Ngành Văn học là gì? Học ngành Văn học ra trường làm gì?

Là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, ngành Văn học mang lại cho người học những kiến thức về mảng văn học và ngôn ngữ. Với cơ hội việc làm rộng mở, ngành Văn học đã trở thành ngành học được nhiều bạn trẻ hướng đến.

Nếu đây là ngành học bạn đang quan tâm thì hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết này của Hướng nghiệp GPO nhé!

  

1. Giới thiệu chung về ngành Văn học

Văn học (Mã ngành: 52229030) là ngành đào tạo nên những cử nhân có kiến thức chuyên môn về văn học và ngôn ngữ, đồng thời có kiến thức chuyên ngành mở rộng về văn hóa và báo chí.

Sinh viên văn học sẽ được trải qua sự đào tạo gồm kiến thức đại cương, kiến thức cơ sở ngành và kiến thức chuyên ngành;

Ngành sẽ trang bị cho sinh viên những hiểu biết lý luận và thực tiễn cũng như phương pháp làm việc khoa học thuộc lĩnh vực văn học và ngôn ngữ;

Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thực hành văn bản, kỹ năng tự học,… Giúp sinh viên có kỹ năng nghề nghiệp đa dạng trong các lĩnh vực ứng dụng như nghiên cứu văn hóa, thực hành báo chí, các lĩnh vực hành chính công vụ.

 

2. Các trường đào tạo ngành Văn học

Khu vực miền Bắc

Khu vực miền Trung

  • Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng

  • Trường Đại học Duy Tân

  • Trường Đại học Quy Nhơn

  • Trường Đại học Quảng Nam

  • Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế

Khu vực miền Nam

 

3. Các khối xét tuyển ngành Văn học

  • C00 (Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý)

  • C03 (Ngữ văn, Toán, Lịch sử)

  • C04 (Ngữ văn, Toán, Địa lí)

  • C15 (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân)

  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)

  • D02 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga)

  • D03 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp)

  • D04 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung)

  • D05 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức)

  • D06 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật)

  • D14 (Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh)

  • D15 (Ngữ văn, Địa lí, Tiếng Anh)

  • D78 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh)

  • D79 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức)

  • D80 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga)

  • D81 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật)

  • D82 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp)

  • D83 (Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung)

4. Chương trình đào tạo ngành Văn học

Khối kiến thức chung

  • Giáo dục quốc phòng

  • NLCB của CN Mác-Lênin-phần 1

  • Tiếng Anh 1

  • Tiếng Pháp 1

  • Tiếng Nga 1

  • Giáo dục thể chất 1

  • NLCB của CN Mác-Lênin-phần 2

  • Tiếng Anh 2

  • Tiếng Pháp 2

  • Tiếng Nga 2

  • Tin học đại cương

  • Tâm lý học

  • Mỹ học và Giáo dục thẩm mỹ

  • Giáo dục thể chất 2

  • Âm nhạc

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh

  • Tiếng Anh 3

  • Tiếng Pháp 3

  • Tiếng Nga 3

  • Kỹ năng giao tiếp

  • Giáo dục thể chất 3

  • Giáo dục học

  • Đường lối CM của ĐCS Việt Nam

  • Giáo dục thể chất 4

  • Tâm lý học giáo dục

  • Quản lý Nhà nước và Quản lý ngành giáo dục

 

Khối kiến thức chuyên ngành

  • Cơ sở văn hóa Việt Nam

  • Văn học dân gian Việt Nam

  • Cơ sở ngôn ngữ văn tự Hán Nôm

  • Lịch sử Việt Nam

  • Tiếng Việt thực hành

  • Đại cương nghệ thuật học

  • Phương pháp luận nghiên cứu văn học

  • “Tam giáo” và văn hóa Việt Nam

  • Logic học

  • Văn học Việt Nam trung đại I (Khái quát TK X – TKXVII)

  • Văn học Việt Nam trung đại II (TK XVIII – TKXIX)

  • Văn bản Hán Văn

  • Phương pháp nghiên cứu khoa học

  • Xã hội học

  • Văn học, nhà văn, bạn đọc

  • Văn học Việt Nam hiện đại I (đầu TKXX – 1945)

  • Văn học châu Á

  • Văn học Phương Tây I (Từ cổ đại đến TK XVIII)

  • Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt

  • Môi trường và phát triển

  • Lịch sử văn minh thế giới

  • Tiếng Anh chuyên ngành

  • Tiếng Pháp chuyên ngành

  • Tiếng Nga chuyên ngành

  • Tiếng Nga chuyên ngành

  • Đại cương thi pháp học

  • Đại cương về ngôn ngữ và tiếng Việt

  • Tác phẩm và thể loại văn học

  • Văn học Việt Nam hiện đại II (1945 – 1975)

  • Ngữ pháp và ngữ pháp văn bản Tiếng Việt

  • Tiến trình văn học

  • Văn học Phương Tây II (Từ TK XIX – XX)

  • Ngữ dụng học

  • Phong cách học tiếng Việt

  • Thực tập cuối khóa 1

  • Thực tập cuối khóa 2

  • Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

  • Phê bình văn học

  • Văn học Nga

  • Tiểu thuyết phương Tây

  • Phân tích diễn ngôn

  • Các trường phái lý luận phê bình văn học Âu – Mĩ hiện đại

  • Văn bản Nôm

  • Văn học các nước Đông Nam Á

  • Phương pháp sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam / Sử thi dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam

  • Văn học trong nhà trường

  • Văn học và du lịch/Văn học báo chí

  • Những vấn đề thể loại văn học/ Văn học với các loại hình nghệ thuật

  • Thi pháp văn học dân gian/ Thi pháp văn học trung đại

  • Các tác gia văn học Nga cổ điển

  • Thơ phương Đông

  • Vấn đề tổ chức minh giải văn bản Hán Nôm

  • Một số vấn đề lí luận về văn hóa học và văn hóa Việt Nam

  • Văn học Việt Nam hiện đại III (sau1975)

  • Khoá luận tốt nghiệp

  • Chuyên đề lý luận văn học 1

  • Chuyên đề văn học việt nam hiện đại 2

  • Chuyên đề lý luận văn học 2

  • Chuyên đề văn học việt nam hiện đại

 

5. Cơ hội việc làm sau tốt nghiệp

 

Sau khi hoàn thành chương trình học ngành Văn học phía trên. Công việc ngành Văn học bao gồm:

  • Giảng dạy

     và nghiên cứu về văn học: trở thành thầy cô giáo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung cấp nghề, các viện và các trung tâm nghiên cứu; hoặc giảng dạy  môn Ngữ văn tại trường THPT, THCS.

  • Phóng viên, biên tập viên

    : Tham gia biên tập bài viết, viết bài cho cơ quan báo chí, truyền thông truyền hình, sáng tác kịch bản phim, kịch bản chương trình, làm MC…

  • Quản lý văn phòng

    : Làm hành chính văn phòng, quản trị nhân sự, quản trị văn phòng, quản lý, soạn thảo văn bản hay làm thư ký, trợ lý…

  • Biên dịch, xuất bản

    : Làm công tác biên tập, biên dịch sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện tranh, thơ, văn… tại những công ty phát hành sách, truyện.

  • Sáng tác

     trong lĩnh vực văn học nghệ thuật: sáng tác văn, thơ, tham gia phê bình văn học, viết lời bình cho truyện.

  • Truyền thông Marketing

    : Tham gia các hoạt động ngoại giao, đàm phán, quảng cáo, tiếp thị…

  • Quản lý nhà nước:

     Tham gia đề xuất, lên kế họah ý tưởng về chính sách văn học, văn hóa, chính sách dân tộc, chính sách bảo tồn bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá dân tộc.

 

Lời kết

 

Hướng nghiệp GPO hy vọng rằng các bạn đã có thông tin về ngành Văn học. Nếu bạn muốn xác định sự phù hợp của bản thân với ngành học này, hãy cùng Hướng nghiệp GPO làm bài trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp Holland nhé.

 

                                                                                                                      Ngọc Nhàn

Theo tuyensinhso.vn

 

 

Rate this post

Viết một bình luận