Cập nhật 27/07/2021 bởi
Ngành văn hóa học đang là ngành “hot” được nhiều sinh viên lựa chọn. Nó là một ngành khoa học được hình thành trên vùng tiếp giáp của các tri thức xã hội, nhân văn về con người, xã hội. Ngành Văn hóa học trang bị những kiến thức cơ bản giúp sinh viên tiếp cận công việc đạt hiệu quả như mong muốn. Để hiểu biết thêm về ngành học này, mời quý độc giả theo dõi bài viết sau.
Ngành văn hóa học là gì?
Ngành Văn hóa học là bộ môn chuyên nghiên cứu các lĩnh vực thuộc phạm trù văn hóa. Bao gồm nội hàm cơ sở văn hóa cùng các lĩnh vực liên quan như nhân văn, tự nhiên, khoa học, xã hội. Đồng thời, ngành học này còn chú trọng về việc đào tạo các kỹ năng cho sinh viên như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, phân tích, vận dụng tri thức đã học vào thực tiễn. Bên cạnh đó, sinh viên còn được cung cấp thêm kiến thức về cách thức tổ chức công việc, ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực nghề nghiệp, có khả năng tự bồi dưỡng, độc lập trong nghiên cứu…
Các khối thi vào ngành văn hóa học là gì?
Ngành Văn hóa học là một trong những ngành học hiếm hoi mà danh sách tổ hợp xét tuyển không có sự xuất hiện của các khối khoa học tự nhiên.
-
Khối C00: Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý
-
Khối C14: Toán, Ngữ Văn, GDCD
-
Khối C15: Ngữ Văn, Toán, KHXH
-
Khối C19: Ngữ Văn, Lịch Sử, GDCD
-
Khối C20: Ngữ Văn, Địa Lý, GDCD
-
Khối D01: Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh
-
Khối D04: Ngữ Văn, Toán, tiếng Trung
-
Khối D09: Toán, Lịch Sử, tiếng Anh
-
Khối D14: Ngữ Văn, Lịch Sử, tiếng Anh
-
Khối D15: Ngữ Văn, Địa Lý, tiếng Anh
-
Khối D66: Ngữ Văn, GDCD, tiếng Anh
-
Khối D78: Ngữ Văn, KHXH, tiếng Anh
-
Khối D83: Ngữ Văn, KHXH, tiếng Trung
-
Khối D96: Toán, KHXH, tiếng Anh
Điểm chuẩn của ngành văn hóa học là bao nhiêu?
Mức điểm chuẩn của ngành dao động trong khoảng từ 18 – 23 điểm đối với các tổ hợp môn C00, C20, D01, D14, D15, D78 dựa theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020.
Các trường đào tạo ngành văn hóa học
Theo nhận định của các chuyên gia, đây là một ngành mới có sức ảnh hưởng lớn ở nước ta hiện nay. Sau đây là danh sách các trường đào tạo chuyên ngành này trên cả nước:
-
Đại học Nội Vụ
-
Đại học Văn hóa Hà Nội
-
Đại học Văn hiến
-
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
-
Đại học Trà Vinh
-
Đại học Thủ Dầu Một
-
Đại học văn hóa Hồ Chí Minh
-
Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Các chuyên ngành nào thuộc ngành văn hóa học?
Tùy vào mỗi trường sẽ có những chuyên ngành riêng. Ví dụ trong năm tuyển sinh 2020, trường Đại học Văn Hóa TPHCM tuyển sinh với 3 chuyên ngành:
-
Văn hóa Việt Nam
-
Công nghiệp văn hóa
-
Truyền thông văn hóa
Trong khi đó trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng tuyển sinh ngành học này nhưng với 2 chuyên ngành:
-
Nghiên cứu văn hóa
-
Văn hóa truyền thông
-
Văn hóa đối ngoại
Liệu bạn có phù hợp với ngành học này?
Để có thể học tập và thành công trong ngành văn hóa học, bạn cần hội tụ những tố chất sau:
-
Có khả năng sáng tạo, linh hoạt
-
Khả năng viết, biên soạn tốt, nhanh nhạy trong việc phát hiện và xử lý vấn đề
-
Biết cách phân tích, tổng hợp thông tin
-
Nghiêm túc, chịu khó trong công việc
-
Tính nhẫn nại và tỉ mỉ
-
Có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tốt, có khả năng thuyết phục người nghe
-
Tự tin, bản lĩnh trước đám đông
-
Có ý thức trách nhiệm công dân, luôn tôn trọng và tự hào về tài sản văn hóa quốc gia và địa phương
-
Có ý thức bảo tồn những kho tàng văn hóa các dân tộc thiểu số
Học ngành văn hóa học bạn cần giỏi môn gì?
Đây có lẽ là câu hỏi gây trăn trở nhất của nhiều thí sinh. Nhìn chung, tất cả các tổ hợp xét tuyển đều có sự góp mặt của môn Ngữ Văn. Cho thấy đây là một bộ môn quan trọng góp phần cho sự thành công của bạn khi tham gia học ngành VHH. Khi bạn có kiến thức về môn Ngữ Văn, nó sẽ tạo cho bạn lợi thế khi nghiên cứu, phân tích về văn hóa.
Cơ hội việc làm của ngành văn hóa học như thế nào?
Ngành Văn hóa học có khá ít trường đại học đào tạo nên đầu ra luôn không đủ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của các công ty, doanh nghiệp. Các bạn có thể tham khảo một số vị trí làm việc sau:
-
Nghiên cứu viên: chuyên nghiên cứu về văn hóa tại các Viện, Sở nghiên cứu hoặc các trung tâm nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn trên khắp cả nước.
-
Giảng dạy, đào tạo về khoa học văn hóa tại các trường đại học, cao đẳng, các trường trung cấp nghề
-
Quản lý tại các tổ chức, cơ quan Nhà nước về ngành văn hóa, thông tin, du lịch
-
Biên tập viên chuyên mục văn hóa tại các tạp chí, cơ quan truyền thông báo chí
-
Cán bộ nhà nước trong hoạt động quản lý văn hóa nghệ thuật, bảo tồn di sản văn hóa, hay viện bảo tàng…
Mức lương dành cho người làm ngành văn hóa học là bao nhiêu?
Mức lương của những người công tác trong ngành tùy thuộc vào năng lực và vị trí công việc của họ.
-
Đối với những cá nhân làm việc trong cơ quan hành chính, quản lý nhà nước: Mức thu nhập sẽ được tính theo cấp bậc lương quy định của nhà nước cho cán bộ, công chức.
-
Đối với những cá nhân làm việc tại những cơ quan, doanh nghiệp nước ngoài: mức lương sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí công việc, đơn vị làm việc và kinh nghiệm, năng lực bản thân.
Kết luận
Chắc hẳn bạn đã có thêm cho mình những kiến thức về ngành học thông qua bài viết này. Sắp bước vào kì thi đại học quan trọng và có trong mình niềm đam mê tìm hiểu ngôn ngữ để hiểu sâu về khía cạnh văn hóa của một nước thì hãy nhanh chóng chọn trường mình yêu thích. Hy vọng bài viết này sẽ giúp cho các bạn tự tin hơn trong việc lựa chọn ngành học của mình. Chúc các bạn thành công!
Đánh giá bài viết