Bạn vẫn chưa biết phải học ngành gì sau khi tốt nghiệp cấp 3 hay bạn đang hướng đến ngành Đạo diễn sân khấu nhưng không biết mình có đủ điều kiện để có thể học ngành này không và cơ hội việc làm ra sao. Biết được điều đó, hôm nay Isinhvien sẽ trình bày chi tiết về ngành Đạo diễn sân khấu để bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành học này nhé!
Ngành Đạo diễn sân khấu là gì?
- Ngành đào tạo: ĐẠO DIỄN SÂN KHẤU
- Tên tiếng Anh: Theatre Directing
- Trình độ đào tạo: Đại học
- Thuộc khối ngành: Văn hóa nghệ thuật
- Thời gian đào tạo: 4 năm
Ngành Đạo diễn sân khấu là ngành học mà ở đó những người chịu trách nhiệm trong quá trình bắt đầu một kịch bản, họ sẽ là những người chịu trách nhiệm về dàn cảnh, âm thanh, ánh sáng, các phương tiện kỹ thuật. Tùy theo hợp đồng họ sẽ chịu trách nhiệm với những công việc cụ thể, có thể tham gia vào quá trình xây dựng phim hay không.
Tùy theo từng lĩnh vực khác nhau mà đạo diễn sân khấu sẽ đảm nhận những vị trí khác nhau như:
- Đạo diễn sân khấu gameshow
- Đạo diễn sân khấu ca nhạc
- Đạo diễn sân khấu kịch, phim
Ngành Đạo diễn sân khấu là gì?
Mục tiêu đào tạo của ngành Đạo diễn sân khấu
Được chia làm 2 loại: mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể.
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo ngành Đạo diễn sân khấu trình độ đại học nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Đạo diễn sân khấu, đáp ứng nhu cầu hoạt động sáng tác trong lĩnh vực sân khấu nói riêng và văn hóa nghệ thuật nói chung.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu đào tạo ngành Đạo diễn sân khấu là giúp sinh viên nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, hệ thống các kiến thức chung, kiến thức cơ sở và kiến thức ngành Đạo diễn sân khấu ở trình độ đại học; có kỹ năng về nghệ thuật đạo diễn, có khả năng độc lập sáng tạo, tư duy khoa học và dàn dựng tác phẩm sân khấu thuộc các loại hình nghệ thuật sân khấu truyền thống và hiện đại.
Bên cạnh đó, sinh viên còn có lập trường tư tưởng vững vàng, có đạo đức và nếp sống lành mạnh, say mê nghề nghiệp; nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.
Các khối thi xét tuyển ngành Đạo diễn sân khấu
Ngành Đạo diễn sân khấu sẽ thi khối S, hiện nay được chia thành 2 khối nhỏ sau:
- Khối S00 (Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2)
- Khối S01 (Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2)
Những tố chất khi học ngành Đạo diễn sân khấu
Để có thể học tốt bạn cần phải có sự đam mê với ngành Đạo diễn sân khấu. Ngoài ra, bạn cần phải có những tố chất sau:
- Có sự hiểu biết về tâm lý con người, hiểu được nhân vật;
- Có một kiến thức tổng quát về các lĩnh vực như văn hóa, xã hội, điện ảnh, ánh sáng, kỹ thuật… để làm bối cảnh phù hợp với kịch bản;
- Có sự sáng tạo, có những ý tưởng thiết kế sân khấu mới mẻ và biết cách biến những ý tưởng đó thành sự thật, hiện hữu trên sân khấu;
- Biết cách cân đối chi phí thiết kế cho sân khấu dựa trên kịch bản đã được xây dựng sẵn;
- Có kỹ năng quản lý và lập kế hoạch, giám sát, thiết kế sáng tạo cho mỗi chương trình;
- Có cảm xúc tốt, cảm nhận tốt để có thể sáng tạo cũng như lên những ý tưởng thực tế thông qua những bản thảo nhằm truyền tải thông điệp của chương trình một cách tốt nhất qua những hình ảnh, màu sắc trên sân khấu;
- Có một trí tưởng tượng phong phú và phải là một người có khả năng hiện thực hóa trí tưởng tượng qua hình ảnh trên sân khấu, những mô phòng dàn dựng để có thể làm nổi bật được nội dung mà đạo diễn muốn trình bày;
- Nhạy cảm, tâm lý;
Cơ sở đào tạo ngành Đạo diễn sân khấu
Sau đây, mời bạn cùng Isinhvien tìm hiểu về các cơ sở đào tạo ngành Đạo diễn sân khấu uy tín hiện nay:
Khu vực miền Bắc:
- Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội
Khu vực miền Nam:
- Đại học Sân khấu – Điện ảnh T.PHCM
Cơ hội việc làm của ngành Đạo diễn sân khấu
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Đạo diễn sân khấu có thể thực hiện các công việc sau:
- Trở thành một nhà đạo diễn sân khấu tự do, chuyên nhận các dự án bên ngoài theo hợp đồng đặt hàng.
- Tham gia và công tác giảng dạy các chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đạo diễn sân khấu, giảng dạy các diễn viên tại các trường đào tạo nghệ thuật trên cả nước, các trung tâm văn hóa thuộc nhà nước hoặc tư nhân.
- Thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực truyền thông, điện ảnh, truyền hình.
- Làm việc tại các đài truyền hình trung ương và địa phương.
- Đảm nhận việc đạo diễn sân khấu do các công ty truyền thông tổ chức, những công ty chuyên về lĩnh vực quảng cáo, tổ chức sự kiện.
Mức lương ngành Đạo diễn sân khấu
Dưới đây là mức thu nhập trung bình của ngành Đạo diễn sân khấu mà Isinhvien đã tổng hợp được:
- Làm việc tại các công ty truyền thông chuyên tổ chức sự kiện, mức lương của đạo diễn sân khấu thường từ khoảng 8 – 10 triệu đồng. Công việc là lên kịch bản, ý tưởng và sắp xếp nhân sự, ánh sáng, phông đèn.
- Đạo diễn sân khấu làm việc tại các đơn vị truyền hình trung ương đến địa phương, tại các sự kiện truyền hình lớn mức lương lên đến 15 – 20 triệu đồng mỗi tháng.
- Đạo diễn sân khấu làm việc tự do mức lương có thể lên đến 50 triệu mỗi tháng tùy theo dự án và số lượng dự án mà đạo diễn nhận về.
Chương trình đào tạo ngành Đạo diễn sân khấu
Chương trình đào tạo sẽ gốm 2 phần: các môn học đại cương và các môn học chuyên ngành.
Các môn học đại cương
- Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Tin học đại cương
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
- Lịch sử văn học Việt Nam
- Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Lịch sử văn học thế giới
- Đường lối văn hóa – văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Giáo dục thể chất
- Cơ sở văn hóa Việt Nam
- Giáo dục quốc phòng – an ninh
- Ngoại ngữ
Các môn học chuyên ngành
- Sân khấu học đại cương
- Phân tích tác phẩm văn học kịch
- Lịch sử sân khấu Việt Nam
- Mỹ thuật sân khấu
- Lịch sử sân khấu thế giới
- Tiếng nói sân khấu
- Lý luận kịch
- Hình thể
- Phương pháp sân khấu truyền thống Việt Nam
- Hoá trang sân khấu
- Phân tích tác phẩm âm nhạc
- Ánh sáng sân khấu
- Kiến thức ngành
- Đạo diễn 1
- Diễn viên 1
- Đạo diễn 2
- Diễn viên 2
- Đạo diễn 3
- Diễn viên 3
- Thực tập nghề nghiệp
Trên đây, là những thông tin về ngành Đạo diễn sân khấu, học những môn nào, cơ hội việc làm sau khi ra trường,… Mong rằng, với những thông tin trên có thể đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về ngành học này. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu các ngành học khác tại Danh sách các ngành nghề hệ Đại Học được đào tạo ở Việt Nam hiện nay. Isinhvien cảm ơn bạn đã đọc và chúc bạn tìm được ngành học phù hợp với mình nhé!