1. Nghệ thuật “hoa đạo”
Ikebana trong tiếng Nhật là một từ được ghép từ hai chữ “生ける – Ikeru” (sống) và “花 – Hana” (hoa), có ý nghĩa “truyền sinh khí cho hoa”. Ngoài ra, nghệ thuật này có có một cái tên khác là “華道 – Kado” (hoa đạo). Với những ý nghĩa như vậy, Ikebana không chỉ đơn thuần là cắm hoa mà còn là sự hóa thân của “nghệ thuật gia” vào từng tác phẩm.
Ikebana là hoạt động đầy tinh tế, nơi thiên nhiên uốn mình để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật thanh lịch và phong nhã.
Ikebana cho phép người nghệ sĩ sự tự do bày tỏ tâm tư của bản thân, nhưng vẫn phải tuân theo nhữngnguyên tắc và hình thức cố định. Chính nhờ sự lưu truyền của những quy tắc và giới hạn này mà người cắm hoa Ikebana ngày nay cần phải nỗ lực thêm rất nhiều thì mới có thể “đắc đạo” Ikeabana.
Ngày nay, Ikebana chú trọng đến sự sáng tạo từ màu sắc, hình thế đến đường nét. Các thành phần truyền thống như cỏ tre, cành mận được xen lẫn với hoa cỏ theo mùa của từng vùng.
2. Nguồn gốc
Vào thế kỷ thứ VII, Phật giáo du nhập đến Nhật Bản, phong tục dâng hoa lên bàn thờ Phật bắt đầu được thịnh hành. Đến cuối thế kỷ XV, Mạc chúa Ashikaga Yoshimasa đã đem Hoa đạo trở thành một phong tục chính cống của Nhật Bản. Cùng với trà đạo, ông tin rằng người Nhật cần một sự thanh tịnh và an yên hơn sau một khoảng thời gian đất nước xảy ra chiến quốc loạn lạc
Đến thế kỷ 13 và 14, trong nhà của người Nhật thường xây một hốc tường, gọi là Tokonoma, để phục vụ việc thờ cúng và trang trí. Tuy nhiên theo thời gian, Tokonoma ngày càng ít liên quan đến tôn giáo và mang tính nặng tính chất trang trí. Tokonoma bắt đầu được xem là “trung tâm của ngôi nhà” và là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật mà điển hình là Ikebana.
Tokonoma bắt đầu được xem là “trung tâm của ngôi nhà” và là nơi trưng bày các tác phẩm nghệ thuật mà điển hình là Ikebana.
Ngày nay, Ikebana không chỉ được trang trí ở những nơi an tĩnh và trang nhã mà còn được đặt ở nhiều khu vực sầm uất hơn, như một cách khẳng định giá trị nghệ thuật của chính nó.
3. Các trường phái
Nghệ thuật cắm hoa Ikebana được chia thành nhiều trường phái khác nhau nhưng vẫn theo một nguyên tắc cơ bản về tam giác tỷ lệ: Nhật – Nguyệt – Địa (hoặc Thiên – Nhân – Địa). Ngày nay, trường phái nghệ thuật Ikenobo do vị tăng sư Senkei Ikenobo sáng tạo vào đầu thế kỷ 15 vẫn được ưa chuộng và phổ biến nhất.
Ikenobo được phân chia thành 3 phong cách chính là: Rikka, Shoka và phong cách tự do.
Rikka “cắm hoa thẳng đứng”
Xuất hiện lần đầu vào thời Muromachi trong thế kỷ XV, Rikka là một trong những phong cách cổ xưa nhất và chính thống nhất trong hầu hết các phong cách Ikebana. Phong cách này hướng đến việc sử dụng các cành và cây khác nhau để gợi nên vẻ đẹp của toàn bộ cảnh quan thiên nhiên: cây tượng trưng cho núi, cỏ và hoa tượng trưng cho non nước.
Một bình hoa Rikka chuẩn mực là một bình hoa với các thân cây được cắm thành một đường thẳng đứng rõ ràng và đơn nhất mọc lên từ trung tâm của Kenzan – vòng nẹp cố định các thân. Mỗi nhánh sẽ được sắp xếp theo chiều cao tăng dần, phần đỉnh sẽ cách đáy bình từ 20 cm đến 30 cm.
Năm 1999, phong cách Rikka hiện đại mang tên Rikka Shimputai ra đời, ở đó các nghệ thuật gia được thoát khỏi những khuôn khổ nghiêm ngặt của Rikka truyền thống để thỏa sức sáng tọa. Cách cắm hoa hiện đại này cũng được đón nhận và ưa chuộng hơn bởi hình dáng nổi bật, tươi sáng.
Shoka “gốc gác”
Phong cách Shoka sử dụng từ một đến 3 loại hoa để thể hiện sự sống của thực vật: bám rễ trong đất và lớn dần lên, đồng thời thể hiện vẻ đẹp bên trong của thực vật. Chính vì thế, nghệ thuật gia phải có sự am hiểu sâu sắc về quá trình sinh trưởng của thực vật, từ đó khắc họa năng lượng sống mạnh mẽ của các loại thực vật và khắc họa nguồn gốc của sự sống.
Phong cách tự do
Phong cách tự do không có hình thức cố định và ít bị ràng buộc nhất trong các phong cách Ikebana.
Phong cách này đề cao sự tự do trong việc thể hiện sự sáng tạo của cá nhân, cho phép người cắm tùy ý lựa chọn loại vật liệu, thực vật,…để trang trí. Phong cách tự do sử dụng rất nhiều loại kỹ thuật, với hệ thống dây chằng được kết nối phức tạp và hình dạng hoa lá được cắt tỉa công phu.
—
Nếu các bạn mong muốn tìm hiểu thêm những kiến thức thú vị về tiếng Nhật thì hãy theo dõi ngay OHAYO nhé!