Ngành bác sĩ tâm lý, triển vọng nghề nghiệp nào cho năm 2022

Dù vậy nhưng tiềm năng phát triển của ngành bác sĩ tâm lý hiện nay ra sao bạn đã biết chưa, đâu là những kỹ năng tối thiểu mà với bất cứ một bác sĩ tâm lý nào cũng cần phải có? Tìm hiểu bài viết dưới đây để có cho mình một góc nhìn đúng đắn nhất nhé.

Bước sang thế kỷ 21, nhân loại bước sang một nền phát triển mới với sự vươn lên không ngừng nghỉ của khoa học và kỹ thuật, mở ra cho con người nhiều điều kiện tốt hơn trong việc tạo dựng cuộc sống và phát triển những giá trị tương lai của bản thân. Thế nhưng bên cạnh đó nó cũng là điều kiện khiến cho đời sống của người dân ngày càng trở lên phức tạp hơn, khi đời sống ngày càng một được nâng lên cao cũng là lúc con người liên tiếp phải đối mặt với nhiều những áp lực mới từ công việc, gia đình, xã hội,.. hay trong các mối quan hệ của bản thân, tất cả đều có thể là những nguyên nhân đưa con người đến gần hơn với các căn bệnh như: trầm cảm, tự kỷ, stress, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc. Bởi thế mà sự ra đời của ngành bác sĩ tâm lý cũng giống như một liều thuốc hữu hiệu giúp cứu đỗi tâm hồn mà con người có thể tìm đến để giải quyết cho những bài toán về áp lực đó vậy.

Bạn hiểu thế nào về ngành bác sĩ tâm lý Bạn hiểu thế nào về ngành bác sĩ tâm lý

1. Bạn hiểu thế nào về ngành bác sĩ tâm lý

Hiểu một cách thông thường nhất thì bác sĩ tâm lý chính là người điều trị cho những người bị bệnh về mặt tâm lý, họ sẽ là người thực hiện các nghiên cứu về những hiện tượng tâm lý, hành vi của con người nhằm phát hiện và xác định các nguyên nhân gây nên các triệu chứng bất ổn tâm lý của họ. Từ đó có thể dễ dàng đưa ra những liệu phải quyết những vấn đề bất ổn và xoa dịu những khúc mắc  trong tâm trí của người đó. Các vấn đề liên quan đến bệnh lý thần kinh dùng thuốc để chữa trị thì thuộc khoa nội thần kinh. Các bạn có thể tham khảo để biết thêm về các khoa khám bệnh.

Thông thường với những bệnh lý bình thường các bác sĩ tâm lý hoàn toàn có thể thực hiện việc tư vấn độc lập, thế nhưng với những trường hợp bệnh nhân mắc các triệu chứng tâm lý đặc biệt, thì họ cũng có thể phối kết hợp với một số các chuyên gia trong lĩnh vực trị liệu khác nhằm có thể dễ dàng tìm ra giải pháp giúp người bệnh mau chóng được điều trị dứt điểm

Để có thể thực hiện được tốt các công việc của một bác sĩ tâm lý, thì nếu chỉ nắm vững kiến thức chuyên môn thôi thì chưa đủ mà đòi hỏi ở nó còn phải là 1 quá trình được đầu tư sự quan sát kỹ càng, tinh tế cùng với cái tâm của mỗi người làm nghề. Bởi thế mà người làm bác sĩ tâm lý cũng được ví như những bác sĩ “tâm hồn” của mỗi người bệnh vậy

Thông thường quá trình tiếp cận bệnh nhân của bác sĩ sẽ được diễn ra theo quy trình như sau: 

– Tìm hiểu bệnh lý, đánh giá các nhu cầu về hành vi, năng lực của bệnh nhân thông qua một số những biện pháp chuyên môn như: đưa người bệnh thực hiện nhưng bài kiểm tra ngắn về tâm lý, trò chuyện và quan sát thái độ cũng như hành vi,… để có thể xác định được bệnh lý mà người bệnh đó đang gặp phải là gì

– Sau khi đã xác định được bệnh lý của người bệnh gặp phải, các bác sĩ tâm lý sẽ đưa ra một liệu trình phù hợp, có thể bắt đầu từ việc tư vấn, cung cấp những lời khuyên hay cũng có thể kết hợp cho người bệnh dùng một số những loại thuốc với những trường hợp nặng hơn

– Ngoài ra để việc điều trị diễn ra một các có hiệu quả hơn, thì họ cũng có thể đưa ta những lời khuyên hay tư vấn cho những người thân bên cạnh của bệnh nhân để họ có thể giúp người bệnh điều trị tốt hơn. Hay ngoài ra các bác sĩ tâm lý cũng có thể nhờ sự hỗ trợ giúp đỡ từ nhiều các tổ chức y tế, hay tham vẫn ý kiến ở các chuyên gia đa ngành hay cũng có thể là các cơ quan điều tra khi có nhu cầu. Các bệnh nhân phải thường xuyên thăm khám theo quy định khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo đúng liệu trình chữa trị.

riển vọng ngành bác sĩ tâm lý trong thời đại 4.0 Triển vọng ngành bác sĩ tâm lý trong thời đại 4.0

 2. Triển vọng ngành bác sĩ tâm lý trong thời đại 4.0

Trong một thời đại của công nghệ số, với sự phát triển không ngừng nghỉ của công nghệ số và thế giới 4.0, bên cạnh việc mở ra cho con người nhiều điều kiện để phát triển thì đời sống tinh thần, cảm xúc của con người cũng ngày càng phải đối diện với những vấn đề phức tạp hơn, những áp lực căng thẳng trong cuộc sống từ công việc, gia đình, các mối quan hệ xã hội,… khiến họ dễ dàng bị mắc vào các căn bệnh thế kỷ như: trầm cảm, tự kỷ, stress, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc. Bởi vậy mà  các bác sĩ thường cho họ dùng thuốc kê đơn để điều trị.

Bởi thế mà nhu cầu cần được thấu hiểu, được chia sẻ tâm lý cũng vì thế mà ngày một tăng cao. Điều này cũng đồng nghĩa, nó cũng là điều kiện mở ra một cơ hội nghề nghiệp lớn, đặc biệt là với ngành bác sĩ tâm lý. Trong đó, theo số liệu thống kê của Trung tâm tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2015 – 2021  cho thấy nhu cầu nguồn nhân lực về ngành Tâm lý học là rất lớn, và có thể lên đến con số hàng ngàn người/năm. Với một cơ hội việc làm nhanh hấp dẫn cùng một mức thu nhập ổn định, ngành bác sĩ tâm lý hứa hẹn mang nhiều tiềm năng trong việc phát triển trong tương lai

 Tuy nhiên để có thể nắm bắt được cơ hội việc làm hấp dẫn từ ngành này thì ngoài việc cần phải nắm vững được những kiến thức chuyên môn thì họ cũng cần phải là người nhanh nhạy trong khả năng giao tiếp, đây chính là một trong những chìa khóa quan trọng mở ra sự thành công của bạn về ngành bác sĩ tâm lý

* Danh sách một số trường Đại học có ngành đào tạo bác sĩ tâm lý

– Đại học Sư phạm Hà Nội

– Đại học Khoa học xã hội và nhân văn 

– Đại học Quốc gia Hà Nội và ĐH KHXH&NV 

– Đại học Quốc gia TPHCM

– Đại học Sư phạm TPHCM

– Đại học Công nghệ TPHCM

– Đại học Hồng Đức

– Đại học Sư phạm Đà Nẵng

5 yếu tố cần đối với ngành bác sĩ tâm lý 5 yếu tố cần đối với ngành bác sĩ tâm lý

3. 5 yếu tố cần đối với ngành bác sĩ tâm lý

3.1. Kiến thức chuyên môn

Chắc chắn rồi, một điều không thể thiếu với bất kỳ mỗi bác sĩ, tuy nhiên với vai trò là một người bác sĩ tâm lý thì kiến thức của bạn không chỉ dừng lại ở những trang sách vở thôi mà nó còn phải là những kiến thức phong phú trong tất cả các lĩnh vực về văn hóa và xã hội, sự hiểu biết sâu rộng về các lẽ sống, luôn thường đạo lý trong các mối quan hệ hàng ngày, …  chinh là một trong những điều không thể thiếu với bất kỳ người làm bác sĩ tâm lý nào. 

3.2. Kỹ năng giao tiếp

Một trong những kỹ năng được coi là cơ bản với bất kỳ người làm bác sĩ nào, đặc biệt là với bác sĩ tâm lý thì kỹ năng giao tiếp chính là một trong những điều cơ bản giúp họ có thể tiếp nhận và xử lý các công việc và truyền đạt các thông tin cũng như giải pháp điều trị với những người bệnh của mình một cách dễ dàng nhất  

Một khả năng thuyết phục khéo léo, nhẹ nhàng trong giao tiếp, diễn đạt tốt các ý cần truyền đạt chính là một trong những chìa khóa đưa bạn đến thành công của ngành bác sĩ tâm lý một cách nhanh nhất.

Việc làm bác sĩ tâm lý

3.3. Kỹ năng nhanh nhạy 

Sẽ ra sao nếu như đang trong quá trình làm việc và bạn gặp phải một bệnh nhân có  dấu hiệu nổi loạn và động kinh, nên làm gì để khống chế bệnh nhân đó để có thể bảo vệ được mình và những người xung quanh đây?

Do đó mà kỹ năng nhanh nhạy trong việc xử lý tính huống luôn là một trong những kỹ năng cần thiết với bất kỳ một bác sĩ tâm lý nào. Ngoài ra thì bạn cũng cần phải là người có nhanh nhạy trong việc xử lý các thông tin để có thể nhanh chóng đưa ra được những phân tích và tổng hợp các vấn đề giúp người bệnh tìm ra một giải pháp trị bệnh tối ưu nhất

3.4. Biết thấu hiểu

Một người bác sĩ tâm lý được đánh giá là giỏi không chỉ là khi người giỏi về chuyên môn, với hàng dài các bằng cấp chứng chỉ  đến từ nhiều trường Đại học hay các Tổ chức về tâm lý sáng giá trong và ngoài nước, mà nó còn nằm ở chính nhân cách và phẩm chất của mỗi người bác sĩ đó, cụ thể đó chính là kỹ năng về sự chia sẻ, biết đồng cảm và thấu hiểu với những người xung quanh trong từng hoàn cảnh với từng vấn đề khác nhau

3.5. Thái độ sống và làm việc 

Để trở thành một người bác sĩ tâm lý, bạn cần phải học được những đức tính sau: Tính tình trung thực, cởi mở, sống yêu thương, đoàn kết với những người xung quanh, biết cách tôn trọng người khác, biết nhìn nhận các vấn đề một cách khách quan, không nhận xét, không đánh giá đối với những khúc mắc tâm lý của người khác, thiếu sự tinh tế trong giao tiếp, có tính kiên nhẫn trong công việc, biết cách lắng nghe và thấu hiểu.

4. Ngành bác sĩ tâm lý làm ở đâu?

Với ngành bác sĩ tâm lý bạn có thể đăng làm việc tại nhiều các địa điểm, cơ sở đơn vị khác nhau như tại các cơ sở bệnh viện, trung tâm tư vấn tâm lý, các nhà tù, trại giam, hay tham gia các buổi tư vấn tâm lý học đường tại các trường học, trở thành giảng viên tư vấn ngành tâm lý học tại các trường Đại học, Cao đẳng trên toàn quốc,… hay bạn cũng có thể tự mở một phòng khám riêng nếu cảm thấy tay nghề đủ cứng nhé

Trên đây là một số những chia sẻ về chủ đề “ ngành bác sĩ tâm lý”, hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trong bài viết đã có thể giúp bạn có thêm những kiến thức hơn về ngành nghề này và có những định hướng đúng đắn trong việc phát triên tương lai của bản thân nhé! Chúc các bạn thành công!!

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Rate this post

Viết một bình luận