Mã ngành: 7229030
Thời gian đào tạo: 4 năm
Văn bằng: Cử nhân Văn học (ứng dụng)
Tổ hợp môn
- C00: Văn – Sử – Địa
- D01: Toán – Văn – Tiếng Anh
- D14: Văn – Sử – Tiếng Anh
- D66: Văn – GDCD – Tiếng Anh
Trong những năm học phổ thông, với môn Ngữ văn, chúng ta thường được học tập và tiếp nhận theo một khuôn khổ có sẵn dù đã có nhiều cải tiến chương trình và phương pháp trên tinh thần khai phóng. Có bao giờ bạn tự đặt ra câu hỏi, liệu có thể đi xa hơn với môn học này và quan trọng hơn là sau khi tốt nghiệp sẽ làm được gì trong xu thế phát triển xã hội đang ngày càng toàn cầu hóa hiện nay. Với lối học hiện đại, theo xu hướng đào tạo của các quốc gia tiên tiến trên thế giới ngành VĂN HỌC ỨNG DỤNG mang đến cho người học nhiều cơ hội việc làm, giúp cho người học thích nghi với nhu cầu đa dạng của thị trường lao động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đặc biệt là truyền thông, PR, hoạt động nghệ thuật như sân khấu điện ảnh…
Thực tế trên thế giới, ngành Văn học được đào tạo ở bậc đại học với lối học hiện đại, tiếp thu rộng mở, ngành VĂN HỌC ỨNG DỤNG có thể định hướng phát triển năng lực tư duy sáng tạo, giúp người học thích nghi với nhu cầu đa dạng của thị trường lao động trong các lĩnh vực kinh tế xã hội, đặc biệt là truyền thông, PR, xuất bản,…
Học ngành Văn học ứng dụng có gì thú vị?
Ngày nay, Văn học ứng dụng là xu hướng đào tạo được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng nhằm tạo ra cơ hội việc làm và phạm vi nghề nghiệp rộng hơn cho sinh viên ngành Văn học. Bên cạnh định hướng đào tạo truyền thống, Văn học ứng dụng (Applied Literature) còn mở rộng thêm những lĩnh vực hoạt động khác, giúp sinh viên ngoài trang bị những tri thức văn học còn phát triển những kỹ năng nghề nghiệp gắn liền với truyền thông đại chúng, truyền thông doanh nghiệp, truyền thông xuất bản, quản lý văn hóa, du lịch, hoạt động sân khấu điện ảnh… Một trong những kỹ năng cần thiết cho sinh viên sau khi ra trường là năng lực tư duy độc lập, năng lực phản biện xã hội, xây dựng ý tưởng,… được chú trọng đào tạo
Bạn cần tố chất nào để phù hợp học ngành Văn học (ứng dụng)?
- Thích học Văn, có năng khiếu viết và cảm thụ văn chương
- Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình trước đám đông.
- Thích làm việc trong môi trường cần đến sử dụng văn bản (xây dựng kịch bản, xây dựng dự án, thư ký,…)
Học ngành Văn học (ứng dụng) ở đâu?
Hiện nay, trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam, Trường Đại học Văn Lang được xem là cơ sở đào tạo đầu tiên đưa ngành Văn học theo hướng ứng dụng. Đây là chương trình xây dựng trên cơ sở tham khảo của Đức, Pháp, Mỹ, có tính đến đặc điểm tình hình giáo dục ở trong nước.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm một số Trường đại học khác để tìm hiểu thêm cách vận dụng theo hướng này:
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
- Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên.
KHI BẠN LÀ SINH VIÊN VĂN HỌC (ỨNG DỤNG) VĂN LANG
Khi học Văn học ứng dụng, bạn có thể học chương trình khoa học và thực tế ở nhiều cơ sở có liên quan đến truyền thông, báo chí, xuất bản và hoạt động nghệ thuật,… ngay từ năm thứ 2 và tập sự từ năm thứ 3 làm quen với môi trường tương lai
Điểm nổi bật của ngành Văn học (ứng dụng) tại Trường Đại học Văn Lang là gì?
- Ngành Văn học ứng dụng của Đại học Văn Lang là ngành đào tạo mới có những khác biệt so với truyền thống đào tạo ngành văn trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam. Văn học ứng dụng giúp sinh viên có năng lực và điều kiện tương tác giữa văn học với các lĩnh vực hoạt động nghệ thuật, truyền thông, giáo dục trong các môi trường nghề nghiệp tương lai.
- Giảng viên cơ hữu là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ Ngữ văn có uy tín, được đào tạo trong và ngoài nước: TS. Hồ Quốc Hùng (Trưởng Bộ môn, nguyên là giảng viên Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM), Nhà báo Dương Trọng Dật (nguyên Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng), GS. TS. Trần Đình Sử, PGS.TS. La Khắc Hòa (nguyên là giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), TS. Nguyễn Thị Bích Thúy, TS. Phan Thị Minh Thúy, TS. Nguyễn Hoài Thanh (nguyên là giảng viên Trường ĐH Sư phạm Tp.HCM), Nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải, ThS. NCS Đào Thị Diễm Trang (nguyên Giảng viên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Tp.HCM), ThS. NCS. Lê Thị Gấm, ThS. NCS. Nguyễn Quốc Thắng, Th.S NCS Đặng Thị Kim Chi… Ngoài ra, Văn học ứng dụng ở trường đại học Văn Lang còn được tăng cường thêm đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là các chuyên gia đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu có uy tín trong nước: GS.TS. Huỳnh Như Phương, PGS.TS. Đoàn Lê Giang (Đại học KHXH & NV Thành phố Hồ Chí Minh), PGS.TS. Nguyễn Thành Thi, PGS. TS. Hoàng Dũng, PGS. TS. Nguyễn Đăng Điệp, PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn (Viện Văn học),… Ngành Văn học ứng dụng còn mở rộng hợp tác với Ngành Văn học ứng dụng của một số trường trên thế giới để giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với ngành Văn học ứng dụng của một số nước tiên tiến như Pháp (đã ký Bản ghi nhớ liên kết đào tạo (MOU) với đại học Bourgogne – Pháp)
- Sinh viên ngành Văn học ứng dụng Trường Đại học Văn Lang được học các môn học có trọng tâm nhằm kết nối giữa văn học với các lĩnh vực hoạt động đa dạng: những tri thức lý luận và thực tiễn của văn học, các lý thuyết tiếp nhận, văn học và báo chí, kỹ năng biên tập, biên kịch, lịch sử và cơ cấu của ngành xuất bản và phát hành sách…
- Trên nền tảng kiến thức Văn học ứng dụng, sinh viên được học thêm các kỹ năng sáng tạo như Thể hiện ý tưởng (Copywriting), Tổ chức sự kiện (Event Management), kỹ năng viết kịch bản truyền thông. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trở thành những người kể chuyện chuyên nghiệp để sáng tạo kịch bản điện ảnh, sáng tạo nội dung quảng cáo, sáng tạo hoạt động quan hệ công chúng.
- Điểm mới của tuyển sinh năm nay (2022-2023) là trường Đại học Văn Lang đã hợp tác với Đại học Sư phạm Tp.HCM để dạy thêm một chương trình bổ sung (sau khi tốt nghiệp) lấy chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm để tạo cơ hội cho những sinh viên có nguyện vọng đi theo giáo dục, có thể làm công tác giảng dạy ở các cấp phổ thông trung học.
Chương trình học ngành Văn học (ứng dụng) đào tạo những gì?
-
- Kiến thức khoa học về bản chất, đặc trưng và lịch sử văn học Việt Nam và thế giới.
- Kiến thức ngôn ngữ trong giao tiếp, soạn thảo các loại văn bản và phương pháp dạy học văn,…
- Nghệ thuật, truyền thông hiện đại, quản lý con người và tổ chức sự kiện.
- Kỹ năng cảm nhận và đánh giá những vấn đề văn học khi vận dụng vào công việc như: sáng tác phê bình, giảng dạy,…
- Kỹ năng ứng xử, giao tiếp để thích nghi các tình huống tác nghiệp thuộc các ngành khác nhau trong tương lai.
- Phương pháp đào tạo hiện đại đã được ứng dụng có hiệu quả ở các nước giáo dục tiên tiến: Project – based Learning, Service – Learning, phân cấp, thiết kế chương trình, đánh giá theo hướng ứng dụng,…
- Sinh viên ngành Văn học ứng dụng còn có cơ hội học tập, thực tập ở Mỹ, Pháp và ở Hàn Quốc trong các chương trình đào tạo liên kết và trao đổi sinh viên giữa trường Đại học Văn Lang với các trường đại học uy tín.
- ĐỐI TÁC: Công ty TNA Entertainment; Viện Văn học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Đại học Bourgogne, Cộng hòa Pháp.
- CỰU SINH VIÊN: Nguyễn Trung Nghĩa, sinh viên khóa 23 ngành Văn học ứng dụng, có đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường được đánh giá Xuất sắc. Trung Nghĩa cũng là chủ nhiệm đầu tiên của Câu lạc bộ Văn học. Hiện nay, Trung Nghĩa đang làm việc tại Phòng Sau Đại học của trường Đại học Văn Lang.
Hoạt động phong trào của sinh viên Văn học (ứng dụng) tại Văn Lang
Ngành Văn học ứng dụng thuộc Khoa Xã hội & Nhân văn Trường Đại học Văn Lang. Sinh viên Văn học ứng dụng tự tin và năng động, nổi bật trong các hoạt động phong trào công tác xã hội và lễ hội của Khoa.
Ngày 07/12/2019, Ban chủ nhiệm và toàn bộ thành viên Câu lạc bộ Văn học Trường Đại học Văn Lang đã chính thức ra mắt CLB, đánh dấu một chặng đường mới sau hành trình hoạt động xuyên suốt 2 năm của ngành Văn học (ứng dụng) Văn Lang, nhằm đẩy mạnh hoạt động phong trào của sinh viên ngành Văn học ứng dụng Trường Đại học Văn Lang theo tôn chỉ: xây dựng môi trường tạo điều kiện cho sinh viên ngành Văn học ứng dụng sinh hoạt, học tập, tương tác các ngành tương cận, các tổ chức hoạt động xã hội có liên quan đến ngành nghề đào tạo.
CLB Văn học: tổ chức sinh hoạt định kỳ với các chuyên đề văn học, xã hội, làm việc nhóm, biểu diễn kịch,…
Ngành Văn học ứng dụng Trường Đại học Văn Lang thường xuyên tổ chức các buổi workshop, gặp mặt các nhà văn nhà thơ nổi tiếng, chương trình thơ ca nghệ thuật để sinh viên được tiếp cận nhiều nguồn thông tin giá trị trong ngành.
Cơ hội việc làm với sinh viên học ngành Văn học (ứng dụng)?
Cơ hội nghề nghiệp ngành Văn học (ứng dụng) không chỉ dừng ở việc giảng dạy và nghiên cứu văn chương, mà còn rộng mở đa dạng ngành nghề cho bạn lựa chọn:
- Sinh viên có thể trở thành trợ lý giám đốc, trợ lý đạo diễn, thư ký trường quay và làm việc tại khối văn phòng trong các cơ quan, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội khác.
- Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể học cao lên ở các bậc học như Cao học, Nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
- Nghiên cứu và giảng dạy văn học tại các trường THPT
- Tham gia quản lý và tổ chức các sự kiện văn hóa nghệ thuật tại các sở, ban ngành địa phương
- Hướng dẫn viên du lịch
- Phóng viên các tòa soạn báo chí
- Chuyên viên truyền thông – PR cho các công ty, doanh nghiệp, agency…
- Viết kịch bản chương trình văn hóa – xã hội
- Biên tập viên nhà xuất bản
Nhu cầu thị trường, xu hướng việc làm với Cử nhân Văn học (ứng dụng)?
Văn học ứng dụng là xu hướng đào tạo ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới, hướng đến phạm vi nghề nghiệp rộng hơn cho SV ngành Văn học. Nhiều thí sinh, phụ huynh e ngại ngành văn học vì không biết tốt nghiệp ra trường làm gì. Trên thực tế, cơ hội nghề nghiệp của ngành này khá rộng mở vì ở đâu cần kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, ở đó có đất “dụng võ” cho sinh viên ngành Văn học. Nhiều công ty yêu cầu cung cấp sinh viên có kỹ năng soạn thảo tốt văn bản, viết content không giới hạn số lượng.
Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, nhóm ngành KHXH – nhân văn – du lịch đứng thứ 4/8 về nhu cầu nhân lực tại TP.HCM giai đoạn 2017 – 2020 đến năm 2025, với 16.200 người. Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều ngành nghề có khả năng bị robot thay thế, nhưng những ngành liên quan đến cảm xuc và con người như Văn học ứng dụng sẽ càng có vai trò quan trọng hơn trong sự phát triển của xã hội.
Bao nhiêu điểm có thể trúng tuyển ngành Văn học (ứng dụng) tại Văn Lang?
Tham khảo điểm 2020:
- Xét theo điểm thi THPT quốc gia (thang điểm 30): 16 điểm (2020)
- Điểm trúng tuyển theo phương thức xét kết quả học tập THPT (học bạ): 18 điểm (2019), 18 điểm (2020), 18 điểm (đợt 2/2021).
KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- Trưởng khoa: PGS. TS. Đặng Ngọc Lệ
- Phó Trưởng khoa: TS. Hồ Quốc Hùng; PGS. TS. Lê Thị Minh Hà
- Văn phòng Khoa: Lầu 5, Tòa nhà A, Cơ sở 3, 69/68 Đặng Thùy Trâm, P. 13, Q. Bình Thạnh, Tp. HCM
- Điện thoại: 028.7109 9253 – Ext: 4130
- Email: k.xhnv@vlu.edu.vn