Ngành Luật thương mại quốc tế và những điều bạn cần biết

Luật thương mại quốc tế là các quy tắc pháp lý, công ước, điều ước quốc tế, pháp luật trong nước và hải quan thương mại hoặc tập quán, chi phối các giao dịch thương mại hoặc kinh doanh quốc tế.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về ngành Luật thương mại quốc tế nhé.

Giới thiệu chung về ngành

Ngành Luật thương mại quốc tế là ngành gì?

Luật thương mại quốc tế (International Commercial Law hay International Trade Law) là ngành học nghiên cứu các quy tắc, luật áp dụng cho các nhà điều hành và hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế.

nganh luat thuong mai quoc te

nganh luat thuong mai quoc te

Luật thương mại quốc tế là công cụ tạo điều kiện cho các chủ thể kinh tế thiết lập các mối quan hệ thương mại quốc tế theo quy định của pháp luật. Nói chung luật này cũng khá phức tạp vì liên quan tới các ngành luật khác như luật thương mại, luật kinh doanh, luật công ty, luật thanh toán quốc tế) và luật của các quốc qua, công ước quốc tế…

Chương trình học ngành Luật thương mại quốc tế trang bị cho người học những kiến thức chuyên ngành về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, pháp luật và chủ thể kinh doanh và phá sản, luật lao động, kỹ năng nghiên cứu và lập luận, Quản trị học, Xây dựng văn bản pháp luật, Luật đất đai, Luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật thương mại hàng hóa và dịch vụ, luật quốc tế về quyền con người, pháp luật về biên giới và lãnh thổ, luật tố tụng dân sự,

Các trường đào tạo và điểm chuẩn ngành Luật thương mại quốc tế

Lưu ý: Các trường tuyển sinh ngành luật thương mại quốc tế theo dạng chuyên ngành đào tạo của một ngành liên quan mình sẽ chú thích (ngành học) phía sau tên trường nhé.

Các trường tuyển sinh ngành Luật thương mại quốc tế năm 2022 và điểm chuẩn mới nhất như sau:

Điểm chuẩn ngành Luật thương mại quốc tế năm 2021 của các trường đại học trên thấp nhất là 26.2 và cao nhất là 28.5 (thang điểm 30).

Các khối thi ngành Luật thương mại quốc tế

Các khối xét tuyển ngành Luật thương mại quốc tế năm 2022 bao gồm:

  • Khối A01 (Toán, Vật lí, Tiếng Anh)
  • Khối D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh)
  • Khối A00 (Toán, Lý, Hóa)
  • Khối D78 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
  • Khối D82 (Văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)
  • Khối C00 (Văn, Sử, Địa)
  • Khối D03 (Văn, Toán, T.Pháp)
  • Khối D07 (Toán, Hóa, Anh)
  • Khối D06 (Văn, Toán, Tiếng Nhật)
  • Khối D66 (Văn, GDCD, Anh)
  • Khối D69 (Văn, GDCD, T.Nhật)
  • Khối D70 (Văn, GDCD, T.Pháp)
  • Khối D84 (Toán, GDCD, Tiếng Anh)
  • Khối D87 (Toán, GDCD, Tiếng Pháp)
  • Khối D88 (Toán, GDCD, Tiếng Nhật)

Chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế

Tham khảo chương trình đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế trong 4 năm (8 học kỳ) của trường Đại học Luật TP HCM.

Chi tiết chương trình như sau:

HỌC KỲ 1

Luật Hiến pháp

Lý luận về Nhà nước và pháp luật

Giáo dục thể chất HP1 – Bơi lội

Triết học Mác Lênin

Logic học

Tâm lý học đại cương

HỌC KỲ 2

Công pháp quốc tế

Giáo dục thể chất HP 2, 3 – Bơi lội

Tư tưởng Hồ Chí Minh

Kinh tế chính trị Mác – Lênin

Những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế

Luật Hành chính

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin HP2

Giáo dục quốc phòng – an ninh

Tin học đại cương

HỌC KỲ 3

Chủ nghĩa Xã hội khoa học

Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Luật Lao động

Pháp luật về chủ thể kinh doanh và phá sản

Kỹ năng nghiên cứu và lập luận

Quản trị học

Lý thuyết Tài chính và tiền tệ

Xây dựng văn bản pháp luật

HỌC KỲ 4

Luật Đất đai

Luật Sở hữu trí tuệ

Pháp luật thương mại hàng hoá và dịch vụ

Luật quốc tế về quyền con người

Luật WTO

Pháp luật về biên giới và lãnh thổ

Luật Tố tụng dân sự

HỌC KỲ 5

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

Luật học so sánh

Luật cạnh tranh

Tư pháp quốc tế

Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO

Luật WTO về các hàng rào phi thuế quan

Luật WTO về thương mại dịch vụ

Toàn cầu hóa, khu vực hóa và pháp luật quốc tế

HỌC KỲ 6

Luật Môi trường

Luật Thuế

Luật Kinh doanh quốc tế

Pháp luật thương mại ASEAN

Pháp luật thương mại của Hoa Kỳ và EU

Chính sách và pháp luật cạnh tranh trong thương mại quốc tế

Pháp luật về các biện pháp phòng vệ thương mại

Pháp luật về vận tải quốc tế

Pháp luật thanh toán quốc tế

Pháp luật thương mại điện tử và giao dịch trên mạng (Cyberlaw)

HỌC KỲ 7

Luật Đầu tư quốc tế

Luật Hình sự

Luật Trọng tài thương mại quốc tế

Marketing căn bản

Quản trị nhân sự

Kế toán quản trị

Luật hợp đồng trong hệ thống thông luật

Luật Sở hữu trí tuệ so sánh (Hoa Kỳ và Việt Nam)

Pháp luật về giao dịch mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (M và A)

HỌC KỲ 8

Luật Hôn nhân và gia đình

Luật Quốc tế về môi trường

Lễ tân ngoại giao

Pháp luật về hợp đồng li-xăng và chuyển giao công nghệ quốc tế

Pháp luật kinh doanh bất động sản

Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Luật thương mại quốc tế có thể thử sức mình với một số vị trí công việc như sau:

  • Chuyên viên dịch vụ pháp lý tại các phòng luật, công ty luật tư nhân hoặc cơ quan nhà nước, chuyên giải quyết những vấn đề tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại
  • Chuyên viên tư vấn pháp luật tại các công ty luật, văn phòng luật sự chuyên thực hiện công việc tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp trong việc tham gia ký kết các hợp đồng thương mại với quốc tế
  • Biên tập viên cho các vấn đề liên quan pháp luật, chuyên gia nghiên cứu về luật thương mại quốc tế
  • Làm công tác nghiên cứu trong các Viện Nghiên cứu về Nhà nước và Pháp luật, Viện Kinh tế
  • Giảng viên giảng dạy luật thương mại tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo giáo dục…

Mức lương ngành Luật thương mại quốc tế

Mức lương bình quân ngành Luật thương mại quốc tế dao động trong khoảng 8 – 10 triệu đồng/tháng. Tùy thuộc vào vị trí công việc, kinh nghiệm làm việc và khả năng của mỗi người mà mức lương có thể tăng giảm theo.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ về ngành Luật thương mại quốc tế. Hi vọng có thể hỗ trợ các bạn phần nào trong quá trình lựa chọn ngành học cho tương lai sắp tới.

Rate this post

Viết một bình luận