Ngành Y Thi Khối Nào, Thi Môn Gì, Học Trường Nào?

Học ngành y ở đâu? Danh sách các trường đào tạo ngành Y trên cả nước

Ngành y dược, y khoa thi khối nào luôn là băn khoăn của rất nhiều bạn trẻ khao khát theo học ngành này. Nếu được hỏi, 100% bạn sẽ trả lời là khối B. Tuy vậy hiện nay để học ngành y có thể thi nhiều khối khác. Hãy cùng tìm hiểu học ngành y thi khối nào đầy đủ nhất trong bài viết này nhé!

Ngành Y thi khối nào và thi môn gì

Ngành Y thi khối nào và thi môn gì?

Nếu hỏi ngẫu nhiên một bạn trẻ ngành y thi khối nào. Gần như chắc chắn câu trả lời sẽ là khối B với tổ hơp 3 môn: Toán – Hoá – Sinh.

Đây là câu trả lời hoàn toàn đúng. Nhưng chưa đủ.

Nhằm đáp ứng nguyện vọng theo học ngành Y của các bạn trẻ, nhiều trường Y đã tổ chức xét tuyển ở nhiều khối với tổ hợp môn thi khác nhau.

Vậy muốn học ngành Y thi khối nào nếu không phải là khối B?

Bây giờ, các bạn có thể học ngành Y thông qua những khối thi sau đây:

  • Khối B00 bao gồm tổ hợp môn thi: Toán học, Hoá học, Sinh học.
  • Khối A00 bao gồm tổ hợp môn thi: Toán học, Vật lý, Hoá học.
  • Khối C08 bao gồm tổ hợp môn thi: Ngữ văn, Hoá học, Sinh học.
  • Khối D07 bao gồm tổ hợp môn thi: Toán học, Hoá học, Anh văn.
  • Khối B01 bao gồm tổ hợp môn thi: Toán học, Sinh học, Lịch sử.
  • Khối B03 bao gồm tổ hợp môn thi: Toán học, Ngữ văn, Sinh học.
  • Khối B04 bao gồm tổ hợp môn thi: Toán học, Sinh học, GDCD.
  • Khối A02 bao gồm tổ hợp môn thi: Toán học, Vật lý, Sinh học.
  • Khối D01 bao gồm tổ hợp môn thi: Toán học, Ngữ văn, Anh văn.

Có thể thi vào ngành Y bằng nhiều khối khác chứ không chỉ riêng khối B

Bên cạnh thi tuyển truyền thông, một số trường còn áp dụng hình thức xét tuyển học bạ 3 năm THPT hoặc kết quả học tập năm lớp 12. Hình thức này giúp sinh viên không cần phải trải qua kỳ thi căng thẳng mà vẫn theo đuổi được ngành học mơ ước.

Vậy…tiếp theo sau đây hãy cùng tìm hiểu những trường nào đang đào tạo ngành Y trên cả nước nhé.

Học ngành y ở đâu? Danh sách các trường đào tạo ngành Y trên cả nước

Hệ Đại học:

  • Trường Đại Học Y Dược TPHCM
  • Trường Đại Y khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
  • Trường Đại Học Y Hà Nội
  • Học viện Quân Y
  • Khoa Y Dược – Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội
  • Trường Đại Học Y Dược – Đại Học Huế
  • Trường Đại Học Y Dược Thái Bình
  • Trường Đại Học Dược Hà Nội
  • Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
  • Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
  • Khoa Y Dược – Trường Đại Học Đà Nẵng
  • Trường Đại Học Y Dược – Đại Học Thái Nguyên
  • Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng
  • Trường Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam
  • Trường Đại Học Kỹ Thuật Y Tế Hải Dương
  • Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
  • Trường Đại Học Tây Nguyên
  • Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành
  • Trường Đại Học Y Khoa Vinh
  • Trường Đại học Công Nghệ TPHCM

Có nhiều trường đại học cao đẳng đào tạo ngành Y trên cả nước

Hệ Cao đẳng:

  • Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn
  • Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
  • Trường Cao đẳng Y Dược Hồng Đức
  • Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn
  • Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur
  • Trường Cao Đẳng Việt Mỹ
  • Trường Trường Cao Đẳng Đại Việt Sài Gòn
  • Trường Cao Đẳng Bách Việt
  • Trường Cao Đẳng Công Nghệ Sài Gòn (có sở tpHCM)
  • Trường Cao Đẳng Kinh Tế – Công nghệ tpHCM
  • Trường Cao Đẳng Kỹ Nghệ II
  • Trường Cao Đẳng Miền Nam
  • Trường Cao Đẳng Quốc Tế tp Hồ Chí Minh
  • Trường Cao Đẳng Sài Gòn Gia Định
  • Trường Cao Đẳng Viễn Đông

Sau khi đã cùng nhau tìm hiểu học ngành y thi khối nào, thi môn gì và học trường nào. Bây giờ hãy cùng nhau tìm hiểu tổng quan về ngành y và khám phá học ngành y có thể làm gì nhé.

Tổng quan về ngành Y

Ngành y là ngành học cực kỳ quan trọng trong hệ thống giáo dục. Vì ngành này đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong lĩnh vực Chữa bệnh cứu người và chăm sóc sức khoẻ cho người dân.

Chính vì phục vụ mục tiêu cao đẹp này mà ngành Y luôn đứng top đầu trong danh sách những ngành học được các bạn trẻ lựa chọn nhiều nhất.

Ngành Y là ngành học mơ ước của nhiều bạn trẻ

Sinh viên theo học ngành y có thể lựa chọn trở thành:

Bác sĩ đa khoa:

Là những bác sĩ công tác tại các cơ sở khám chữa bệnh, trạm Y tế, bệnh viện đa khoa. Bác sĩ đa khoa có trách nhiệm khám tổng thể cho người bệnh, từ đó đưa ra lời khuyên phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân, đồng thời có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm, kê đơn hoặc giới thiệu đến các bác sĩ chuyên khoa.

Bác sĩ chuyên khoa:

Là những bác sĩ thăm khám và điều trị chuyên sâu tại một vị trí, vùng nào đó trên cơ thể bệnh nhân. Ví dụ như: răng – hàm – mặt, tim mạch, thần kinh, chấn thương chỉnh hình, da liễu, nội tiết,…Hoặc phụ trách khám chữa bệnh chuyên khoa theo độ tuổi như bác sĩ nhi khoa.

Bác sĩ ngoại khoa:

Là những bác sĩ có nhiệm vụ chính là phẫu thuật để cắt bỏ một phần, tế bào mắc bệnh trên cơ thể. Thực hiện ghép nối, chỉnh sửa những cơ quan bị tổn thương.

Các bác ngoại khoa cũng có thể chuyên phẫu thuật một lĩnh vực nhất định: não, tim, tay chân, khuôn mặt…

Bác sĩ sản phụ khoa:

Là những bác sĩ có nhiệum vụ tiến hành siêu âm, làm xét nghiệm, thăm khám, theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Từ đó nắm được sức khoẻ của thai nhi và phát hiện kịp thời những vấn đề đưa ra những tư vấn chính xác cho sản phụ.

Ngoài ra, bác sĩ sản phụ khoa cũng có thể là người hướng dẫn cho sản phụ về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.

Họ cũng có thể tham gia vào hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình.

Y tá, Điều dưỡng, Hộ lý, Hộ sinh:

Là đội ngũ rất quan trọng trong hệ thống y tế. Họ có nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ bệnh nhân làm thủ tục hành chính, thực hiện các y lệnh của bác sĩ điều trị.

Họ cũng chính là đội ngũ tiếp xúc sát sao với người bệnh nhất. Họ thường xuyên theo dõi tình trạng của người bệnh để ghi chép và báo cáo kịp thời cho bác sĩ điều trị nếu có tình trạng bất thường xảy ra.

Y tế dự phòng:

Đội ngũ thực hiện nhiệm vụ cảnh báo, hướng dẫn người dân cách phòng tránh bệnh dịch, giữ gìn sức khoẻ cộng đồng. Họ cũng là đội ngũ thực hiệnnhiệm vụ tiêm chủng ở các trung tâm Y tế dự phòng các cấp.

Bên cạnh đó, đội ngũ y tế dự phòng cũng có thể làm việc ở các Viện vệ sinh dịch tễ, Vụ vệ sinh phòng dịch, Viện Sốt rét ký sinh trùng, Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế…

Y tế cộng đồng:

Đây là đội ngũ cán bộ y tế có nhiệm vụ chính là tuyên truyền, phổ cập kiến thức về các loại bệnh và cách phòng tránh bệnh cho người dân.

Dù không tham gia khám bệnh, chữa bệnh trực tiếp. Song những kiến thức của họ đóng góp không hề nhỏ vào việc nâng cao sức khoẻ cộng đồng.

Xem thêm: Mẫu đơn xin chuyển công tác ngành y tế

Bác sĩ thú y:

Là những người khám bệnh và chữa bệnh cho các loài động vật như thú cưng, gia súc, gia cầm.

Họ cũng nghiên cứu những loại bệnh ở động vật nhằm tìm ra các biện pháp điều trị, ngăn chặn lây lan sáng người.

Tổng kết

Như vậy để theo học ngành Y không nhất thiết phải thi khối B mà có thể chọn nhiều khối thi khác tại nhiều trường đại học, cao đẳng trên cả nước. Thậm chí có thể xét tuyển mà không cần tham gia những kỳ thi vô cùng thẳng.

Qua bài viết này, mong rằng bạn đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi ban đầu: “Ngành y thi khối nào”. Cũng hy vọng rằng, những thông tin Đào Tạo Liên Tục Gangwhoo cung cấp trong bài viết trên sẽ hữu ích với bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi.

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Rate this post

Viết một bình luận