Bạn là người rất yêu thích kinh doanh – đầu tư, bạn thích tìm hiểu về thị trường tài chính và mong muốn rằng đầu tư với mục đích là tiền đẻ ra tiền. Nếu vậy thì bạn không nên bỏ qua ngành đầu tư tài chính – lựa chọn tốt nhất và tối ưu nhất giúp bạn theo đuổi niềm đam mê. Vậy ngành đầu tư tài chính là gì, ngành đầu tư tài chính học trường nào, nhu cầu tuyển dụng và cơ hội việc làm rộng mở ngành đầu tư tài chính như thế nào? Hãy cùng Mua Bán tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết này nhé.
Đầu tư tài chính là gì?
Trước tiên, để có thể quyết định khối thi, ngành đầu tư tài chính học trường nào, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm đầu tư tài chính là gì.
Đầu tư tài chính chính là việc sử dụng các khoản tiền mà bạn có như khoản tiền tiết kiệm, các khoản tiền nhàn rỗi bạn chưa có ý định dùng tới để sử dụng cho mục đích đầu tư như mua các loại cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán, bất động sản hay thị trường ngoại hối với mục đích là gia tăng giá trị nguồn vốn, từ đó kiếm thêm thu nhập, thu về lợi nhuận từ khoản vốn ban đầu.
Nếu bạn có đầu óc kinh doanh và biết đầu tư, bạn có thể thu lại lợi nhuận gấp nhiều lần số vốn bỏ ra. Đầu tư tài chính được coi là một hình thức tiền đẻ ra tiền. Bên cạnh những lợi ích đó thì đầu tư tài chính cũng tồn tại rất nhiều rủi ro như thua lỗ, phá sản nếu đầu tư không hợp lý.
Chính vì mặt lợi và mặt hại luôn song hành với nhau mà đòi hỏi người đầu tư tài chính phải am hiểu về thị trường, có kiến thức vững chắc, đầu óc nhạy bén và có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Việc xác định ngành đầu tư tài chính học trường nào chất lượng vì thế cũng trở nên cực kỳ quan trọng để có một nền tảng kiến thức tốt.
Đôi nét về ngành đầu tư tài chính
Ngành đầu tư tài chính là gì?
Đầu tư Tài chính là một chuyên ngành thuộc ngành Kinh tế Đầu tư tại Khoa Kinh tế – Tài chính. Chương trình đào tạo cử nhân kinh tế có năng lực thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến mảng đầu tư tài chính chuyên nghiệp, trang bị cho sinh viên nhiều kiến thức từ kiến thức chung về kinh tế cho đến các kiến thức chuyên sâu về tài chính và đầu tư.
Ngoài ra, ngành còn trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về thị trường tài chính, về công nghệ tài chính và quản trị rủi ro tài chính hiện đại, về nghiệp vụ đầu tư tài chính.
Bên cạnh những kiến thức chuyên ngành thì sinh viên cũng được trang bị các kiến thức bổ trợ như kiến thức về pháp luật liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính.
Chương trình đào tạo ngành đầu tư tài chính
Thời gian đào tạo chương trình cử nhân ngành đầu tư tài chính là 4 năm. Chương trình Đào tạo của ngành đầu tư tài chính như sau:
Chương trình đào tạo chuyên ngành Đầu tư Tài chính sẽ bao gồm 130 tín chỉ với một số nhóm kiến thức như khối kiến thức đại cương, khối kiến thức đại cương ngành, khối kiến thức chuyên ngành và tốt nghiệp.
Kiến thức
– Tư duy logic, nhân sinh quan, thế giới quan, phương pháp luận, pháp luật đại cương, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối chính sách của Đảng,…
– Cung cấp những kiến thức cơ sở của khối ngành kinh tế như kinh tế vi mô, kinh tế vĩ mô, kinh tế lượng, quản trị học, nguyên lý kế toán, marketing, giao dịch thương mại quốc tế,… để có thể ứng dụng vào nghiên cứu các vấn đề của nền kinh tế và nền tài chính ngân hàng.
– Hiểu sâu hơn các kiến thức của khối ngành Tài chính như tài chính doanh nghiệp tài chính quốc tế, tài chính công, quản trị rủi ro tài chính, phân tích và đầu tư chứng khoán,… Vận dụng những kiến thức này vào công việc và làm quen, thích ứng với môi trường làm việc quốc tế.
– Nắm vững những kiến thức của chuyên ngành như Quản trị danh mục đầu tư, Thị trường chứng khoán, Phân tích kỹ thuật chứng khoán, Thị trường và các định chế tài chính, Chiến lược tài chính doanh nghiệp, Phân tích báo cáo tài chính,… Từ nền tảng kiến thức đó, giải thích các vấn đề thực tiễn, ứng dụng vào công việc chuyên môn của lĩnh vực Phân tích và Đầu tư tài chính.
>>> Có thể bạn quan tâm: Làm chuyên viên nghiên cứu thị trường phải biết 7 điều sau
Kỹ năng nghề nghiệp
– Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các dữ liệu về tài chính của các đơn vị thực tế, lên kế hoạch, đánh giá, tổ chức, quản lý thời gian, điều hành dự án,…
– Kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm và thích ứng với môi trường kinh doanh biến động liên tục.
– Kỹ năng tin học văn phòng cơ bản là yếu tố bắt buộc.
– Thông thạo ngoại ngữ Tiếng Anh, tiếng anh chuyên ngành thuộc lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, tối thiểu bậc 5/6 theo quy định Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
>>> Có thể bạn quan tâm: Kỹ năng lắng nghe trong giao tiếp & cách rèn luyện hiệu quả
Muốn theo ngành đầu tư tài chính học trường nào?
Chọn trường là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng. Khi chọn đúng trường phù hợp với năng lực, chương trình đào tạo tốt thì sau khi tốt nghiệp bạn sẽ dễ dàng xin việc hơn. Vậy muốn theo ngành đầu tư tài chính học trường nào?
– Khu vực Miền Bắc: Học viện Tài chính, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên, Đại học Thương mại, Viện Đại học Mở Hà Nội, Đại học Tài Chính – Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Hải Phòng, Đại học Hà Nội.
– Khu vực Miền Trung: Đại học Kinh tế – Đại học Huế, Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng, Đại học Hồng Đức, Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, Đại học Tài chính – Kế toán, Đại học Duy Tân, Đại học Quy Nhơn, Đại học Nha Trang…
– Khu vực Miền Nam: Đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học Tài chính Marketing, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh, Đại học Công Nghiệp Thực Phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh,…
Nhìn chung hiện nay, hầu hết các trường có đào tạo nhóm ngành kinh tế tài chính đều có chuyên ngành đầu tư tài chính. Như vậy để trả lời cho câu hỏi “Ngành đầu tư tài chính học trường nào?” thực chất không quá khó. Bạn hoàn toàn có thể chọn trường phù có mức điểm chuẩn phù hợp với năng lực của mình, vị trí địa lý cũng như khả năng tài chính của bản thân để theo học một cách hiệu quả nhất.
Nhu cầu tuyển dụng và cơ hội việc làm rộng mở ngành đầu tư tài chính
Sau khi biết được ngành đầu tư tài chính học trường nào, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến cơ hội nghề nghiệp sau tốt nghiệp của ngành nghề này. Vậy thực trạng ngành đầu tư tài chính nước ta hiện nay ra sao?
Cơ hội việc làm của chuyên ngành đầu tư tài chính hiện nay có thể nói là vô cùng rộng mở. Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Đầu tư Tài chính sẽ có cơ hội làm việc ở các công ty đầu tư, công ty tài chính, các công ty chứng khoán, các ngân hàng thương mại hay các công ty cổ phần với các vị trí công việc khác nhau. Có thể kể đến một số vị trí phổ biến như:
- Chuyên viên phân tích tài chính doanh nghiệp
- Chuyên viên định giá tài sản
- Chuyên viên phân tích đầu tư các danh mục tài sản
- Chuyên viên tư vấn đầu tư tài chính
- Chuyên gia hoạch định các chiến lược đầu tư tài chính
Học chuyên ngành đầu tư tài chính ra làm gì? Mức lương ra sao?
Quản lý các dự án đầu tư tài chính
Mỗi một dự án đều sẽ có những khác nhau về thời gian, địa điểm, không gian hay về mục tiêu và ý tưởng. Chính vì vậy mà người làm quản lý các dự án đầu tư tài chính đòi hỏi phải là người làm việc có trách nhiệm, đầu óc nhạy bén và biết điều hành các dự án một cách linh hoạt, trơn tru và có kỹ năng quản lý công việc tốt cần phải hoàn thành trong dự án.
Những người làm quản lý dự án sẽ được trả lương trung bình khoảng 22 triệu đồng/tháng và mức lương phổ biến trong khoảng từ 16 triệu đồng – 28 triệu đồng/tháng, cao nhất có thể lên tới 60 triệu đồng/tháng.
Quản lý quỹ đầu tư, tài sản
Một trong những lựa chọn hấp dẫn khi bạn học ngành đầu tư tài chính là làm quản lý các quỹ đầu tư và tài sản.
Bạn sẽ là người quản lý quỹ đầu tư và tài sản cho các doanh nghiệp/công ty, các tập đoàn để tiện cho việc theo dõi các hoạt động giao dịch, việc huy động các nguồn vốn đầu tư và hỗ trợ người quản lý tài sản công ty, quản lý dự án, …
Ngoài ra, bạn còn còn có thể lựa chọn làm tại các công ty Quản lý quỹ để thay các nhà đầu tư thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính.
Chuyên viên phân tích tài chính
Chuyên viên phân tích tài chính: Cần có bằng cử nhân trở lên về chuyên ngành tài chính. Mức lương của bạn khi làm việc ở vị trí này sẽ dao động trong khoảng từ 13 – 20 triệu đồng/tháng. Có những trường hợp nếu bạn có năng lực và thể hiện tốt, mức lương có thể lên đến 35 triệu đồng/tháng. Thông thường thì mọi người sẽ chọn học và thi lấy chứng chỉ CFA để thăng tiến và có mức thu nhập cao hơn.
Chuyên viên phân tích đầu tư
Chuyên viên phân tích đầu tư: Một trong những vị trí mang lại thu nhập tốt nhất cho các bạn học chuyên ngành tài chính, bằng cấp cao từ đại học trở lên. Mức thu nhập của vị trí này sẽ dao động trong khoảng 14 triệu đồng – 22 triệu đồng/tháng và cao nhất là 45 triệu đồng/tháng.
Chuyên viên quản trị rủi ro
Chuyên viên quản trị rủi ro là những người làm công việc phân tích các hồ sơ, rà soát, đánh giá, đề xuất tín dụng, đề xuất đầu tư cho khách hàng của mình, lập các báo cáo thẩm định về rủi ro và đề xuất các biện pháp giải quyết. Mức lương trung bình cho một chuyên viên quản trị rủi ro là khoảng 14 triệu đồng/tháng.
Giảng viên ngành đầu tư tài chính
Những bạn khi ra trường có kết quả học tập tốt, đam mê giảng dạy thì có thể cân nhắc việc sẽ trở thành một giảng viên và làm việc trong các trường đại học, các cơ sở đào tạo hay trung tâm đào tạo… Mức thu nhập của những người làm giảng viên sẽ tuỳ theo quy định của nhà nước hay tình hình kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến ngành đầu tư tài chính. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về ngành đầu tư tài chính, hiểu được ngành đầu tư tài chính là gì, ngành đầu tư tài chính học trường nào. Ngoài ra, bạn có thể truy cập vào trang web Muaban.net để thường xuyên cập nhật những thông tin tìm việc làm hữu ích với đa dạng ngành nghề và mức lương hấp dẫn nhé. Chúc bạn thành công!
>>> Đọc thêm: