Quản lý văn hóa là ngành đào tạo những cử nhân văn hóa, đáp ứng được nhu cầu nguồn nhân lực về tổ chức, về quản lý văn hóa. Việt Nam là nước có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc các dân tộc, thế nên ngành Quản lý văn hóa ra đời chủ yếu nhằm giữ gìn, bảo tồn và phát huy nền văn hóa đất nước.
Nếu bạn thấy quan tâm ngành học này thì hãy cùng Hướng nghiệp GPO tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
1. Giới thiệu chung về ngành Quản lý văn hóa
Quản lý văn hóa (Mã ngành: 7229042) là ngành chuyên đào tạo cho sinh viên những kiến thức cơ bản về văn hóa, nhằm mục đích quản lý, tổ chức và điều hành các hoạt động văn hóa nghệ thuật của nhà nước và ngoài nhà nước, đáp ứng được nhu cầu phát triển nền văn hóa Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế, quốc tế.
Ngành Quản lý văn hóa trang bị cho sinh viên có được kiến thức cơ bản về các loại hình văn hóa và nghệ thuật ở nước ta hiện nay, những kiến thức chuyên sâu về chính sách văn hóa, về các mô hình quản lý văn hóa trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, sinh viên còn được đào tạo lý thuyết về chiến lược quảng cáo trong kinh doanh thương mại.
Ngoài ra sinh viên còn được rèn luyện các kỹ năng: kỹ năng lập kế hoạch, mục tiêu; kỹ năng quản lý, giám sát về hoạt động văn hóa…
2. Các trường đào tạo ngành Quản lý văn hóa
Khu vực miền Bắc
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên
-
Trường Đại học Vinh
-
Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa
-
Trường Đại học Nội Vụ Phân hiệu Quảng Nam
Khu vực miền Nam
-
Trường Đại học Văn hóa TPHCM
-
Trường Đại học Đồng Tháp
3. Các khối xét tuyển ngành Quản lý văn hóa
-
A00 (Toán, Vật Lý, Hóa học)
-
A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
-
C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)
-
C20 (Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
-
D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
-
D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)
-
D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)
-
N00 (Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2)
-
N05 (Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu)
-
H00 (Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật)
-
R00 (Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí)
4. Chương trình đào tạo ngành Quản lý văn hóa
Khối kiến thức giáo dục đại cương
-
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1
-
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh
-
Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
-
Đường lối Văn hóa Văn nghệ của ĐCSVN
-
Cơ sở văn hóa Việt Nam
-
Pháp luật đại cương
-
Phương pháp nghiên cứu khoa học
-
Tâm lý học đại cương
-
Mỹ học đại cương
-
Lịch sử văn minh thế giới
-
Tiếng Anh 1
-
Tiếng Anh 2
-
Tin học đại cương
-
Giáo dục thể chất
-
Giáo dục Quốc phòng – An ninh
Khối kiến thức ngành
-
Dân tộc học đại cương
-
Văn hóa các dân tộc Việt Nam
-
Tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam
-
Văn hóa dân gian Việt Nam
-
Làng xã Việt Nam
-
Khu vực học
-
Đại cương khoa học quản lý
-
Văn hóa học đại cương
-
Tiến trình lịch sử Việt Nam
-
Xã hội học đại cương
-
Kỹ thuật soạn thảo văn bản
Khối kiến thức chuyên ngành
-
Quản lý Nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch
-
Kinh tế học văn hoá
-
Văn hóa gia đình
-
Chính sách văn hóa
-
Các ngành công nghiệp văn hóa
-
Marketing văn hóa nghệ thuật
-
Văn hóa công sở
-
Thực tập giữa chương trình
-
Quản lý các thiết chế văn hóa
-
Quản lý di sản văn hóa
-
Tổ chức sự kiện
-
Quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hóa nghệ thuật
-
Quản lý hoạt động thông tin truyền thông
-
Quản lý hoạt động nghệ thuật (quảng cáo, triển lãm,
-
Tổ chức quản lý hoạt động văn hóa cơ sở
-
Xây dựng kế hoạch và dự án văn hóa
-
Xây dựng văn hóa cộng đồng
-
Địa chí văn hoá
-
Dàn dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp
-
Thực tập cuối khóa
5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Quản lý văn hóa phía trên. Công việc ngành Quản lý văn hóa bao gồm:
-
Cán bộ Nhà nước
công tác tại các Sở, Phòng Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Trung tâm Văn hóa, Nhà văn hóa địa phương, quản lý di tích lịch sử, quản lý lễ hội Văn hóa, hay tại các cơ quan thuộc Bộ, Ngành có tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật.
-
Quản lý
tại các công ty chuyên Tổ chức sự kiện, công ty về truyền thông, du lịch, các đơn vị, cơ quan có hoạt động tổ chức biểu diễn nghệ thuật, hay bộ phận Marketing quảng cáo và quan hệ công chúng của các doanh nghiệp.
-
Giảng dạy
chuyên ngành Quản lý văn hóa tại các trường cáo đẳng, đại học, trung cấp nghề, trường THPT…
-
Tự mở công ty về triển lãm tranh, du lịch, tổ chức sự kiện về văn hóa, nghệ thuật cho công ty, doanh nghiêp.
-
Sinh viên tốt nghiệp có thể học tiếp chương trình đào tạo Thạc sỹ và Tiến sỹ về ngành Quản lý văn hóa ở nước Anh, Úc, Pháp, Mỹ, Singapore.
Lời kết
Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Quản lý văn hóa. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.
Ngọc Nhàn
Theo Tuyensinhso.vn