Ngành xã hội học là gì? Điểm chuẩn và các trường đào tạo – ReviewEdu

Cập nhật 27/07/2021 bởi

Bên cạnh các khối ngành như kinh tế, khoa học, chính trị… ngành xã hội học cũng có sức ảnh hưởng và tác động to lớn tới toàn bộ hệ thống xã hội. Vậy, ngành xã hội học là ngành như thế nào? Để biết được câu trả lời cho câu hỏi vừa rồi, xin mời quý độc giả tham khảo bài viết sau để có cái nhìn khách quan, toàn diện nhất về ngành này.

Ngành Xã hội học là gì?

Xã hội học (tiếng Anh: Sociology) là khoa học nghiên cứu về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, đặc thù của sự phát triển, vận hành của hệ thống xã hội được xác định về mặt lịch sử. Bên cạnh đó, ngành còn tập trung phân tích về các cơ chế tác động cũng như các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các giai cấp, nhóm xã hội và các dân tộc.

Mục tiêu của ngành Xã hội học là đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức rộng về các vấn đề xã hội, các kỹ năng phân tích hiện tượng xã hội, sự kiện, hành vi con người, có năng lực tư vấn xây dựng các chính sách xã hội… từ đó có thể đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước.

Các khối, tổ hợp xét tuyển đối với ngành

Xã hội học l

à gì?

Ngành xã hội học xét tuyển nhiều khối, tổ hợp cho các thí sinh đăng ký. Cụ thể đó là:

  • A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh

  • C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý

  • C01: Ngữ văn – Toán – Địa lý

  • C19: Ngữ văn – Lịch sử – GDCD

  • D01: Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh

  • D02: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nga

  • D03: Ngữ văn – Toán – Tiếng Pháp

  • D04: Ngữ văn – Toán – Tiếng Trung

  • D05: Ngữ văn – Toán – Tiếng Đức

  • D06: Ngữ văn – Toán – Tiếng Nhật

  • D14: Ngữ văn – Lịch sử – Tiếng Anh

  • D78: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Anh

  • D79: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Đức

  • D80: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Nga

  • D81: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Nhật

  • D82: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Pháp

  • D83: Ngữ văn – KHXH – Tiếng Trung

Điểm chuẩn ngành

Xã hội học là bao nhiêu?

Năm 2020, điểm chuẩn của ngành nằm ở mức từ 14.5 – 29.5 điểm. Điểm này phụ thuộc vào kết của của kỳ thi THPTQG. Bên cạnh đó, kết quả của bài thi đánh giá năng lực với mức điểm 640 cũng được trường đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn – Đại Học Quốc Gia TP.HCM đón nhận. Hình thức xét học bạ cũng là một phương thức tuyển sinh riêng của một số trường.

Các trường nào đào tạo ngành Xã hội học?

Trên cả nước có rất nhiều cơ sở đào tạo chuyên ngành này. Các bạn có thể tham khảo một số trường như sau:

Khu vực miền Bắc

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền

  • Đại học Công đoàn

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Khu vực miền Trung

  • Đại học Hồng Đức

  • Đại học Khoa học – Đại học Huế

  • Đại học Đà Lạt

Khu vực miền Nam

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM

  • Đại học Mở TP.HCM

  • Đại học Văn Hiến

  • Đại học Tôn Đức Thắng

  • Đại học Cần Thơ

  • Đại học Bình Dương

Liệu bạn có phù hợp với ngành

Xã hội học

?

Ngành Xã hội học không đòi hỏi người học phải có những tư chất đặc biệt hay có bất cứ yêu cầu gì quá khắt khe đối với người học. Tuy nhiên, các bạn có thể tham khảo các yếu tố để có thể giúp bạn thành công với ngành này như sau:

  • Đam mê xã hội học, ham mê học hỏi và nghiên cứu chuyên ngành

  • Khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ

  • Khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng, tư duy rõ ràng và linh hoạt

  • Khả năng tự học, tự nghiên cứu

  • Cẩn thận, kiên nhẫn

  • Nhiệt tình và tự tin

  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình

  • Khả năng cập nhật, theo dõi các thông tin mới

Học ngành

Xã hội học

cần học giỏi môn gì?

Dựa theo chương trình đào tạo của ngành, sinh viên ngành nhân học nên tập trung trau dồi 03 môn chính: Lịch sử, Tin học và Địa lý. Lý do là vì:

  • Địa lý: Kiến thức chuyên ngành này liên quan rất nhiều đến kiến thức môn Địa lý. Nó hỗ trợ người học nắm bắt được đặc tính, sự phân bổ của các cộng đồng cư dân trên những vùng, khu vực khác nhau.

  • Lịch sử: Học tốt lịch sử sẽ là một điểm cộng lớn. Môn lịch sử sẽ hỗ trợ sinh viên trong việc nắm bắt những thông tin, dữ liệu có được trong quá khứ.

  • Tin học: Học tốt môn này giúp bạn có thể sử dụng các phần mềm, công cụ chuyên ngành hiện đại nhất trong quá trình học tập.

Cơ hội việc làm dành cho ngành

Xã hội học

như thế nào?

Có rất nhiều vị trí, cơ hội việc làm mà sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này có thể ứng tuyển. Cụ thể là một trong số các vị trí sau:

  • Quan hệ công chúng: Biên tập viên, Phóng viên; Quảng cáo; Tổ chức sự kiện tại các cơ quan về truyền thông đại chúng và xuất bản

  • Kinh doanh, quản lý: Điều hành các tổ chức dân sự, Quản trị các dự án đầu tư xã hội, quản trị nhân lực, thống kê bán hàng… tại các bộ phận tiếp thị, quảng cáo và quan hệ công chúng của công ty

  • Nghiên cứu, tư vấn: về các chính sách phát triển bền vững, thị trường, truyền thông, quảng cáo và điều tra dư luận xã hội… tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp

  • Dịch vụ và phục vụ con người: Làm điều phối viên, chuyên viên cho các quỹ phát triển, hoạt động tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ…

  • Lĩnh vực hành chính công: Làm chuyên viên trong các cơ quan hành chính sự nghiệp (văn hóa, lao động, dân số…) tại cơ quan hành chính nhà nước các cấp

  • Giáo dục, đào tạo: Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng liên quan

Mức lương dành cho người làm ngành

Xã hội học

là bao nhiêu?

Mức lương của người làm trong lĩnh vực này được chia làm 2 nhóm chính:

  • Sinh viên mới ra trường: Ít kinh nghiệm, cần trau dồi thêm năng lực chuyên môn thì mức lương trung bình từ 5 – 7 triệu VNĐ/ tháng.

  • Nhà xã hội học có kinh nghiệm làm việc: mức lương cao hơn từ 8 – 10 triệu đồng/tháng hoặc có thể cao hơn tùy thuộc vào vị trí đảm nhiệm và nhiều yếu tố phụ khác.

Kết luận

Ngành xã hội học hiện đang là ngành học được nhiều bạn trẻ quan tâm và theo học bởi tính thực tiễn, ứng dụng cao của nó trong xã hội. Với quá trình học được đầu tư bài bản, tập trung đi sâu vào chuyên môn cùng với sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại cho người học. Đồng thời, ngành còn mang lại nhiều vị trí việc làm linh hoạt cùng mức thu nhập ổn định, đây chắc chắn sẽ là những yếu tố củng cố vào ước mơ trở thành một nhà xã hội học của bạn.

Đánh giá bài viết

Rate this post

Viết một bình luận