ngoại ngữ, tin học để nâng cao hiệu quả công việc.
Học Công nghệ Kỹ thuật Ô tô ra trường làm gì? Ở đâu?
Từ những kiến thức, kỹ năng được đào tạo chính quy, sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô sau khi ra trường có thể đảm nhận các vị trí như:
– Kỹ thuật viên tại xưởng ô tô bao gồm các vị trí công việc:
- Kỹ thuật viên sửa chữa và bảo dưỡng ô tô theo yêu cầu.
- Kỹ thuật viên phòng sơn
- Kỹ thuật viên sửa chữa chung
- Kỹ thuật viên tổ nội thất ô tô
- Nhân viên kinh doanh ô tô
– Nhân viên kỹ thuật cơ khí ô tô, máy kéo, máy động lực với những hạng mục công việc:
- Phụ trách việc sửa chữa và bảo dưỡng các trang thiết bị chuyên dụng trong sân đỗ ô tô
- Xây dựng kế hoạch và trực tiếp lắp đặt, hiệu chỉnh trang thiết bị ô tô mới
- Hỗ trợ trong kinh doanh phụ tùng ô tô
- Các công việc theo yêu cầu của quản lý
Mức lương cho cử nhân ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Tốt nghiệp đại học, cao đẳng chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, các cử nhân có cơ hội việc làm rộng mở với mức lương hấp dẫn. Tiêu biểu nhất có thể điểm tên những hạng mục công việc sau đây:
- Nhân viên kỹ thuật cơ khí ô tô, máy kéo, máy động lực: Mức lương: 15 – 20 triệu đồng/tháng
- Kỹ thuật viên tại xưởng ô tô: Mức lương 10 – 20 triệu đồng/tháng
Cơ hội du học ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô
Công nghệ Kỹ thuật Ô tô – Một ngành luôn cần cập nhật những công nghệ, xu hướng mới, mang đến mong muốn du học cho không ít các bạn sinh viên. Thực tế hiện nay, sinh viên ngành học này có thể “rinh” những suất học bổng từ một phần đến toàn phần trong thời gian học tập hoặc khi đã tốt nghiệp.
Với ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô, các bạn nên cân nhắc lựa chọn du học tại một trong những quốc gia phát triển công nghiệp ô tô như: Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Sau khi hoàn thành chương trình du học, các bạn có cơ hội làm việc tại chính đất nước du học, trở về làm việc tại Việt Nam hay tìm đến với những quốc gia phát triển với mức lương hấp dẫn.
Ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô là gì, học gì, mang đến triển vọng việc làm ra sao? – Bài viết trên đây của chúng tôi chắc hẳn đã giúp bạn có cái nhìn sơ bộ. Chúc các bạn có niềm đam mê với ngành học về kỹ thuật này trúng tuyển vào ngôi trường mơ ước, học tập tốt và thành công với sự nghiệp của mình!