Nghề phiên dịch là gì? Những công việc phổ biến trong ngành phiên dịch

Được ví như “bến đỗ” nghề nghiệp của nhiều bạn trẻ hiện nay, phiên dịch vẫn luôn là công việc nhiều người khao khát. Vậy phiên dịch là gì, các dạng phiên dịch phổ biến hiện nay cũng như xu hướng nghề nghiệp biên phiên dịch. Cùng tìm hiểu nhé!

I. Phiên dịch là gì?

Phiên dịch là vị trí công việc phổ biến thuộc việc làm biên phiên dịch. Đó là việc chuyển văn bản, thông tin các cuộc hội thoại từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà vẫn không làm thay đổi ý nghĩa của chúng. Những người làm việc trong ngành này được biết đến với vị trí phiên dịch viên. 

Do công việc của phiên dịch liên quan đến kỹ năng dịch văn bản, tài liệu, hội thoại, do đó công việc này yêu cầu ứng viên phải có sự tập trung cao độ. Bạn sẽ cần phải có kiến thức chuyên môn cao về trình độ ngoại ngữ. Điều này được thể hiện thông qua bằng cấp như chứng chỉ IELTS, TOEIC… nếu là một phiên dịch viên tiếng Anh, chứng chỉ ngôn ngữ N2, N1 nếu bạn là phiên dịch viên tiếng Nhật…. 

Ngoài ra, các kỹ năng mềm là điều quan trọng không thể thiếu. Bạn biết đó, công việc phiên dịch sẽ cần trao đổi và giao lưu với nhiều người nên khả năng đàm phán, khả năng giao tiếp thành thạo sẽ giúp ứng viên có cơ hội nghề nghiệp thuận buồm xuôi gió hơn.

Phiên dịch là gì?Phiên dịch là gì?

II. Phiên dịch viên là ai?

Phiên dịch viên là người làm công việc phiên dịch, nhiệm vụ của họ là chịu trách nhiệm thực hiện chuyển các ngôn ngữ văn bản, tài liệu, giấy tờ ở cơ quan, công ty từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. 

Tùy thuộc vào từng vị trí của phiên dịch viên mà công việc có thể thay đổi ít nhiều. Đó là lý do khi bạn xác định làm một công việc gì, bạn cần đọc kỹ bản mô tả công việc để có thể hiểu về vị trí đó. Ngoài ra, trong buổi phỏng vấn xin việc, nếu có thắc mắc bạn nên hỏi thêm thông tin với nhà tuyển dụng. 

Phiên dịch viên là ai?Phiên dịch viên là ai?

III. Hai dạng phiên dịch phổ biến

Có nhiều cách khác nhau để phân chia vị trí công việc của phiên dịch viên. Trong đó dựa theo phương thức giao tiếp của con người, chúng ta chia ra thành 2 hình thức phiên dịch chính là phiên dịch nóiphiên dịch viết. Cùng 123job.vn đi sâu vào tìm hiểu về hai loại hình này nhé! 

1. Phiên dịch nói

Phiên dịch nói là việc chuyển đổi ngôn ngữ trực tiếp mà không có nhiều thời gian để suy nghĩ và phân tích. Do đó, trong trường hợp phiên dịch nói trình độ, kỹ năng của ứng viên đòi hỏi gắt gao hơn. Có nhiều hình thức phiên dịch nói như phiên dịch sự kiện, MC sự kiện song ngữ, dịch cabin, phiên dịch trong các buổi gặp gỡ đối tác… 

Phiên dịch nói có hai hình thức chủ yếu hiện nay là dịch đồng thời và dịch đuổi. Mỗi một hình thức đều đòi hỏi các tiêu chuẩn nhất định đối với ứng viên, cụ thể:

  • Dịch đồng thời: Đây là hình thức phiên dịch phổ biến trong các hội nghị, sự kiện song ngữ. Dịch đồng thời chính là việc người phiên dịch cần thực chuyển đổi ngôn ngữ ngay lập tức đến khán giả, công chúng. Để có thể thực hiện tốt điều này, ứng viên cần hiểu bao quát về chủ đề mình đang phiên dịch, các nội dung diễn ra trong sự kiện cũng như hiểu điều người nói đang phát biểu để tránh dịch sai. 
  • Dịch đuổi: Còn được biết đến với một cái tên khác là dịch Cabin. Dịch cabin được ví như nghề của những con người “quái kiệt”, “bậc thầy” trong làng phiên dịch. Hình thức dịch này khiến bạn vừa nghe, vừa ghi tóm tắt lại ý chính của đoạn hội thoại, đoạn phát biểu đồng thời nhanh chóng dịch sang ngôn ngữ khác. 

2. Phiên dịch viết

Phiên dịch viết chịu trách nhiệm chuyển đổi các văn bản, giấy tờ, sách báo từ các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn sang ngôn ngữ tiếng Việt. Với hình thức phiên dịch viết, bạn có thể thực hiện phiên dịch nhiều thể loại khác nhau từ dịch chuyên ngành IT Phần mềm, kế toán – kiểm toán đến dịch sách thiếu nhi… 

Ngoài trình độ ngoại ngữ, phiên dịch viên viết cần phải có kỹ năng dịch và đọc thành thạo. Cụ thể, tốc độ đọc hiểu của bạn phải chuyên nghiệp và chính xác. Điều này không chỉ giúp tốc độ công việc được cải thiện đáng kể mà bạn có thể dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng để có thêm thời gian có gia đình, bạn bè và bản thân. Nhờ vậy, công việc và cuộc sống trở nên cần bằng hơn. 

Một số kỹ năng mềm quan trọng không thể không kể đến như khả năng tập trung trong công việc, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề… Một số kỹ năng khác như khả năng biên dịch như biên dịch tiếng Anh, thông dịch viên tiếng Anh, biên dịch tiếng Hàn… cùng kỹ năng phân tích, khả năng thấu hiểu văn hóa quốc gia của ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ mẹ đẻ. 

Trong trường hợp bạn muốn định hướng nghề nghiệp để trở thành một freelancer phiên dịch thì cần chú ý và rèn luyện thêm kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân, kỹ năng quản lý và đàm phán nhé! 

3. Cách phân chia khác

  • Dịch xuôi: Nếu bạn là người Việt, dịch xuôi chính là việc bạn dịch từ ngôn ngữ khác sang ngôn ngữ mẹ đẻ là tiếng Việt. Thông thường, dịch xuôi sẽ trở nên dễ dàng hơn dịch ngược. Bởi lẽ, với lợi thế là một người Việt Nam, bạn dễ dàng tìm được cách diễn đạt sao cho mọi người Việt đều có thể hiểu được. 
  • Dịch ngược là việc chúng ta chuyển từ ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ sang ngôn ngữ khác. Ví dụ một phiên dịch viên tiếng Hàn có thể phải thực hiện chuyển đổi văn bản tiếng Việt sang tiếng Hàn Quốc để CEO, quản lý người Hàn có thể hiểu được. Đây là ví dụ cho việc dịch ngược. Đối với hình thức dịch ngược này, bạn phải nắm chắc các quy tắc ngữ pháp về cấu trúc, hoàn cảnh sử dụng thành ngữ, tiếng lóng…. phù hợp để đạt được mục đích giao tiếp. 

IV. Xu hướng nghề phiên dịch viên

Xã hội ngày càng hội nhập, nhu cầu thông thương, trao đổi hàng hóa, kinh doanh quốc tế càng trở nên cần thiết hơn. Điều này tạo điều kiện cho cơ hội việc làm phiên dịch viên phát triển. Bên cạnh đó, phiên dịch được ví như nghề nghiệp “đáng mơ ước” không chỉ mức lương cao mà môi trường làm việc chuyên nghiệp cùng cơ hội thăng tiến nghề nghiệp hấp dẫn. Bạn hoàn toàn có thể đạt được mức lương 30.000.000 – 40.000.000 đ/tháng khi làm tốt. 

Xu hướng nghề nghiệp phiên dịch viên hiện nay được dự đoán về hình thức làm việc Freelancer. Nếu như trước khi các phiên dịch viên cần làm tại văn phòng như những công việc hành chính thì hiện nay bạn có thể nhận dự án về làm tại nhà, hoặc thực hiện các dự án phiên dịch theo yêu cầu của khách hàng. 

Với hình thức Freelancer này thu nhập của bạn có thể trở nên không giới hạn. Điều này có thể đem đến một số thách thức lớn với những người mới vào nghề khi chưa có kinh nghiệm nhiều và các mối quan hệ xã hội. 

Trở thành Freelancer là xu hướng nghề nghiệp hiện nay của nghề phiên dịchTrở thành Freelancer là xu hướng nghề nghiệp hiện nay của nghề phiên dịch

V. Các ngành ngôn ngữ phát triển trong nghề phiên dịch

Ở Việt Nam việc nhận biết tiềm năng và cơ hội các ngành ngôn ngữ phát triển trong nghề là một điều vô cùng quan trọng. Sự phát triển này phụ thuộc lớn vào mối quan hệ hợp tác ngoại giao, kinh tế giữa nước ta với các nước. Chẳng hạn, hiện nay trong nghề phiên dịch, phiên dịch viên tiếng Nhật,phiên dịch viên tiếng Hàn, phiên dịch viên tiếng Trung và phiên dịch tiếng Anh là các ngành ngôn ngữ phát triển hơn cả. Cụ thể:

Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới cũng là ngôn ngữ bắt buộc phải học tại một số quốc gia. Do đó, số lượng người sử dụng và thành thạo ngôn ngữ này khá nhiều. Điều này tạo cơ hội cho bạn có thể giao tiếp và trao đổi với nhiều người khi thành thạo Tiếng Anh. Ngoài ra hiện nay, quan hệ Việt Nam với mỹ và các nước châu  u được coi là tốt nên sự hợp tác về kinh tế luôn cần sự xuất hiện của các phiên dịch viên tiếng Anh.

Số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào Việt Nam đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản là vô cùng nhiều. Điều này mang đến cơ hội về nghiệp nghiệp cũng như nhu cầu tuyển dụng ứng viên về phiên dịch tiếng Hàn, phiên dịch viên tiếng Trung và phiên dịch viên tiếng Nhật. 

VI. Mức lương của nghề phiên dịch viên

Cũng giống như những ngành nghề khác, nếu muốn lương phiên dịch viên thì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố cụ thể như sau:

  • Môi trường làm việc

  • Trình độ chuyên môn

  • Địa phương bạn sinh sống

  • Tình hình, kinh tế tài chính

  • Kỹ năng của ứng viên

Tuy nhiên, trong những yếu tố này thì trình độ chuyên môn vẫn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến mức lương của bạn.

Theo thống kê từ trang tuyển dụng việc làm timviec365.vn uy tín nhất hiện nay cho biết lương của phiên dịch viên dao động từ 3,5 triệu – gần 20 triệu đồng/tháng. Mức lương của phiên dịch viên trung bình là 8 triệu đồng.

  • 3,5 triệu – 6 triệu đồng/tháng là mức lương phiên dịch viên dành cho những bạn sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm.

  • Từ 7 – 10 triệu là mức lương dành cho những bạn đã có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm trở lên.

  • Còn mức lương 20 triệu thậm chí còn hơn là đối với những bạn hội tụ đầy đủ kinh nghiệm cũng như tài năng, năng lực chuyên môn.

VII. Kết luận

Phiên dịch viên vẫn luôn đứng ở vị trí trong nhóm các nghề nghiệp hấp dẫn. Công việc này bao gồm cả những thách thức, cơ hội nghề nghiệp lớn và cả những áp lực trong công việc. Nhiệm vụ của bạn là nên trang bị cho mình các kiến thức nghề nghiệp dịch thuật hữu ích và kỹ năng công việc quan trọng để cơ hội thăng tiến tốt hơn. Chúc các bạn sớm thành công! 

Rate this post

Viết một bình luận