Những năm gần đây, nhiều bạn trẻ đã chọn ngành Kinh tế quốc tế làm “bến đỗ” khi nắm bắt được xu hướng phát triển ngành nghề thời hội nhập. Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho lựa chọn này, thí sinh nên tìm hiểu thông tin ngành Kinh tế quốc tế xét tuyển những tổ hợp môn gì? và xây dựng kế hoạch học tập hợp lý từ bây giờ.
Ngành Kinh tế quốc tế xét tuyển những tổ hợp môn gì?
Thí sinh có thể tham khảo thông tin về tổ hợp môn xét tuyển ngành Kinh tế quốc tế của một số trường có đào tạo dưới đây:
1. Trường Đại học Kinh tế quốc dân: xét tuyển ngành Kinh tế quốc tế với 4 tổ hợp môn, gồm: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) và D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh) theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
2. Trường Đại học Ngoại Thương (cơ sở phía Bắc): xét tuyển ngành Kinh tế quốc tế với các tổ hợp môn: A00 (Toán, Lý, Hóa), A01(Toán, Lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh), D03 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp), D04(Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung), D06(Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật), D07(Toán, Hóa học, Tiếng Anh) và D02(Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga).
3. Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF): xét tuyển ngành Kinh tế quốc tế với các tổ hợp môn A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), D01 (Văn, Toán, Tiếng Anh), C00 (Văn, Sử, Địa)) dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT. Bên cạnh đó, trường còn mở rộng cơ hội vào đại học cho thí sinh bằng phương thức xét tuyển học bạ THPT. Nếu thí sinh chọn phương thức xét tuyển học bạ THPT thì cần đảm bảo điều kiện tốt nghiệp THPT và tổng điểm trung bình lớp 12 của ba môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt từ từ 18 điểm trở lên.
4. Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội: xét tuyển ngành Kinh tế quốc tế với các tổ hợp môn: A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh), D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh) và D10 (Toán, Địa lí, Tiếng Anh).
Tại UEF, môi trường quốc tế năng động giúp sinh viên theo học ngành Kinh tế quốc tế có cơ hội phát triển bản thân
Tại UEF, môi trường quốc tế năng động giúp sinh viên theo học ngành Kinh tế quốc tế có cơ hội phát triển bản thân
Điểm trúng tuyển của ngành Kinh tế quốc tế là bao nhiêu?
Điểm trúng tuyển của ngành Kinh tế quốc tế là bao nhiêu?
Bên cạnh việc tìm hiểu thông tin về các tổ hợp môn để đăng ký xét tuyển vào ngành Kinh tế quốc tế, thí sinh cũng cần nắm bắt các thông tin về điểm trúng tuyển của ngành học này tại các trường đào tạo uy tín để có sự lựa chọn phù hợp với bản thân.
– Trường Đại học Kinh tế quốc dân: Trong 4 năm trở lại đây (từ năm 2018 – 2021) điểm trúng tuyển ngành Kinh tế quốc tế tại đây có xu hướng tăng dần từ 24,35 (2018) đến 28,05 (2021) với tất cả các tổ hợp môn.
– Trường Đại học Ngoại thương (cơ sở phía Bắc): Trong năm 2021, điểm trúng tuyển ngành Kinh tế quốc tế tại trường Đại học Ngoại thương ở các tổ hợp như sau: A00 – 28,5 điểm; A01, D01, D03, D04, D06, D07 – 28 điểm và D02 – 26,5 điểm.
– Trường Đại học Kinh tế – ĐHQG.HN: ngành Kinh tế quốc tế có điểm trúng tuyển là 36,53 đối với tất cả các tổ hợp môn xét tuyển. Theo đó, điểm số được tính theo thang điểm 40. Điểm môn Tiếng Anh nhân hệ số 2; điểm ưu tiên đối tượng và khu vực chia 3 nhân 4.
– Trường Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF): từ 18 điểm trở lên đối với các tổ hợp môn xét tuyển nếu xét tuyển học bạ, điểm thi tốt nghiệp THPT năm vừa qua là từ 19 trở lên theo ngành.
Tại UEF, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức chuyên ngành về kinh tế, quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay liên quan đến vấn đề chống bán phá giá, tranh chấp trong thương mại quốc tế, những vấn đề về hội nhập kinh tế, đầu tư quốc tế tại Việt Nam,… Bên cạnh đó còn được trang bị các kỹ năng giao tiếp và đàm phán quốc tế, các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế, bảo hiểm ngoại thương, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài,…
Người học được rèn luyện khả năng sử dụng ngoại ngữ trong môi trường quốc tế ngay từ khi vừa là sinh viên năm nhất. Với chương trình đào tạo song ngữ có 50% thời lượng bằng tiếng Anh, các bạn được trang bị “chìa khóa” để hội nhập toàn cầu.
Với sự gắn kết Nhà trường – sinh viên – doanh nghiệp, UEF mang đến cho người học cơ hội được tiếp cận cùng thực tế thông qua các hoạt động học thuật, chuyên đề, hội thảo, talkshow,… có sự tham gia chia sẻ của các chuyên gia trong lĩnh vực. Thông qua đó, sinh viên có thêm góc nhìn về thực tiễn ngành nghề trong xã hội hiện tại để nắm bắt kịp xu hướng phát triển ở tương lai.
Ngoài ra, mạng lưới các câu lạc bộ dày đặc, nhiều hoạt động hỗ trợ sinh viên, các cuộc thi nghiên cứu,… giúp các bạn hình thành và trau dồi những kỹ năng cứng hoặc mềm cần thiết phục vụ cho công việc sau này như thuyết trình, thuyết phục, đàm phán, giao tiếp, tư duy nhạy bén, khả năng sáng tạo linh hoạt, làm việc nhóm, sắp xếp thời gian,…. Đây đều là những công cụ hỗ trợ thiết yếu để tiến sâu trong nghề nghiệp.
Các trường đại học luôn mở rộng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh bằng nhiều phương án từ hình thức xét tuyển đến tổ hợp môn. Bài viết này đã giúp các bạn có thêm thông tin về ngành Kinh tế quốc tế xét tuyển những tổ hợp môn gì?. Đối chiếu những dữ kiện trong bài viết và năng lực học tập của bản thân, mỗi cá nhân sẽ có sự lựa chọn phù hợp.
Quy Nguyễn