Nghề lạ ở Việt Nam: Loài tí hon nuôi 30 ngày là có tiền, cho ăn lá chuối, bán làm đặc sản đắt khách

HÀ ANH

Ngày 19/07/2022 14:42 PM (GMT+7)

Dế là loài nuôi tự nhiên nên ít bệnh dịch, không cầu kỳ về thức ăn, nhu cầu tiêu dùng thị trường lại khá cao như chế biến món ăn hoặc bán cho người nuôi chim, câu cá… Nhiều nông dân đã lựa chọn nuôi dế để làm giàu.

Dế Thái vàng (hay dế mèn Thái) là loại dế có cánh màu vàng, dưới bụng màu trắng. So với dế mèn thông thường tại nước ta, loại dế này có kích thước to hơn, sức đề kháng tốt hơn và đặc biệt là một trong những món đặc sản của Thái Lan –  quốc gia nổi tiếng với các món đặc sản côn trùng. 

Dế Thái vàng có thịt dai, mùi vị thơm ngon nên thường được chế biến thành nhiều món ăn được phục vụ tại các khách sạn 5 sao, các nhà hàng sang trọng và đắt tiền. Những món ăn nổi tiếng từ dế có thể kể đến như dế chiên giòn, dế rang sả ớt, dế nướng sốt sate, làm gỏi… 

Nghề lạ ở Việt Nam: Loài tí hon nuôi 30 ngày là có tiền, cho ăn lá chuối, bán làm đặc sản đắt khách - 1

Nghề lạ ở Việt Nam: Loài tí hon nuôi 30 ngày là có tiền, cho ăn lá chuối, bán làm đặc sản đắt khách - 2

Nghề lạ ở Việt Nam: Loài tí hon nuôi 30 ngày là có tiền, cho ăn lá chuối, bán làm đặc sản đắt khách - 3

Dế Thái vàng được phục vụ trong các nhà hàng ở Thái Lan.

Tại Thái Lan, các trang trại nuôi dế ra đời đã tạo công ăn việc làm cho nhiều người nông dân ở các tỉnh Khon Kaen, Kalasin, Nakhon Phanom, Buri Ram và Maha Sarakham, trở thành một xu thế chăn nuôi bền vững trong tương lai. Thậm chí, chính phủ và các công ty nông nghiệp cũng không ngừng cho ra nhiều chính sách có lợi nhằm giúp nghề nuôi dế phát triển ở đất nước nhiệt đới này.

Nghề lạ ở Việt Nam: Loài tí hon nuôi 30 ngày là có tiền, cho ăn lá chuối, bán làm đặc sản đắt khách - 4

Các món ngon đường phố từ dế.

Ở Việt Nam, dù thị trường tiêu thụ dế Thái vàng không lớn bằng Thái Lan, tuy nhiên nghề nuôi dế cũng phát triển không kém. Anh Nguyễn Thế Thắng từng là giáo viên dạy toán ở huyện Diễn Châu (Nghệ An), vào năm 2013, anh tìm hiểu cách nuôi dế Thái trên mạng internet. Thấy kỹ thuật nuôi đơn giản, anh liên hệ với một trại dế ở Hà Nội, đặt mua 300.000 đồng tiền trứng dế để nuôi thử. 

Ban đầu, trang trại của anh Thắng rất đơn giản, dế được nuôi trong các thùng nhựa, mỗi thùng có thể nuôi 8kg dế. Để tăng mật độ nuôi, các thùng nuôi được xếp chồng lên nhau. Hệ thống ống dẫn tự động giúp cho dế uống nước bất kỳ lúc nào, nhưng vẫn đảm bảo môi trường luôn khô ráo. Chỉ sau hơn một tháng, lứa đầu tiên của anh Thắng “ra lò”, anh mang dế Thái đến các quán nhậu tại thành phố Vinh để chào hàng. Nhìn những bọc dế Thái vàng đựng trong bao ni lông lạ lẫm đã được sơ chế, bảo quản đông lạnh, nhiều chủ nhà hàng lắc đầu vì sợ. 

Nghề lạ ở Việt Nam: Loài tí hon nuôi 30 ngày là có tiền, cho ăn lá chuối, bán làm đặc sản đắt khách - 5

Thức ăn chủ yếu của dế Thái vàng là lá cây, đặc biệt là lá chuối

Quyết tâm không bỏ cuộc, anh Thắng mở một quán nhậu đặt tên là Dế Mèn, với thực đơn là các món chế biến từ dế do anh nuôi như dế rang, dế xào măng…, khách tò mò tìm đến ngày càng đông. Ít tháng sau, món dế mèn Thái trở thành quen thuộc với nhiều thực khách, nhiều chủ cửa hàng tìm đến quán của anh Thắng để nhập hàng. Tiếp tục lên mạng mò mẫm, biết dế là món ăn rất ưa thích của các loài chim, mồi để câu cá… anh Thắng tìm đến các cơ sở bán chim cảnh để tiếp thị. Ngoài ra, anh Thắng còn bán trứng giống cho các hộ gia đình muốn chăn nuôi loại dế này. 

Cũng là một trong những người khởi nghiệp bằng nghề nuôi dế nhưng ở miền Tây, anh Lê Thanh Tường (xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) tình cờ thấy mô hình nuôi dế Thái vàng trên mạng. Ban đầu, anh bỏ ra 100.000 đồng để mua dế giống, do không có tài liệu hướng dẫn nên anh phải quan sát tập tính, mày mò tìm cách nhân giống đàn dế. Từ số lượng một chuồng nuôi ban đầu, đến nay anh Tường đã có hơn 30 chuồng nuôi dế Thái vàng chuyên nghiệp.

Nghề lạ ở Việt Nam: Loài tí hon nuôi 30 ngày là có tiền, cho ăn lá chuối, bán làm đặc sản đắt khách - 6

Mô hình nuôi dế khá đơn giản, từ lúc nở con đến khi trưởng thành chỉ mất 26-34 ngày là có thể bán dế thương phẩm

“Khoa học về kỹ thuật chăn nuôi dế chưa phát triển như những ngành chăn nuôi heo, bò, gà, vịt. Vì thế, cách thức quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi dế cũng chưa có thuốc đặc trị. Mình phải sử dụng con giống bản địa có sức đề kháng tốt. Trong quá trình chăn nuôi, các yếu tố ẩm độ, nhiệt độ, cho đến môi trường nước phải được kiểm soát trong mức độ tối ưu mới hạn chế được dịch bệnh”, anh Tường chia sẻ kinh nghiệm.

Theo anh Tường, dế là loài vật sống bầy đàn, thích nghi với môi trường sống tự nhiên và khá dễ nuôi. Thức ăn cho dế chủ yếu là lá chuối, lá khoai mì, thậm chí là trái cây hỏng bỏ đi… Mỗi ngày cho dế ăn 2 lần sáng và tối, thường xuyên xịt nước để dế uống cũng như tạo độ ẩm cho chúng sinh trưởng và phát triển. Chuồng nuôi dế làm bằng táp lô, diện tích khoảng 1,5m, trong chuồng nuôi đặt các khay trứng để dế có chỗ leo trèo. 

Nghề lạ ở Việt Nam: Loài tí hon nuôi 30 ngày là có tiền, cho ăn lá chuối, bán làm đặc sản đắt khách - 7

Nghề lạ ở Việt Nam: Loài tí hon nuôi 30 ngày là có tiền, cho ăn lá chuối, bán làm đặc sản đắt khách - 8

Nuôi dế đơn giản, cho thành phẩm nhanh chóng và lợi nhuận cao.

Thời gian sinh trưởng của dế khá ngắn, từ lúc nở con đến khi trưởng thành chỉ mất 26-34 ngày là có thể bán dế thương phẩm. So với vật nuôi khác, chi phí nuôi dế thấp, không mất nhiều công chăm sóc. Với dế thương phẩm, anh Tường xuất bán vài chục kg mỗi ngày, giá từ 70.000-120.000 đồng/kg. Khách hàng của anh chủ yếu ở miền Đông và miền Trung, lấy dế Thái vàng làm các món đặc sản trong nhà hàng, hoặc làm mồi câu cá hoặc cho chim ăn. Do có nhiều chất dinh dưỡng nên có thức ăn là dế, chim thay đổi rất nhanh, lông mượt, khiến các chủ chim cảnh rất hài lòng. 

Từ chỗ “bán lưng cho đất, bán mặt cho trời” mà vẫn không đủ ăn, gia đình anh Tường giờ đây đã có thu nhập ổn định. Năm 2021, trại dế của anh Tường sản xuất được 160 tấn dế nguyên liệu. Với giá bán 50.000 đồng/kg, 160 tấn dế này tương đương tổng doanh thu 8 tỷ đồng. 

Không chỉ trở thành công việc chính cung cấp nguồn thu cho cả gia đình, nhiều năm trở lại đây anh Tường còn xây nhà, sắm sửa xe cộ và cho 2 con đi học trường quốc tế. Dự định sắp tới anh tìm hiểu sẽ đăng ký kinh doanh và chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm để mở rộng thị trường tiêu thụ trên Internet, các sàn thương mại điện tử… Theo anh, nuôi dế rất có triển vọng vì loại côn trùng này được xem như một nguồn protein bền vững trong bối cảnh thế giới tiếp tục vật lộn với sự gia tăng dân số và tiêu thụ thịt gia tăng.

Nguồn: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/nghe-la-o-viet-nam-loai-ti-hon-nuoi-30-ngay-la-co-…Nguồn: https://phunuphapluat.nguoiduatin.vn/nghe-la-o-viet-nam-loai-ti-hon-nuoi-30-ngay-la-co-tien-cho-an-la-chuoi-ban-lam-dac-san-dat-khach-a571139.html

Theo HÀ ANH (Người đưa tin)

Rate this post

Viết một bình luận