Cập nhật 08/07/2021 bởi
Ngày nay, nhóm ngành Nông nghiệp nước ta đang thiếu nguồn nhân lực lớn. Do đó ngành nông học là một trong số ngành nông nghiệp được các thí sinh quan tâm và lựa chọn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ đem đến cho bạn thông tin về ngành Nông học để bạn nắm được bạn cần phải làm gì nếu muốn theo đuổi ngành học này.
Ngành Nông học là gì?
Tuy rằng nước ta đang trong thời kỳ phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhưng nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng không thể thiếu ở nước ta. Bởi có đến 70% dân số nước ta vẫn hoạt động nông nghiệp. Khi nông nghiệp không thể thiếu ở nước ta thì ngành nông học cũng được chú trọng không kém.
Vậy ngành nông học là gì? Đây là ngành công nghệ thực phẩm chuyên nghiên cứu các loại thực vật biến thành thực phẩm nhằm phục vụ nhu cầu sống và gia tăng sản xuất. Nông học giúp cho ngành nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế hơn. Không những thế nó còn giúp cải thiện nhiều giống cây trồng mới, đưa ra những sản phẩm chất lượng đạt năng suất.
Các khối thi vào ngành nông học là gì?
Nếu bạn mong muốn tham gia học ngành này thì hãy lựa chọn khối thi là điểm mạnh của mình nhé. Ngành nông học xét tuyển các tổ hợp môn sau:
-
A00: Toán, Lý, Hoá
-
A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
-
A02: Toán, Lý, Sinh
-
B00: Toán, Hoá, Sinh
-
B03: Toán, Sinh, Văn
-
B04: Toán, Sinh, GDCD
-
D01: Văn, Toán, Tiếng Anh
-
D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh
-
D08: Toán, Sinh, Tiếng Anh
-
D90: Toán, KHTN, Tiếng Anh
Điểm chuẩn ngành Nông học là bao nhiêu?
Theo số liệu thống kê năm 2020 cho thấy điểm chuẩn vào các trường đại học không quá cao. Mức điểm chuẩn dao động trong khoảng từ 14,5 – 18 điểm. Đây chính là cơ hội tốt giúp cho các bạn có được sự lựa chọn đúng đắn. Điểm chuẩn của các trường sẽ có sự thay đổi theo từng năm. Nhưng sự thay đổi này không lớn. Vì thế các bạn hãy yên tâm nộp hồ sơ dự thi ngành học này.
Các trường nào đào tạo ngành nông học?
Nếu bạn muốn theo học ngành này thì dù bạn ở miền Bắc, Trung hay Nam thì đều có thể theo đuổi ước mơ của mình. Cụ thể các trường đào tạo ngành nông học là:
Khu vực miền Bắc
-
Đại học Tây Bắc
Khu vực miền Trung
-
Đại học Hồng Đức
-
Đại học Vinh
-
Đại học Nông lâm – Đại học Huế
-
Đại học Đà Lạt
-
Đại học Quy Nhơn
Khu vực miền Nam
-
Đại học Nông lâm TP.HCM
-
Đại học Cần Thơ
-
Đại học Dân lập Cửu Long
Liệu bạn có phù hợp với ngành nông học?
Đây là ngành khá gần gũi và quen thuộc với người dân Việt Nam ta. Để thành công trong lĩnh vực này bạn không chỉ học tốt các môn trong khối thi mà còn phải có những tố chất sau:
-
Học tốt các môn học tự nhiên. Bên cạnh đó cần học cách tư duy logic để đạt hiệu quả cao trong công việc.
-
Có tình yêu với nông nghiệp. Khi học bất cứ một ngành nghề nào cũng cần có sự tâm huyết, yêu thích nghề đó. Nếu không có tình yêu vào nghề vào công việc thì chắc chắn bạn không thể thành công.
-
Thích thú với công việc nghiên cứu, luôn muốn tìm tòi và khám phá về các loài thực vật.
-
Có một sức khỏe tốt. Khi học ngành nông nghiệp không phải chúng ta làm việc hoàn toàn trong nhà. Bởi nhiều khi chúng ta phải đi khảo sát thực tế ở ngoài trời hay làm việc trong các phòng nghiên cứu đầy căng thẳng. Vì thế yếu tố sức khỏe là cần thiết để hoàn thành tốt công việc của mình.
Cơ hội việc làm của ngành nông học như thế nào?
Sau khi học xong, các bạn được trang bị đầy đủ các kiến thức và kỹ năng nhằm đáp ứng nhu cầu của công việc. Bạn có thể đảm nhiệm công việc tại một số vị trí sau:
-
Làm công tác quản lý nhà nước về nông nghiệp: các phòng ban nông nghiệp của xã, phường; các sở nông nghiệp, trạm khuyến nông,…
-
Làm việc cho các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất nông nghiệp như kinh doanh về cây giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…
-
Làm việc trong các công ty giống cây trồng, các trang trại, công ty hóa chất nông nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
-
Làm việc trong sở nghiên cứu nông – lâm – ngư nghiệp từ các cấp xã, phường; các công ty hóa chất nông nghiệp
-
Bạn có thể tự lập trang trại, kinh doanh các giống cây trồng.
-
Nghiên cứu và đưa ra các giống cây năng suất đạt hiệu quả cao trong nông nghiệp.
Mức lương dành cho người học ngành này là bao nhiêu?
Mức lương dành cho người học ngành này không chỉ dựa vào trình độ học vấn mà còn phụ thuộc vào các yếu tố như vị trí công tác, địa điểm làm việc và kinh nghiệm chuyên môn nên có các mức lương khác nhau. Mức lương trung bình cho sinh viên mới ra trường dao động trong khoảng 5 – 8 triệu. Khi bạn đã có kinh nghiệm thực tế mức lương của bạn cũng sẽ được tăng lên. Con số này có thể lên đến 20 triệu đồng mỗi tháng.
Kết luận
Nếu bạn không học ngành nông học này thì bạn sẽ không biết được sự thú vị mà môn học này mang lại. Bạn được học về thế giới tự nhiên, được nghiên cứu cho ra các loại giống cây trồng cho năng suất và hiệu quả cao. Điều này thật thú vị phải không nào? Vậy lựa chọn học ngành này là sự lựa chọn sáng suốt của bạn.
Đánh giá bài viết