Người Việt thờ Thần Tài với mong muốn mang đến tài lộc cho gia đình, gia đình sung túc, giàu có, thịnh vượng. Tượng Thần Tài là một ông già ngồi trên ngai vàng, tóc trắng râu dài, người mặc áo gấm thắt đai ngọc, một tay cầm gậy, một tay cầm những thỏi vàng.
Đối với người kinh doanh, đây là dịp để thể hiện ước muốn công việc làm ăn thuận lợi, phát tài phát lộc. Nhiều người còn cho rằng mùng 10 tháng Giêng là thời điểm con người sẽ được “đổi vía”, lấy hên cho năm mới.
Đa số các gia đình làm nghề buôn bán đều có một bàn thờ Thần Tài rất trang trọng. Bàn thờ Thần Tài này được đặt ở vị trí dưới đất sát mép tường hoặc gần cửa ra vào. Theo quan niệm xưa, việc đặt bàn thờ Thần Tài ở vị trí này để nghênh tiếp tài lộc và phù hộ cho gia đình được “thuận buồm xuôi gió”, thuận lợi trong mọi việc.
Vào ngày này, người dân thường có xu hướng sắm đồ lễ cúng và mua vàng để cầu tài lộc bởi lẽ vàng chính là biểu tượng, tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Trong những năm gần đây xu hướng mua vàng ngày vía Thần Tài có sự dịch chuyển đáng kể, thay vì mua vàng miếng hoặc nhẫn tròn trơn, người dân có thêm lựa chọn nhẫn vàng đính đá, đính charm phong thủy,… cầu mong công việc thuận buồm xuôi gió, gặp nhiều may mắn.
Nên làm gì ngày vía Thần Tài?
Ngoài mua vàng thì việc sắm đồ lễ cúng ngày vía Thần Tài cũng vô cùng quan trọng.
Lễ vật cúng ngày vía Thần Tài cần chuẩn bị theo phong tục truyền thống
Nến
Hương
3 chén nước
3 chén rượu
Gạo tẻ
Vàng mã
Muối
Hoa cúc, hoa đồng tiền tươi
Mâm ngũ quả gồm xoài, thanh long, táo, dưa hấu,…
Thịt lợn luộc, 3 quả trứng luộc, 3 con tôm
Trầu cau mỗi thứ 1 cái
Xôi đỗ xanh
Thuốc lá
Ông Cóc
Ngoài ra, tùy vào mỗi vùng miền có thể cúng vía Thần Tài bằng cá lóc nướng hoặc thịt lợn quay bánh hỏi,….
Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ lễ cúng vía Thần Tài
Thắp hương: Tùy thuộc vào hoàn caarnh mỗi gia đình có thể chọn giờ tốt để cúng trong ngày để kích hoạt trường khí tốt hơn.
Nước: Chén để nước cần rửa sạch trước khi rót nước và chỉ cần 1 chén là đủ, rót vừa đủ.
Hoa: Có thể dùng bình hoa bằng thủy tinh hoặc gốm sứ đều được. Khi cắm hoa nên chọn hoa tươi và có nụ, có hương thơm thì càng tốt. Tuyệt đối không được dùng hoa giả.
Quả: Nên chọn quả tươi, ngon và còn nguyên vẹn. Một số hoa quả thường dùng là táo, chuối, lê, cam, quýt… Tuyệt đối không dùng quả nhựa.
Đèn, nến: Nên dùng đèn dầu hoặc nến, tuyệt đối không dùng đền nhấp nháy, đèn điện để cúng bởi có thể tạo ra trường khí xấu, gây ảnh hưởng đến việc thờ cúng.
Cách bày trí đồ cúng
Ở giữa bàn thờ Thần Tài đặt một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy bởi đây đều là những lương thực thiết yếu của con người nhằm cầu mong một năm đủ đầy, no ấm.
Lọ hoa đặt bên tay phải và mâm ngũ quả bên tay trái theo chiều nhìn từ ngoài vào trong. Đặt ông Thần Tài ở giữa.
Bát nhang tránh tuyệt đối không được xe dịch khỏi vị trí ban đầu, nếu không có thể khiến công việc làm ăn gặp nhiều khó khăn, bất lợi. Trầu cau đặt ở phía trước lọ hoa.
Thuốc lá có thể đặt lên mâm ngũ quả. Thịt lợn, trứng và tôm sắp xếp ở ngoài sao cho đẹp mắt. Nến đặt phía trước tượng ông Thần Tài. Xôi và cá lóc (nếu có) bày trí sao cho hài hòa, phù hợp.
Lưu ý ông Cóc quay hướng ra ngoài vào ban ngày để nghênh đón tài lộc. Tối đến lại quay ông Cóc vào trong để giữ lộc, tránh thất thoát tiền của.
Cúng vía Thần Tài 2022 giờ nào tốt nhất?
Theo ý kiến chuyên gia phong thủy, lễ cúng vía Thần Tài năm Tân Sửu 2022 nên được tiến hành vào các khung giờ buổi sáng. Tốt hơn cả là khung giờ từ 5h – 7h hoặc 11h – 13h.