Học ngành Luật ra trường làm gì ? hay Ngành Luật học là gì ? là vấn đề nhiều thí sinh quan tâm và tìm hiểu. Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề trên, hãy tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài chia sẻ dưới đây.
1. Luật học là gì ? Tìm hiểu về ngành Luật
Theo chia sẻ của Bộ phận tư vấn tuyển sinh : Ngành Luật học là gì ? là vấn đề nhiều thí sinh thắc mắc khi chọn ngành học này. Hiểu một cách nôm na, ngành Luật là nghiên cứu về pháp luật.
Thực tế, Luật học là một thuật ngữ để chỉ chung các ngành khoa học nghiên cứu về pháp luật. Thuật ngữ này có nghĩa tương đương với khoa học pháp lý. Tuy nhiên, Luật học được hiểu rộng hơn so với khoa học pháp lý, bao gồm cả những hoạt động học tập trong nhà trường hay các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về pháp luật.
Về khái niệm ngành Luật, hiểu một cách đơn giản đây là đơn vị cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật, bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực đời sống xã hội nhất định. Trong đó có các lĩnh vực chính như: thẩm phán, luật sư, kiểm sát viên, chấp hành viên, công chứng viên, điều tra viên hoặc chuyên viên pháp lý.
Với trình độ đào tại Đại học, ngành Luật được phân chia thành các chuyên ngành như Luật dân sự, Luật hành chính, Luật đất đai, Luật kinh tế…
>>> Xem thêm: Khối A gồm những môn nào? Tổ hợp môn xét tuyển khối A
2. Tìm hiểu cơ hội việc làm ngành Luật hiện nay
Theo nhận định của những chuyên gia phân tích nhu cầu nhân lực, ngành Luật đang là ngành học có nhu cầu lớn hiện nay.
Một số kết quả thống kê cho thấy, sự thiếu hụt nhân lực ngành Luật tại các công ty và các doanh nghiệp khi nhu cầu tuyển dụng ngày càng tăng nhằm cảnh báo, phát hiện sớm các rủi ro để giúp các công ty và doanh nghiệp giảm bớt thiệt hại, đồng thời có những hiến kế thích hợp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, có những lĩnh vực mới và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng, đón đầu các dòng đầu tư vốn nước ngoài, không cần phải tham gia tranh trụng tại tòa, hiện nay thiếu nhiều về nhân lực có trình độ và có ngoại ngữ bao gồm luật sở hữu trí tuệ, luật kinh doanh thương mại kinh tế, luật đầu tư, luật thương mại quốc tế,… đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành Luật.
Bên cạnh đó, ngành Luật cũng đem đến cho sinh viên tốt nghiệp nhiều cơ hội để khẳng định bản thân cũng như phát triển khả năng độc lập. Đây cũng là lý do ngành nghề này thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ hiện nay.
3. Giải đáp thắc mắc: Học ngành Luật ra làm gì?
Như thông tin đã chia sẻ, ngành Luật được phân chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau. Với mỗi chuyên ngành chuyên sâu, sinh viên tốt nghiệp có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm khác nhau. Cụ thể như sau:
- Ngành Luật thương mại
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo ngành Luật thương mại, sinh viên có thể làm cán bô tư vấn pháp luật, cản bộ kinh doanh tại các cơ quan kinh tế, doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…Bạn cũng có thể làm việc tại Cục hải quan, Sử thương mại hay chuyên viên ở cơ quan cấp huyện như Ủy ban nhân dân, Phòng thuế, Phòng Kinh tế…làm công tác Tòa án kinh tế, Viện kiểm sát…
- Ngành Luật dân sự
Tốt nghiệp chuyên ngành này, bạn có thể làm việc tại các công ty tư vấn pháp luật, Tòa ân sự, Viện kiểm sát nhân dân… hay làm việc tại các Phòng, Sở tư pháp, cơ quan Công an hay những Trung tâm tư vấn hôn nhân và gia đình, đơn vị kinh doanh bất động sản, bộ phận pháp luật ở ngân hàng.
- Ngành Luật hành chính
Sinh viên ngành Luật hành chính có thể làm chuyên viên ở các Ủy ban nhân dân phường, xã, Ủy ban nhân dân quận, huyện hay cấp tỉnh và một số cơ quan khác như hải quan, cơ quan thuế, cửa khẩu, sân bat… hay các Tòa hành chính, Viện kiểm sát nhân dân, làm luật sư chuyên về lĩnh vực hành chính…
- Ngành Luật quốc tế
Tốt nghiệp ngành Luật quốc tế, sinh viên có thể làm việc tại cơ quan nhà nước như Bộ, Sở tư pháp, Cơ quan ngoại giao, các sứ quán Việt Nam tại nước ngoài hay những công ty nước ngoài tại Việt Nam, cơ quan quốc tế, công ty tư vấn pháp luật…
- Ngành Luật hình sự
Sau tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, Sở Tư pháp, cơ quan công an hay làm luật sư, chuyên viên tư vấn trong lĩnh vực hình sự và một số cơ quan khác như trung tâm hỗ trợ pháp lý hay chi cục phòng chống tệ nạn.
- Ngành Luật kinh doanh
Với chuyên ngành học này, sinh viên có thể làm việc tại các doanh nghiệp tòa án quốc tế thuộc hệ thống Tòa án nhân ân, Trung tâm trọng tài thương mại hay các đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý.. Sinh viên cũng sẽ có cơ hội du học và trở thành luật gia tại chính nước du học, hay làm cố vấn pháp lý tại các công ty đa quốc gia, doanh nghiệp nước ngoài hay các công ty liên doanh.
Trên đây là thông tin về ngành Luật và cơ hội việc làm của ngành. Hi vọng bài viết đã đem đến chia sẻ hữu ích cho những thí sinh muốn tìm hiểu về ngành học này.
Rate this post