Nghe Chi Rứa Là Gì, Mô Tê Răng Rứa Là Gì – Quang An News

Nghe Chi Rứa Là Gì, Mô Tê Răng Rứa Là Gì

 

 

Miền Trung có một Huế thôi

Nói năng khó hiểu mà nhiều người thương

Hèn chi trong nớ ra chơi

Nghe cô gái Huế ruột gan lộn phèo

 

Trên mạng xã hội có bài:

Huế tôi yêu: “Mô, Tê, Răng, Rứa “

Xin trích bạn đọc nhớ ghi

Khi mô đến Huế, chớ đừng “hổi ôi” (ngạc nhiên)

THIÊN NGÂN

 

HUẾ TÔI YÊU: “MÔ, TÊ, RĂNG, RỨA”

 

Lần đầu trong ấy ra chơi

Nghe giọng Huế nói ngẫn ngơ cả tuần

‘Đi đâu vậy’ thì nói “đi mô rứa””O nớ” ám chỉ ‘cái cô’ chung đường

“Ốt dột” khi tui nói thương,có nghĩa ‘mắc cỡ’ má vương nụ hồng.”Khôn” là đồng nghĩa với ‘không’Chẳng muốn lấy chồng: “khôn muốn lấy dôn”“En ni” (anh này) “doản hậu” (ác) vô cùng

Tui đã … im lặng “đèo queo” theo hoàiNhà tui “chó chẳng răng mô” (chó rất hiền)Có chi thì “noái” (nói), ngày “mơi mạ về” (mai mẹ về). Trên cao thì nói “trên côi””Đi rượng” là đi chơi với con trai

Là khi hai đứa sóng đôi “như chừ” (bây giờ). “Phủ phê” là lúc thặng dưNhư là tình cảm “đã nư” (no đầy)”Như ri” có nghĩa ‘như vầy’Mô – Tê – Răng – Rứa, muốn điên cái đầu

 

“Ở nể” đồng nghĩa ‘ở không’gái mà đến tuổi chưa chồng: “ế dôn”‘Ngu ngu’ thì nói “khôn khun”‘Dại dại’ thì nói “đù đù” mặt ra.

Bạn đang xem: Chi rứa là gì

Trai trẻ thì nói chưa “tra”(già)Khi có cháu rồi thì gọi là “ôn”Có cô em gái lấy “dôn” (chồng)lấy được ông chồng thăng chức “mụ O” (cô)Anh, em trai lấy vợ, cũng thành “mụ O”. Mụ O hiền hậu khỏi lomụ O lắm chuyện là mụ O “dọn mồm” (đanh đá).

Xem thêm: Cách Tắt Research Trong Word 2013, 2016, Cách Tắt Chức Năng Research Trong Word

Mụ O lớn tuổi không chồng

nâng lên một cấp “mụ O cô bà”

“Răng chừ” đồng nghĩa “khi mô””Khi mô” có nghĩa ‘lúc nào’ đó thôi”Khi mô” có cặp có đôi”Răng chừ” hết cảnh tuổi đời bơ vơĐơn côi “cái trốt” (cái đầu) dật dờ Buồn tình đi “dậu” (nhậu), “mần” (làm) thơ một minh

Mẹ già “chộ” (thấy) được, tức mình mắng con:

“Cao tằng cố tổ cha mi” (chưởi 6 đời)

“dậu chi dậu đoản quá tay” (nhậu quá nhiều)

“Chưng” (chân) Nam, “cẳng” (giò) Bắc,

mi về “đàng mô” (đường nào).

“Cồn mồ” (nghĩa địa) xa lắm con ơi

“Nhà thương cứng ngắt” (bệnh viện quá tải)

Con nằm “chổ mô” (ở đâu).”Mần thinh” (im lặng) không nói một câuĐể nghe len lén “giọng hò mụ tra” (bà mẹ chửi)

“Mua lửa” (mua thiếu nợ) thì thật là lo

Mua mà không trả, ai cho “lửa” (thiếu) hoài “Mắc lửa” là thiếu nợ dài”Lửa tiền” thì thiếu, “lửa tình phủ phê”

“Rạng mơi” là lúc bình minhcủa ngày kế tiếp, đem phơi nong tình “Bữa tê” (hôm nọ) em hẹn lại chơi Quên bẵng cái việc em mời “bữa kia” (hôm trước)”Bữa tề” (hôm kia) mang lịch ra chia “Bữa tể” (trước đây) là trước bữa kia hai ngày

“Bữa ni” là bữa hôm nayLà lúc đang nói “hàng hai đây nì” (hai đứa đây nè)

 

‘Không thấy’ thì nói “ chộ chi mô nờ”

“Bưa quá trời” đồng nghĩa với ‘chán quá rồi’”Mần chi” có nghĩa ‘làm gì’Em muốn làm gì?, “răng hoải mần chi?”‘Thế này’ thì nói “ri nì” hoặc “như ri””Rứa tề” là ‘thế đó’, “mần chi bây hè” (chúng ta làm gì) ‘Crem cây’ thì nói “que kem”Còn ở “trước hè” (cái sân) lại nói “cái cươi” (cái sân)”ôn ni” (ông này) bản mặt hơi “tra” (già)

còn đi tán bậy là người “vô duyên”

Nói láo tui “trọi” (gõ) u đầu

Tui gõ u “trốt” (đầu) nghĩa thời như nhau.

Người Huế gọi “Mạ”  là ‘mẹ’

gọi ‘bà” là “Mệ”, gọi “Ôn” là ‘chồng bà’.“Mụ tra vô hậu” là gì hiểu không?

ý là muốn nói:‘Bà già khó tính’

Con gái chưa “noái” (nói) đã cườiBị người ta trách “cái đồ vô duyên”‘Tối qua’ thì nói “khi hôm”,

“rạng mai” có nghĩa bình minh “chạng vạng”  (hoàng hôn) trải chiếu ra nằmSớm “mơi” (mai) cầm “chủi xuốt cươi” (chổi quét sân)

Rate this post

Viết một bình luận