Ngành Xã hội học

Tỷ lệ sinh viên ngành Xã hội học xin được việc làm sau khi tốt nghiệp hiện nay rất cao. Chính vì thế, đây là một ngành nghề mà các bạn không nên bỏ qua. Để có thêm hiểu biết về ngành học này, các bạn đừng bỏ lỡ những thông tin được chia sẻ trong bài viết sau đây nhé! 

GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH XÃ HỘI HỌC

Ngành Xã hội học có tên tiếng Anh là Sociology. Đây chính là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về các quy luật, tính quy luật của xã hội, đặc thù của sự phát triển và cách thức vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử. Đặc biệt là những cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.

Mục tiêu chung của ngành Xã hội học chính là đào tạo ra nguồn nhân lực có kiến thức rộng về các vấn đề xã hội, có các kỹ năng phân tích sự kiện, hiện tượng xã hội, hành vi con người, có năng lực tư vấn xây dựng các chính sách xã hội đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.

HỌC NGÀNH XÃ HỘI HỌC RA TRƯỜNG LÀM GÌ?

Ngành Xã hội học là một ngành học có nhiều triển vọng nghề nghiệp trong tương lai với vị trí việc làm đa dạng. Sinh viên theo học ngành Xã hội học khi ra trường đủ năng lực chuyên môn để có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau thuộc các lĩnh vực như:

  • Quan hệ công chúng: Biên tập viên, Phóng viên; Quảng cáo; Tổ chức sự kiện.

  • Kinh doanh, quản lý: Điều hành các tổ chức dân sự; Quản trị các dự án đầu tư xã hội; Quản trị nhân sự; Quan hệ khách hàng; Thống kê; Bán hàng và quản lý khách hàng.

  • Nghiên cứu, tư vấn: Nghiên cứu, tư vấn chính sách phát triển bền vững; Nghiên cứu thị trường; Nghiên cứu và tư vấn truyền thông, quảng cáo; Điều tra dư luận xã hội.

  • Dịch vụ và phục vụ con người: Làm điều phối viên, chuyên viên cho các quỹ phát triển, hoạt động tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức từ thiện; Làm nhân viên công tác xã hội, phát triển cộng đồng.

  • Lĩnh vực hành chính công: Làm chuyên viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (văn hóa, lao động, dân số, giáo dục, y tế, thống kê, dân tộc, dân vận, tuyên giáo), cơ quan đảng và đoàn thể, cơ quan an ninh và phòng chống tệ nạn xã hội.

  • Giáo dục, đào tạo: Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng; Giảng dạy, tập huấn các khóa ngắn hạn cho các tổ chức, cộng đồng có nhu cầu.

Với những vị trí công việc trên, sinh viên sau khi ra trường có thể làm tại các đơn vị như:

  • Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội;

  • Bộ phận tiếp thị, quảng cáo và quan hệ công chúng của công ty;

  • Tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội và trung tâm;

  • Cơ quan hành chính nhà nước các cấp;

  • Các cơ quan về truyền thông đại chúng và xuất bản.

MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH XÃ HỘI HỌC

Mức lương ngành Xã hội học đối với những sinh viên mới tốt nghiệp ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thì mức lương trung bình từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng.

Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc, năng lực chuyên môn cao sẽ nhận được mức lương cao hơn từ 8 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN

Mã ngành Xã hội học: 7310301

– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Xã hội học:

  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí

  • C01: Ngữ văn, Toán, Vật lí

  • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân

  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

  • D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga

  • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp

  • D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung

  • D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức

  • D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga

Sinh viên ngành Xã hội học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vựcSinh viên ngành Xã hội học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực

CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH XÃ HỘI HỌC

Với ngành Xã hội học, các bạn sẽ có rất nhiều sự lựa chọn về môi trường đào tạo. Chính vì thế, Trang Tuyển Sinh đã tổng hợp lại danh sách các trường theo từng khu vực để các bạn dễ dàng tra cứu phương án tuyển sinh và đưa ra sự lựa chọn của bản thân.

– Khu vực miền Bắc:

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG HN)
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Đại học Công đoàn
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam

– Khu vực miền Trung:

  • Đại học Hồng Đức
  • Đại học Khoa học – Đại học Huế
  • Đại học Đà Lạt

– Khu vực miền Nam:

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM
  • Đại học Mở TP.HCM
  • Đại học Văn Hiến
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Bình Dương

Mức điểm chuẩn ngành Xã hội học của các trường đại học trong kỳ tuyển sinh năm 2020 dao động trong khoảng từ 14 – 22 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH XÃ HỘI HỌC

Chương trình đào tạo ngành Xã hội học sẽ trang bị cho sinh viên đầy đủ những kiến thức từ cơ bản tới chuyên sâu trong ngành Xã hội học; nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp; tích luỹ được kiến thức nền tảng về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.

Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Xã hội học chi tiết

NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH XÃ HỘI HỌC

Xã hội học là một ngành nghề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nên người học sẽ cần phải có sự nhạy cảm đối với những vấn đề xác hội. Cụ thể những tố chất cần thiết để thành công khi làm việc trong ngành Xã hội học chính là:

  • Thích học các môn xã hội;

  • Không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội;

  • Có khả năng tự tổ chức công việc, khả năng tự học, tự nghiên cứu;

  • Chăm chỉ, chịu khó, ngăn nắp, tỉ mỉ;

  • Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo;

  • Thích tìm hiểu các quy luật trong đời sống xã hội.

Xã hội học chính là một ngành học rất thú vị và có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi ra trường. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp cho các bạn có thêm hiểu biết và dễ dàng đưa ra quyết định đối với tương lai nghề nghiệp của bản thân.

Rate this post

Viết một bình luận