Ngành thiên văn học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo – ReviewEdu

Cập nhật 27/07/2021 bởi

Khi được hỏi về các ngành khoa học, thật dễ dàng để liệt kê từ 5 – 10 ngành khoa học phổ biến như: Hóa học, vật lý, công nghệ thông tin, cơ học… Tuy nhiên, ít ai trong số chúng ta quan tâm về thiên văn học – một ngành khoa học nghiên cứu về vũ trụ. Bài viết sau đây xin cung cấp một số thông tin, kiến thức bổ ích xoay quanh chuyên ngành này.

Ngành thiên văn học là gì?

Thiên văn học (tiếng Anh: Astronomy) là ngành khoa học chuyên nghiên cứu các thiên thể và những hiện tượng tự nhiên có nguồn gốc từ bên ngoài vũ trụ. Lĩnh vực này đồng thời cũng nghiên cứu sự phát triển, chuyển động, tính chất vật lý, hóa học, khí tượng học của các vật thể vũ trụ và sự hình thành nên vũ trụ đó.

Theo định nghĩa của NASA, Thiên văn học là ngành khoa học nghiên cứu về các hành tinh, ngôi sao và không gian. Cùng với Thiên văn học, chiêm tinh học đều có nhiều liên quan về mặt lịch sử. Tuy nhiên thì chiêm tinh học không phải là một ngành khoa học và nó được cho là không liên quan đến thiên văn học.

Việc nghiên cứu thiên văn và vật lý thiên văn được thực hiện trong đài quan sát, các phòng thí nghiệm tại các trường đại học hoặc tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học.

Nội dung nghiên cứu chuyên ngành Thiên văn học được chia làm 3 phần chính là :

  • Nguồn gốc hình thành và phát triển của thiên thể

  • Cấu trúc và bản chất vật lý của các thiên thể và các quá trình xảy ra trong vũ trụ

  • Quy luật chuyển động của các thiên thể trong mối quan hệ giữa trái đất và bầu trời

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành

thiên văn học l

à gì?

Có tất cả 04 tổ hợp cho các sĩ tử có thể tham khảo đối với ngành học này. Các tổ hợp đó là:

  • A00: Toán – Vật lý – Hóa học

  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh

  • A02: Toán – Vật lý – Sinh học

  • A04: Toán – Vật lý – Địa lý

Điểm chuẩn ngành

học này là bao nhiêu?

Theo thông tin được biết, trên cả nước hiện chưa có cơ sở đào tạo nào phụ trách giảng dạy về chuyên ngành này. Tuy nhiên, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội đang đào tạo chuyên ngành tương đương với mức điểm chuẩn năm 2018 là 17,8 điểm.

Các nào trường đào tạo ngành thiên văn học?

Theo những tin tức tuyển sinh, ngành Thiên văn học chủ yếu được đào tạo tại nước ngoài. Tại Việt Nam, chỉ có một cơ sở đào tạo có chuyên ngành gần giống với ngành Thiên văn học này. Đó là trường Đại học Khoa học và Công Nghệ Hà Nội với chuyên ngành: Công nghệ vũ trụ và ứng dụng. Đây là cơ hội cho những ai muốn theo đuổi đam mê và theo học. Hi vọng rằng, trong tương lai không xa, ngành học này sẽ sớm được đưa vào giảng dạy.

Liệu bạn có phù hợp với ngành

 học

?

Để có thể tìm ra được câu trả lời thỏa đáng, bạn nên cân nhắc các tiêu chí dưới đây:

  • Khả năng tiếp thu, học tập tốt đối với các môn khoa học

  • Đam mê với khoa học vũ trụ và thiên văn học

  • Thích khám phá quy luật tự nhiên

  • Yêu thích khoa học, có hứng thú với các tin tức khoa học

  • Khả năng tự học, tự nghiên cứu

  • Tư duy hoạt bát, nhanh nhẹn

  • Suy nghĩ độc lập và linh hoạt

  • Thái độ học tập nghiêm túc, cẩn trọng

  • Sử dụng thành thạo các công cụ, trang thiết bị chuyên ngành

Học ngành

thiên văn học

cần học giỏi môn gì?

Rất dễ dàng để nhận biết được chuyên ngành thiên văn học cần học giỏi 03 môn là Vật lý, Toán và tiếng Anh. Lý do cụ thể vì:

  • Tiếng Anh: Sinh viên cần sử dụng ngôn ngữ này như một công cụ đắc lực trong việc nghiên cứu, học tập và trao đổi thông tin.

  • Vật lý: Môn học chiếm 90% kiến thức của chuyên ngành này. Do đó, đây là một môn không thể bỏ qua. Một số ví dụ liên quan tới vật lý như:

    Vật lý thiên văn, Vật lý thiên văn nghiên cứu về hệ mặt trời, vũ trụ quan…

  • Toán:

    Sẽ rất khó khăn cho những ai học không tốt môn này. Lý do: gần như mỗi kỳ học đều có ít nhất 03 môn học liên quan tới môn Toán.

Cơ hội việc làm dành cho ngành

thiên văn học

như thế nào?

Với những kiến thức chuyên môn về Thiên văn học cùng các kiến thức bổ trợ về Toán học, Vật lý, sinh viên ra trường sẽ có những cơ hội nghề nghiệp, vị trí làm việc sau đây:

  • Công tác lập trình khoa học, trợ lý nghiên cứu, công tác điều hành kính thiên văn, thành viên nhóm nghiên cứu tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu về Vật lý, Thiên văn, các Sở Khoa học… 

  • Công tác công nghiệp quốc phòng, nghiên cứu, giảng dạy chuyên sâu về chuyên ngành tại các trường Cao đẳng, Đại học, Trung tâm giáo dục,… trên địa bàn cả nước.

  •  Nhà nghiên cứu, giáo sư đại học hay kỹ sư quang học.

Mức lương dành cho người làm ngành

thiên văn học

là bao nhiêu?

Hiện tại, chưa có bất kỳ báo cáo cụ thể nào liên quan tới mức thu nhập của nhân viên hoạt động trong lĩnh vực này. Tuy nhiên có một điểm chung là những nhà thiên văn học cũng sẽ nhận được mức phúc lợi giống như những cán bộ công tác tại lĩnh vực khác. Bao gồm:

  • Lương cứng

  • Chế độ đãi ngộ tốt, tăng lương theo hiệu quả công việc

  • Khám sức khỏe định kỳ

  • Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng

  • Làm việc trong môi trường chuyên nghiệp

  • Cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp

  • Tham gia BHXH, BHYT theo quy định của Luật Lao động Việt Nam

  • Lương tháng thứ 13

  • Phụ cấp ăn trưa

  • Nghỉ phép định kỳ trong năm ( 12-24 ngày)

  • Ưu đãi cho nhân viên có con nhỏ…

Kết luận

Mặc dù chúng ta phải thừa nhận rằng ngành thiên văn học ở Việt Nam không phổ biến như các ngành nghề trong các lĩnh vực khác, ví dụ như công nghệ, thông tin, viễn thông… Nó vẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và tìm hiểu vũ trụ đối với thế giới nói chung. Sinh viên của ngành thiên văn học được đào tạo kiến thức chuyên môn cùng những kỹ năng và nghiệp vụ đặc thù mà ít ngành học nào có thể mang lại. Đồng thời, họ cũng là những người có đam mê mãnh liệt với ngành học, với việc tìm hiểu vũ trụ, thế giới dưới góc độ khoa học.

5/5 – (1 vote)

Rate this post

Viết một bình luận