Bạn cảm thấy hứng thú và có nguyện vọng học ngành luật. Nhưng bạn vẫn chưa hiểu rõ ngành luật là gì? Ngành luật ra trường làm gì? Bạn băn khoăn không biết liệu cơ hội việc làm ngành này có nhiều không? Lương có cao không? Hãy cùng Mua Bán đi tìm hiểu câu trả lời, giải đáp thắc mắc ngay sau đây!
Ngành luật là gì?
Ngành luật được hiểu như là ngành mà nó đào tạo kiến thức về hệ thống pháp luật, sẽ bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực nhất định trong đời sống xã hội.
Trong hệ thống luật pháp ở Việt Nam thì ngành luật gồm 12 ngành cơ bản: Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Tố tụng Hình sự, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Dân sự, Luật Dân sự, Luật Kinh tế, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Tài chính, Luật Lao động, Luật quốc tế, luật ngân hàng.
Theo học ngành luật được học những gì?
Theo học Ngành luật sinh viên sẽ được học những kiến thức tổng quát về luật ở hầu hết các lĩnh vực. Sau khi chọn chuyên ngành, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu các kiến thức về pháp luật, chính trị và thực tiễn pháp lý. Bên cạnh đó còn được học các kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội có liên quan đến ngành luật.
Các môn học cơ bản khi học ngành luật có thể kể đến như là Pháp luật đại cương, Nghề luật và phương pháp học luật, Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Xã hội học pháp luật, Tư tưởng hồ chí minh,..
Tùy vào mỗi ngành luật sẽ có các môn học chuyên sâu giúp sinh viên nâng cao kiến thức nghề nghiệp, đào tạo sâu, nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng tư duy, có thể kể đến như là môn tâm lý học, luật dân sự, luật hành chính, luật lao động, luật tố tụng hình sự, luật thương mại quốc tế, luật hiến pháp,..
Bên cạnh đó, sinh viên ngành Luật còn được trau dồi các kỹ năng mềm như kỹ năng đàm phán, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng lập luận tranh luận,.. Cùng với đó một số kỹ năng hỗ trợ nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội tốt hơn như kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật, kỹ năng soạn thảo hợp đồng, văn bản, kỹ năng phân tích rủi ro pháp lý,..
Ngoài ra, ở những năm cuối trong quá trình đào tạo, sinh viên sẽ được tạo điều kiện thực tập/kiến tập ở các bộ phận tư vấn pháp lý, văn phòng luật tại các doanh nghiệp hoặc cơ quan để có được những trải nghiệm thực tế, học đi đôi với hành. Từ đó, giúp bạn có được những kinh nghiệm đầu đời, giúp bạn tự tin và dễ hòa nhập hơn khi tiếp xúc với môi trường làm việc sau khi ra trường mà không bị bỡ ngỡ.
Một số chuyên ngành phổ biến của ngành luật là gì?
Ngành Luật Thương mại
Ngành Luật Thương mại tại Việt Nam là một khái niệm khá mới, được hình thành do tác động của điều kiện kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế. Trong khoa học pháp lý, Luật Thương mại được định nghĩa như sau:
“Luật thương mại là một ngành luật tư điển hình trong hệ thống pháp luật quốc gia, điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa các thương nhân với các chủ thể khác hoặc giữa các chủ thể khác với nhau có liên quan đến hoạt động thương mại, hoặc các hành vi thương mại”
Ở một số trường đào tạo luật thì luật thương mại được xem là một chuyên ngành của ngành Luật Kinh tế. Bạn sẽ được trang bị những kiến thức pháp luật liên quan đến kinh tế – tài chính, ngân hàng, đất đai, môi trường và thuế. Các môn học bạn sẽ được học bao gồm Luật doanh nghiệp, Luật thương mại quốc tế, Luật đầu tư, Luật cạnh tranh, Luật phá sản…
>>>Xem thêm: Học luật kinh tế ra làm gì? Mức lương trung bình sau tốt nghiệp
Ngành Luật Dân sự
Ngành luật dân sự là gì? Luật dân sự trong hệ thống pháp luật Việt Nam là được xem là một ngành độc lập. Luật dân sự giải quyết những cuộc tranh chấp giữa các cá nhân và các tổ chức mà trong đó bên chịu thiệt hại có thể nhận được bồi thường.
Ngành luật Dân sự là một ngành mang tính phổ biến. Các vấn đề về pháp lý, từ luật gia đình, luật kinh doanh, luật thể thao đến những khiếu nại do sơ suất đều do luật dân sự giải quyết.
Sinh viên chuyên ngành luật Dân sự sẽ được trang bị các kiến thức về chuyên sâu như Hợp đồng Dân sự, Hợp đồng lao động, Thừa kế, Thủ tục tố tụng dân sự, Luật hôn nhân gia đình, Các vấn đề về sở hữu công nghiệp,…
Các môn học chuyên ngành có thể kể đến như là Luật Dân sự, Luật ngân sách nhà nước, Luật hôn nhân và gia đình, Giao dịch dân sự về nhà ở,… Bên cạnh đó, bạn còn được trao dồi các kỹ năng, nghiệp vụ hỗ trợ nghề nghiệp.
Ngành Luật Hành chính
Ngành luật hành chính là gì? Ngành luật hành chính là một ngành luật nằm trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nếu bạn có nguyện vọng làm việc trong môi trường hành chính Nhà nước có thể đăng ký nguyện vọng ở ngành này.
Sinh viên chuyên ngành Luật hành chính sẽ được đào tạo các kiến thức cơ bản về cơ cấu tổ chức, hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước Việt Nam từ trung ương đến địa phương, tìm hiểu về cách thức hoạt động quản lý hành chính Nhà nước như: Quản lý nguồn nhân lực, quản lý đất đai, bồi thường, hỗ trợ tái định cư,..
Bên cạnh đó bạn sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lý luận Nhà nước pháp luật cùng các môn học tiêu biểu như Pháp luật về khiếu nại, tố cáo; Pháp luật hành chính và kinh tế thị trường, Pháp luật hành chính với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân,..
Ngành Luật quốc tế
Ngành luật quốc tế là ngành học đào tạo cho sinh viên những kiến thức xoay quanh việc tìm hiểu và áp dụng luật pháp trong bối cảnh toàn cầu. Ngành luật quốc tế đào tạo 3 khối kiến thức cơ bản là: Khối kiến thức về lĩnh vực Công pháp quốc tế; Khối kiến thức về Tư pháp quốc tế cuối cùng là Khối kiến thức về luật so sánh và luật Thương mại quốc tế.
Ngành Luật quốc tế còn cung cấp các kiến thức liên quan đến chức năng đối ngoại của nhà nước trong mối quan hệ quốc tế, kiến thức về kỹ năng lựa chọn và vận dụng pháp luật của các quốc gia, kỹ năng đàm phán hợp đồng ngoại thương, giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài,…
Ngành Luật hình sự
Ngành luật hình sự đào tạo cho sinh viên kiến thức thực tiễn về tư pháp hình sự, bao gồm các vấn đề trong khoa học luật hình sự (về tội phạm, hình phạt, trách nhiệm hình sự, các biện pháp tư pháp, các quyết định về hình phạt,…);
Học các môn khoa học về luật tố tụng hình sự như các nguyên tắc tố tụng hình sự, chứng cứ, các cơ quan tiến hành tố tụng,… và các môn về luật thi hành án hình sự,…
Ngành Quản trị – luật
Ngành quản trị – luật có sự khác biệt nhất định so với các ngành luật khác. Bởi ở các ngành luật học thông thường sẽ đào tạo theo các chuyên ngành luật thương mại, luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính, luật quốc tế,.. Còn ngành quản trị – luật thì sẽ đào tạo những kiến thức liên quan đến vấn đề quản trị và luật.
Học ngành này bạn sẽ được nhận cả hai tấm bằng là cử nhân quản trị và cử nhân luật thay vì 1 tấm bằng như những ngành luật khác.
Ở ngành này bạn sẽ được trang bị các kiến thức về quản trị một doanh nghiệp và cả các kiến thức về luật. Các kiến thức này làm nền tảng cho nghề nghiệp của bạn. Bạn có thể lựa chọn làm nhà quản trị hoặc nhà tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, bạn còn được đào tạo nâng cao khả năng hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp và các vấn đề pháp lý liên quan qua các môn học như Luật Lao động, Pháp luật về chủ thể kinh doanh, Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,..
Học ngành luật thi khối nào?
Một số khối xét tuyển ngành luật phổ biến trong những năm gần đây như:
-
Khối A00 gồm tổ hợp môn: Toán, Lý, Hoá
-
Khối A01 gồm tổ hợp môn: Toán, Lý, Anh.
-
Khối C00 gồm tổ hợp môn: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
-
Khối D00 gồm tổ hợp môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh
-
Khối D01 gồm tổ hợp môn: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh.
-
Khối D03 gồm tổ hợp môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
Tuy nhiên,, tùy vào từng trường sẽ có những tổ hợp môn xét tuyển ở từng chuyên ngành riêng. Nếu bạn cảm thấy hứng thú với một ngành luật nào đó hãy lựa chọn trường có chương trình đào tạo về ngành bạn muốn học và xem tổ hợp môn xét tuyển sẽ chính xác hơn.
Ngành luật học trường nào tốt nhất hiện nay?
Khu vực miền Bắc
-
Đại học Luật Hà Nội
- Đại học Kiểm sát Hà Nội
- Đại học Ngoại Thương
- Đại học Văn hóa Hà Nội
- Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học thủ đô Hà Nội
- Đại học Công Đoàn
- Học viện Tòa án
- Học viện Biên phòng
- Học viện Thanh thiếu niên
>>>Xem thêm: Ngành luật học trường nào chất lượng và uy tín nhất?
Khu vực miền Nam
-
Đại Học Luật TPHCM.
- Đại học Kinh Tế Luật
- Đại Học Kinh Tế TPHCM.
- Đại Học Tôn Đức Thắng.
- Đại Học Công Nghiệp TPHCM.
- Đại Học Sài Gòn.
- Đại Học Mở TPHCM.
- Đại Học Kinh Tế – Tài Chính TPHCM.
- Đại học Ngân hàng
- Đại học Văn Lang
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
Học luật ra làm gì?
Học ngành luật ra trường không chỉ làm luật sư hoặc làm việc tại các cơ quan nhà nước. Làm việc trong ngành luật sẽ có nhiều vị trí cũng như cơ hội việc làm để bạn lựa chọn. Sau đây là một số gợi ý về vị trí công việc mà bạn có thể tham khảo:
Công chứng viên
Công chứng viên thực hiện các công việc tư vấn và thẩm định công chứng cho khách hàng. Làm việc trong các cơ quan công chứng của nhà nước. Bên cạnh đó, công chức viên còn tiếp nhận, giải quyết và thực hiện các hồ sơ mà khách hàng yêu cầu bao gồm công chứng hợp đồng, công chứng bản dịch, công chứng và sao y bản chính, chứng thực chữ ký.
Chuyên viên pháp lý
Chuyên viên pháp lý hay còn gọi là chuyên viên pháp chế, họ là những người thực hiện các công việc liên quan đến việc điều hành pháp lý – đại diện cho công ty về các vấn đề liên quan đến pháp luật. Một số công việc mà chuyên viên pháp lý phải thực hiện là:
-
Soạn thảo, sửa đổi hợp đồng và các văn bản do công ty ban hành
-
Luật sư tư vấn và thủ tục – Chịu trách nhiệm về vấn đề pháp lý của công ty
-
Quản lý, kiếm tra các vấn đề pháp lý với các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp
-
Xây dựng chính sách quản lý nội bộ phù hợp với pháp luật
-
Giải quyết kiện tụng, khiếu nại
-
Nghiên cứu các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động công ty
Kiểm sát viên
kiểm sát viên là nhân viên công chức, làm việc trong Viện kiểm sát nhân dân. Nhận nhiệm vụ từ cơ quan tư pháp là buộc tội những bị cáo vi phạm pháp luật trong các vụ án hình sự xét xử trong các phiên tòa.
Bên cạnh nhiệm vụ được giao, Kiểm sát viên sẽ có quyền hạn như ra các lệnh bắt giữ, truy tố tội phạm và tham gia điều tra. Kiểm sát viên nhận nhiệm vụ trực tiếp do viện trưởng phân công. Các nhiệm vụ được tiến hành đều phải đi theo hướng chỉ đạo của Viện trưởng viện kiểm sát. Một số nhiệm vụ mà kiểm sát viên phải làm như:
-
Thực hiện kiểm sát khởi tố và kiểm sát tất cả các hoạt động điều tra, lập hồ sơ vụ án của cơ quan điều tra.
-
Triệu tập người làm chứng, bị can và người bị hại những người liên quan đến vụ án để hỏi cung
-
Thực hiện các lệnh tạm giam, tạm giữ và bắt người.
-
Kiểm sát quá trình xét xử.
-
Kiểm sát quá trình thi hành án và ra quyết định cuối cùng của Viện kiểm sát
Luật sư
Những ai học ngành luật, công việc đầu tiên nghĩ đến chính là làm luật sư. Một số công việc mà luật sư phải làm đó là:
-
Soạn thảo các văn bản hồ sơ pháp lý
-
Thực hiện tư vấn, giải quyết tranh chấp các vụ kiện tụng và các vấn đề phát sinh
-
Thu thập chứng cứ, dữ liệu trong quá trình thực thi nhiệm vụ cho các vụ kiện tụng
-
Đại diện cho thân chủ tại các phiên tòa
-
Làm việc trực tiếp với cơ quan pháp luật đại diện cho thân chủ của họ trong trường hợp cần thiết.
-
Liên tục cập nhật các điều luật sửa đổi, bổ sung kiến thức về pháp luật.
Thư ký tòa án
Thư ký Toà án là nhân viên công chức làm việc tại Tòa án. Đối với những vụ tố tụng thư ký toàn án thực hiện nhiệm vụ ghi chép, tống đạt văn bản tố tụng, nhận, giữ, sắp xếp, chuyển hồ sơ tố tụng. Kiểm tra danh sách những người được triệu tập đến tòa. Hướng dẫn, phổ biến nội quy phiên tòa. Ghi biên bản phiên tòa.
Bên cạnh đó, Thư ký Tòa án còn là người hỗ trợ thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án và chịu sự giám sát, hướng dẫn từ Thẩm phán. Đảm bảo cho Thẩm phán Toà án thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật.
Giảng viên ngành luật
Giảng viên ngành luật dành cho những bạn đam mê công việc giảng dạy và có bằng Thạc sĩ ngành Luật. Giảng viên sẽ thực hiện giảng dạy các bộ môn về luật được phân công theo chuyên môn như Luật Dân sự, Luật Kinh tế, Luật Hôn nhân và Gia đình,..
Pháp chế doanh nghiệp
Nhằm tránh các rủi ro trong kinh doanh, các doanh nghiệp/ tập đoàn lập một phòng pháp chế nhằm kiểm soát, hạn chế các rủi ro về vấn đề pháp lý trong kinh doanh. Bộ phận pháp chế doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ tư vấn, kiểm soát các hoạt động sao cho nó hợp pháp và nằm trong khuôn khổ pháp luật.
Thẩm phán
Thẩm phán là công việc cao quý mà bất kỳ sinh viên ngành luật nào cũng ao ước. Họ được xem là người thực thi pháp luật và có sứ mệnh cao cả là duy trì công lý.
Thẩm phán là nhân viên công chức làm việc tại Tòa án, là người thực hiện công việc xét xử chính trong một phiên tòa. Đây là một vị trí được xem là quyền lực, tuy nhiên đi kèm với đó bạn sẽ phải chịu trách nhiệm rất lớn, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao về pháp luật.
Mức lương ngành luật là bao nhiêu?
Tùy vào từng vị trí và năng lực và kinh nghiệm làm việc mà mỗi nghề trong ngành luật sẽ có mức lương khác nhau. Sau đây là một số mức lương trung bình (chỉ mang tính chất tham khảo):
-
Luật sư: 15.000.000 – 40.000.000 đồng/tháng
-
Công chứng viên: 8.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng.
-
Kiểm sát viên/công tố viên: 8.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng + 25% phụ cấp /tháng.
-
Giảng viên ngành luật: 7.000.000 – 10.000.000 đồng/tháng.
-
Nhân viên/chuyên viên pháp chế trong các doanh nghiệp: 5.000.000 – 30.000.000 đồng/tháng
-
Nhân viên tại các văn phòng Luật, công ty Luật: khoảng 5.000.000 – 7.000.000 đồng/tháng.
Bài viết trên vừa giúp bạn giải đáp thắc mắc ngành luật là gì, ngành luật ra trường làm gì? Lương có cao không. Hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối và giúp bạn tìm được ngành nghề phù hợp cho riêng mình. Đừng quên ghé qua trang Mua Bán mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất nhé!
___Tú Sương___
>>>Có thể bạn quan tâm: