Nghệ thuật làm chủ cảm xúc, chế ngự sự tức giận để đi đến thành công

Lượt xem: 27743 | Đăng bởi: xoainguyen

Khi nóng giận ta nên làm gì hay làm sao để kiềm chế được sự tức giận là những câu hỏi được khá nhiều người quan tâm, không chỉ ở các bạn trẻ thường có tính cách bồng bột.

Cơn nóng giận thường khiến các bạn không kiểm soát được hành động hay lời nói của mình. Nhiều khi những hành động trong khi tức giận còn khiến chúng ta phải hối tiếc!.

Chính vì vậy, để thành công trong học tập cũng như công việc, tự tin trong giao tiếp, chúng ta nên học cách làm chủ cảm xúc cũng như chế ngự được sự tức giận.

Những thay đổi của cơ thể khi tức giận

Để có thể kiểm soát được cảm xúc và chế ngự được sự tức giận, các bạn nên biết thế nào là tức giận và những thay đổi của cơ thể khi tức giận.

Tức giận là tình trạng cảm xúc có mức độ thay đổi từ kích thích nhẹ đến thịnh nộ dữ dội. Tức giận thường đi kèm với các thay đổi về tâm lý và sinh học. Ví dụ như huyết áp, nhịp tim,… trong cơ thể khi tức giận sẽ đều tăng lên.

Khi tức giận thì hệ thần kinh trung ương sẽ kích hoạt một số thay đổi về mặt sinh học như: Tăng một số hormone; nhịp tim và mạch nhanh hơn; huyết áp, nhịp thở tăng lên; người nóng lên, bắt đầu đổ mồ hôi,…

Chính vì những điều trên, tức giận hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe.

Một số cách để làm nguội tức giận

– Thở sâu chính là cách giúp nguôi đi sự tức giận nhanh chóng. Với kiểu này thì trước hết bạn nên tập động tác cơ bản là thóp bụng cho cơ thể cơ hoành nâng lên để thở ra, và phình bụng cho cơ hoành hạ xuống để hít vào. Việc này không chỉ cung cấp oxy cho cơ thể mà còn tạo sự hưng phấn cho trung tâm hô hấp ở hành tủy.

– Nghỉ giải lao cũng là một cách giúp giảm sự tức giận rất tốt. Nếu bạn cảm thấy tức giận vượt quá tầm kiểm soát thì hãy thay đổi hoàn cảnh, tâm lý bằng cách ra ngoài hít thở không khí, thư giãn.

– Ngoài ra, những cách như: tập thể dục, tập trung làm những việc khác cũng khiến chúng ta tạm quên đi sự tức giận, ổn định tâm lý.

Bên cạnh đó, để kiểm soát tốt sự tức giận hãy cải thiện kỹ năng giao tiếp. Nếu bạn có một cuộc trao đổi căng thẳng thì trước tiên nên lắng nghe một cách tích cực để tìm hiểu nguyên nhân tức ở đâu. Việc này, sẽ giúp bạn hiểu được sự việc được thấu đáo hơn và dễ dàng giải tỏa được cơn bực tức.

Kỹ năng làm chủ được cảm xúc, chế ngự được cơn tức giận sẽ giúp các bạn vượt qua được những tình huống khó khăn trong cuộc sống cũng như học tập. Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết rằng, làm chủ cảm xúc là chuyện không hề dễ dàng nhưng bất kì ai cũng có thể rèn luyện nếu bạn có ý chí quyết tâm.

Hãy biết giấu cảm xúc của mình, hãy biết kiềm chế những gì mình đang nghĩ để người khác không lường trước những điều sẽ xảy ra, bạn nhé! Chúc các bạn thành công.

Rate this post

Viết một bình luận