Bạn đang quan tâm đến ngành Công tác xã hội – 1 ngành mới và đang rất thiếu nhân lực trong giai đoạn hiện nay, nhưng bạn có thật sự hiểu về nó. Trước khi quyết định có nên theo học ngành này hay không, hãy tìm hiểu kỹ tất cả các thông tin cần thiết nhé. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ có quyết đinh đúng đắn của mình.
Công tác xã hội là gì ?
Chúng ta từng nghe nhiều về khái niệm “Công tác xã hội”, nhất là những năm gần đây khi ngành Công tác xã hội trở thành 1 ngành nghề có vị trí quan trọng và được chú ý nhiều trong xã hội cũng như nền kinh tế. Nhưng thực chất, Công tác xã hội là gì ?
Công tác xã hội là 1 ngành nghề với sứ mạng giúp đỡ, hỗ trợ, chăm sóc những người không may mắn, có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong cộng đồng, nhằm giúp họ hòa nhập và có cuộc sống tốt hơn. Những người này có thể là người khuyết tật, người nghèo, những người không có khả năng tự chăm sóc, tự vệ, những người mắc bệnh nan y, hoặc những nạn nhân của các biến cố chính trị, xã hội hoặc thiên tai … Hoạt động công tác xã hội vì vậy hiện diện ở khắp nơi trên thế giới, ở bất kỳ đâu có những người cần được giúp đỡ, ở đó có mặt của các tổ chức công tác xã hội. Chúng ta rất dễ bắt gặp các nhân viên CTXH tại các trung tâm hỗ trợ người khuyết tật, các vùng dân cư hẻo lánh, tại những đất nước nghèo như châu Phi, tại những nơi xảy ra chiến tranh, hay tại những vùng xảy ra động đất, sóng thần như Nhật Bản, Phillipin …
Những chuyên viên và các tổ chức Công tác xã hội xuất hiện ở bất kỳ nơi nào gặp khó khăn, họ như những thiên thần mang sứ mạng hàn gắn những rạn nứt của xã hội, hướng tới 1 thế giới công bằng, nhân ái và nhân văn hơn.
Học Công tác xã hội ra trường sẽ làm gì ?
Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Công tác xã hội có thể công tác trong các tổ chức Kinh tế – chính trị – xã hội, tổ chức đoàn thể quần chúng ở các cấp từ trung ương đến địa phương: Cán bộ ủy ban các cấp, cán bộ đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ, ban văn hóa đối ngoại, bảo hiểm xã hội, chính sách xã hội,…. trong các lĩnh vực: kinh tế, văn hoá – xã hội, giáo dục, pháp luật, tín ngưỡng tôn giáo, môi trường, an sinh xã hội, dân số, sức khoẻ, truyền thông,….
- Làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước:
Với vai trò là người hỗ trợ, tham mưu cho tổ chức, chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Nhân viên Công tác xã hội là người kết nối giữa công nhân với doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp với xã hội, cải thiện các mối quan hệ tiêu cực đang ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
- Thực hành Công tác xã hội trong trường học:
Nhân viên Công tác xã hội là người hỗ trợ nhà trường trong việc quản lý, xây dựng các chính sách, hạn chế những thói quen không tốt và phát huy những thế mạnh của nhà trường. Kết nối nhà trường với các tổ chức xã hội khác, trợ giúp cho giáo viên và học sinh vượt qua những khó khăn đang gặp phải trong quá trình dạy và học, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho cán bộ công nhân viên và học sinh.
- Làm Công tác xã hội tại các bệnh viện
: Các hoạt động của Công tác xã hội nhằm hỗ trợ cho các y bác sĩ trong việc phân loại bệnh nhân, tư vấn, giới thiệu dịch vụ chuyển tiếp, hỗ trợ chăm sóc cho người bệnh… góp phần giảm bớt khó khăn trong quá trình tiếp cận và sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của bênh viện, trung tâm khám chữa bệnh.
- Làm việc với cộng đồng ở thành thị và nông thôn:
Làm công tác xóa đói giảm nghèo, kết nối cộng đồng với các tổ chức xã hội trong và ngoài nước nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội tại cộng đồng như: Giảm đói nghèo; đẩy lùi tệ nạn xã hội; Ô nhiễm môi trường; Trẻ em mồ côi; số phận neo đơn; Sức khỏe sinh sản; Vệ sinh môi trường…, hướng tới một cộng đồng tự lực, phát triển bền vững.
- Làm việc trong các tổ chức phi chính phủ
, phi lợi nhuận, các trung tâm, dự án phát triển xã hội. Làm việc trực tiếp tại các cơ sở nghiên cứu và đào tạo có liên quan đến ngành Công tác xã hội.
Học ngành Công tác xã hội là học gì
Giáo trình đào tạo ngành Công tác xã hội là hệ thống kiến thức được đúc kết từ nghiên cứu chuyên sâu của đội ngũ giảng viên có thâm niên và kiến thức thực tế, kết hợp với sự cố vấn từ các chuyên gia và lãnh đạo đến từ các doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành. Chính vì vậy giáo trình có tính khái quát cao, vừa tập trung bám sát đặc thù công việc của từng ngành nghề, giúp cho sinh viên có sự tự tin và năng lực thực sự đủ sức đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của môi trường kinh tế, xã hội
Với tôn chỉ “Nói không với Thất nghiệp”, Nhà trường luôn hướng tới khả năng làm việc thực tế của sinh viên và lấy tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp làm thước đo của chất lượng đào tạo.
Nếu bạn chưa biết về chương trình đào tạo của ngành Công tác xã hội, hay xem thật kỹ chương trình đào tạo ngành Công tác xã hội của trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội tại đây: https://htt.edu.vn/hoc-nganh-cong-tac-xa-hoi-la-hoc-gi/
Đăng ký nhận tư vấn
[ninja_form id=13]
[ninja_form id=13]
Hiện nay có nhiều trường và cơ sở đào tạo ngành Công tác xã hội, tuy nhiên với nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và mức độ yêu cầu kiến thức thực tế của ngành, chúng ta nên chọn những trường có kinh nghiệm và khả năng đào tạo cao trong ngành. Chính vì vậy, sinh viên khi tìm trường đào tạo ngành Công tác xã hội, cần tham khảo và tìm hiểu kỹ các trường đào tạo ngành CTXH để ra quyết định phù hợp nhất với khả năng, hoàn cảnh và đáp ứng được cơ hội việc làm khi ra trường.
Sinh viên chuyên ngành Công tác xã hội của trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội được đào tạo theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo, bên cạnh đó được thực hành và tăng cường thời lượng và chất lượng thực hành bằng giáo trình chuyên sâu của Nhà trường, được xây dựng dựa trên sự phân tích nhu cầu thực tế các tổ chức xã hội và xu hướng phát triển trong tương lai của ngành CTXH.
Nếu bạn đã sẵn sàng, hãy đăng ký Học ngành Công tác xã hội tại Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội theo mẫu xét tuyển dưới đây:
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN CAO ĐẲNG CHÍNH QUY NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
[ninja_form id=1]
Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội
♦Trụ sở chính
Tân Lập – Đan Phượng – Hà Nội
Điện thoại | 024.3362.8666
Hotline | 0928.88.99.00 | 0945.88.99.00 | 0996.88.99.00
♦Cơ sở 2: Hồ Tùng Mậu
Địa chỉ: Phòng 102 nhà B số 200 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội (Đối diện ĐH Thương Mại)
Điện thoại | 024.3767.9555
Hotline |0964.505.509
Email: info@htt.edu.vn
✎ Website chính thức| https://htt.edu.vn/
✎ Fanpage chính thức| https://www.facebook.com/htt.edu.vn/
Các thông tin chi tiết hơn về ngành Công tác xã hội tại đây: