Ngày 27/7 là ngày gì? Lịch sử và ý nghĩa

Là người con Việt Nam chắc hẳn chúng ta đều biết lịch sử chúng ta đã trải qua các cuộc kháng chiến trường kỳ với những năm tháng hào hùng, bất khuất và đầy mất mát. Để kỉ niệm những năm tháng đó và tỏ lòng biết ơn đến những thế hệ cha ông đã ngã xuống vì độc lập tự do đất nước chúng ta đã có ngày 27/7 hàng năm. Để hiểu rõ hơn về ngày 27/7 là ngày gì? Có lịch sử và ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

1. Ngày 27/7 là ngày gì? 

Chắn hẳn chúng ta cũng đã biết đến ngày 27/7 là ngày gì? Đó là ngày thương binh – Liệt sỹ. Đây cũng là dịp thế hệ sau đặc biệt là thế hệ thanh niên được ngồi cùng nhau tưởng nhớ, ghi ơn những người cha, người anh hy sinh vì độc lập tự do đất nước qua những năm tháng đầy gian khó, thiếu thốn.

Đây cũng là dịp các chiến sỹ cùng chiến đấu năm xưa ôn lại những kỷ niệm cũ, tưởng nhớ các thương binh, liệt sĩ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những người đã góp phần vào sự bình yên của dân tộc. Bên cạnh đó, 27/7 là có ý nghĩa đặc biệt vì đây là dịp để mọi người nhìn lại cội nguồn, về những người đã góp phần vào hòa bình cả nước.

Trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp năm 1946, số thương vong và hi sinh của người Việt Nam rất lớn, nhiều chiến sĩ đã ngã xuống, hy sinh xương máu để bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh về chính sách thương binh, liệt sỹ.

Trong một cuộc họp được tổ chức bởi Chính trị Quân đội toàn quốc vào ngày 27/7/1947, Bác Hồ đã xác định quyết định lấy ngày hôm ấy là Ngày Thương binh Liệt sĩ. Kể từ đó, hàng năm cứ đến ngày 27/7 là ngày những người dân Việt Nam cùng nhau tri ân các thương bệnh binh, tưởng nhớ các anh hùng đã hy sinh vì hòa bình cả nước.

 Ngày 27/7 là ngày gì?

2. Nguồn gốc, lịch sử ra đời của ngày 27/7

Cách mạng Tháng tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời vào năm 1945 nhưng do chính quyền còn non trẻ và nhiều khó khăn khác nhau nên ngay sau đó, Thực dân Pháp thay thế Tưởng Giới Thạch đã nổ súng quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Toàn dân, toàn quân với tinh thần chiến đấu hết mình, kiên quyết bảo vệ thành quả Cách mạng, giữ gìn độc lập dân tộc, nhiều chiến sỹ và nhân dân bị thương và ngã xuống tại chiến trường.

Đây là những nỗi đau, mất mát mà không ai có thể đong đếm và tưởng tượng đến được, một màu u tối đau thương bao trùm lên toàn bộ đất nước và nhân dân ta gia đình mất nhau, nhiều đứa trẻ vừa ra đời chưa được nhìn cuộc sống. Để góp phần xoa dịu nỗi đau, nỗi mất mát đó Chính phủ Việt Nam đã tiến hành thành lập một tổ chức có tên là Hiệp hội giúp đỡ các quân nhân hy sinh.

Đối với công tác thương binh, liệt sĩ – Đảng và Nhà nước đã quyết định nhiều chính sách quan trọng liên quan để đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến. Hội nghị nhất trí lấy ngày 27/7/1947 là Ngày Thương binh toàn quốc.

Nội dung buổi làm việc nhằm thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc chọn ngày kỷ niệm Thương binh, liệt sĩ và bảo vệ thương binh, liệt sĩ. Sau khi xem xét, Hội nghị nhất trí lấy ngày 27/7/1947 làm Ngày Thương binh toàn quốc.

Ngày 27/7 là ngày gì?

3. Ý nghĩa ngày Thương binh liệt sĩ

Kỷ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 là ngày có ỹ nghĩa trọng đại đối với đất nước và con người Việt Nam. Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân, tinh thần đoàn kết dân tộc và sự biết ơn sâu sắc đối với thế hệ đi trước. Bao quát hơn là nó có ý nghĩa về chính trị và nhân văn.

3.1 Ý nghĩa chính trị

27/7 là ngày có ý nghĩa lịch sử chính trị sâu sắc vì qua đó cho ta thấy được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ đối với những chiến sỹ, những gia đình có công với cách mạng đã hy sinh vì đất nước. Cũng từ đó mà ta thấy được tinh thần yêu nước được phát huy, tinh thần chủ nghĩa xã hội, bản lĩnh và sự nghiệp cách mạng của Đảng.

Ngày Thương binh liệt sỹ cũng cho chúng ta thấy được trách nhiệm, bổn phận của mỗi người con Việt Nam và đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay. Chúng ta cần phải luôn biết ơn, kính trọng những gì ông cha đã hy sinh để có được như ngày hôm nay. Phải luôn củng cố khối đoàn kết dân tộc và độc lập đất nước. Luôn luôn đặt tinh thần yêu nước lên hàng đầu, cảnh giác trước các phần tử phản bội Tổ quốc, các thế lực thù địch nhằm chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, bội nhọ danh dự của Đảng và quá khứ hào hùng của dân tộc.

3.2 Ý nghĩa nhân văn

Ý nghĩa nhân văn của ngày Ngày Thương binh liệt sĩ giúp mỗi người chúng ta luôn nâng cao ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. “Uống nước nhớ nguồn” luôn là đạo lý để chúng ta đền ơn đáp nghĩa. Truyền thống nhân văn và đầy ý nghĩa cũng được thể hiện rất rõ và đầy sâu sắc. Bên cạnh đó tinh thần “Gia đình cách mạng gương mẫu” cũng góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế.

Ngày 27/7 là ngày gì

4. Một số hoạt động tri ân ngày 27/7 

Kỉ niệm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 là dịp để con cháu chúng ta được ngồi lại kể nhau nghe về những năm tháng hào hùng của dân tộc; là lúc chúng ta bày tỏ lòng thành, tổ chức một số hoạt động để biết ơn những thế hệ trước và những người đã ngã xuống vì độc lập đất nước.

4.1 Thắp hương, dâng hoa tri ân các anh hùng liệt sỹ

Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa” của dân tộc luôn được ghi nhớ và giữ gìn nên  hàng năm đến ngày 27/7 các Chi đoàn, tổ chức khác nhau lại tổ chức buổi lễ thắp hương tri ân đến các anh hùng liệt sỹ.

Sự tri ân sâu sắc, dòng chữ “đời đời nhớ ơn các Anh hùng liệt sỹ” trong không khí trang nghiêm, thành kính và đầy sự tôn trọng với những nén hương thắp lên phần mộ các liệt sỹ trong ngày 27/7 hàng năm cho thấy được sự biết ơn và lòng thành kính sâu sắc. Ngoài ra, đây cũng là dịp các đoàn viên thanh niên thế hệ trẻ thành kính dâng hương, đặt vòng hoa mặc niệm để tưởng nhớ thế hệ cha ông đã ngã xuống đã hy sinh anh dũng trong các cuộc kháng chiến vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Ngày 27/7 là ngày gì

4.2 Thăm và tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Ngày 27/7 hàng năm các tổ chức đoàn thể luôn đến thăm và tặng quà Bà mẹ Việt Nam anh hùng với sự thành kính và lòng biết ơn sâu sắc với những sự mất mát hy sinh của gia đình và các mẹ. Bày tỏ lòng biết ơn, tri ân với những cống hiến của họ trong cách mạng dân tộc, đấu tranh giải phóng, thống nhất đất nước đem lại độc lập, tự do cho đất nước và công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Qua đó, cũng mong muốn các gia đình thân nhân liệt sỹ tiếp tục truyền thống cách mạng, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc ta để thế hệ trẻ noi theo.

Ngày 27/7 là ngày gì

5. Một số địa điểm về ngày Thương binh Liệt sỹ

Trên mảnh đất chiều dài hình chữ S trên đất nước ta, có rất nhiều tưởng chừng như không đếm xuể các tượng đài liệt sỹ. Đó không chỉ là nơi ghi nhớ những chiến công của các chiến sỹ mà còn là nơi yên nghỉ an giấc của nhiều người đã hy sinh cho đất nước độc lập ngày hôm nay. Một số tượng đài chúng ta có thể kể đến như:

5.1 Tượng đài Vị Xuyên

Tượng đài Vị Xuyên được biết đến là tượng đài cao lớn nhất trong 9 tỉnh biên giới phía Bắc Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, Quảng Ninh. Ở đây chúng ta không nói đến độ cao, độ lớn hay sự vững chắc mà độ lớn về sự hy sinh của các chiến sỹ bên cạnh những thanh niên xung phong, hàng ngàn chiến sỹ bộ đội mà còn là giáo viên, người dân địa phương đã chiến đấu hết mình, bị thương và ngã xuống với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, vì Tổ quốc quên mình trong trận chiến đấu 17/2/1979.

Ngày 27/7 là ngày gì

5.2 Ngã Ba Đồng Lộc

Những năm 65 – 74 của thế kỷ XX, giặc Mỹ xâm lược tập trung dội bom vào dải đất miền Trung đặc biệt là Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh.  Một trong những số đó phải kể đến Ngã ba Đồng Lộc, Hà Tĩnh, mảnh đất đau thương đã bị dội không biết bao tấn đạn bom của Mỹ.

Vào ngày 24/7/1968, 10 cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ san đường lấp hố cho xe vào tiền tuyến và tất cả đã hy sinh ngã vào lòng đất mẹ trong trận dội bom lần 15 của giặc Mỹ. Những mất mát hy sinh của các cô gái Đồng Lộc luôn được mọi người ghi ơn và tưởng niệm. Có người từ ngày tham gia vào chiến trường chưa một lần về thăm gia đình, chưa một lần hẹn hò và những dòng chữ trong các bức thư còn đang dang dở. 10 cô gái hy sinh ngày ấy đã trở thành bất tử, là biểu tượng đẹp đẽ nhất của phụ nữ Việt Nam.

Ngày 27/7 là ngày gì

5.3 Tượng đài Những người nằm lại phía chân trời

Những mất mát hy sinh của 64 cán bộ chiến sĩ Hải quân Nhân dân Việt Nam ngày 14/3/1988 tại đảo đá Gạc Ma -Trường Sa được mọi người nhớ đến tại Tượng đài Những người nằm lại phía chân trời – Cách Tượng đài Cam Ranh 16km chạy về hướng TP Nha Trang.

Sở dĩ mọi người gọi Tượng đài Những người nằm lại phía chân trời bởi 64 chiến sĩ hi sinh ngày ấy ở vị trí xa nhất của Tổ quốc Việt Nam trong một buổi sáng đẹp trời đầy nắng và gió, giữa những cơn sóng nước xương cốt các anh nằm lại cùng biển khơi hào vào từng đợt sóng, tan vào lòng biển và trở thành biểu tượng đẹp nhất mà người dân Việt Nam mãi mãi không bao giờ quên.

Ngày 27/7 là ngày gì

Tìm hiểu thêm về Ý nghĩa ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại: Ý nghĩa ngày 30 tháng 4 năm 1975

Qua bài chia sẻ này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về “Ngày 27/7 là ngày gì?”, để tìm hiểu thêm các kiến thức liên quan khác, bạn đọc có thể tham khảo tại Blog Vimi. Ngoài chia sẻ các kiến thức mở rộng về xã hội, giáo dục, nhân sự… chúng tôi còn là nhà cung cấp số lượng lớn các sản phẩm van công nghiệp (van bướm, van 1 chiều, van y lọc…), các sản phẩm đồng hồ đo lưu lượng và sản phẩm phụ kiện ống (phụ kiện inox, phụ kiện gang…).

Đánh giá điều này post

Rate this post

Viết một bình luận