Dưới đây là các nghệ thuật quản trị (tiếng Anh: The Art of Administration) cơ bản mà mỗi nhà quản trị nếu muốn thành đạt đều không thể bỏ qua.
Hình minh họa. Nguồn: tagetik.com
Nghệ thuật quản trị (The Art of Administration)
Khái niệm
Nghệ thuật quản trị trong tiếng Anh gọi là The Art of Administration.
Có thể hiểu nghệ thuật quản trị là tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng các nguyên tắc, công cụ, phương pháp kinh doanh; tính nhạy cảm trong việc phát hiện và tận dụng các cơ hội kinh doanh một cách khôn khéo và tài tình nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định với hiệu quả kinh tế cao nhất.
Như vậy, nghệ thuật quản trị đề cập đến thái độ, cách ứng xử của các nhà quản trị trong các tình huống khác nhau. Trong khái niệm nghệ thuật quản trị cái khó là nhà quản trị phải nhận thức được thế nào là tính mềm dẻo, linh hoạt trong việc sử dụng các nguyên tắc.
Một số nghệ thuật quản trị chủ yếu
Nghệ thuật tự quản trị: là nghệ thuật tự quản trị chính mình. Muốn quản trị người khác và làm chủ được mọi tình huống thì nhà quản trị phải biết làm chủ chính bản thân mình và rèn luyện cho mình những thói quen cần thiết sau:
– Hình thành thói quen dám chịu trách nhiệm
– Hình thành thói quen suy nghĩ chín chắn trước khi bắt đầu công việc
– Hình thành mong muốn, niềm tin và tính kiên trì
– Hình thành thói quen đưa cái quan trọng nhất lên trước
– Hình thành thói quen tự đánh giá năng lực bản thân
Nghệ thuật ứng xử với cấp dưới: để tiến hành các hoạt động quản trị, nhà quản trị phải thường xuyên giao tiếp với mọi nhân viên dưới quyền. Muốn đạt được hiệu quả trong giao tiếp với nhân viên dưới quyền, nhà quản trị phải có nghệ thuật ứng xử với cấp dưới.
– Biết quan tâm tới người dưới quyền
– Hiểu người
– Nghệ thuật thưởng phạt
Nghệ thuật giao tiếp đối ngoại: mọi quan hệ giao tiếp của lãnh đạo doanh nghiệp với bạn hàng, công chức nhà nước, phóng viên báo chí và cả đối thủ cạnh tranh… là quan hệ giao tiếp đối ngoại. Để đạt được hiệu quả cao trong các quan hệ giao tiếp này xét trên góc độ tâm lí học nhà quản trị ó thể và cần phải rèn luyện hình thành một số nghệ thuật cơ bản sau:
– Luôn có thói quen chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi giao tiếp
– Hình thành kĩ năng giao tiếp
– Nghệ thuật gây thiện cảm trong giao tiếp
– Nghệ thuật thuyết phục
(Theo Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)