Nghị luận – Bàn luận về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

        Bàn luận về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Giữ gìn bản sắc văn hóa là vô cùng thiêng liêng, quý giá đối với mỗi dân tộc, quốc gia. Tôi còn nhớ như in lời phát biểu của bác tổng bí thư, chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khi bác đến dự đại hội văn hóa toàn quốc năm 2021: “Văn hóa còn thì dân tộc còn.”, và không phải ngẫu nhiên bác đòi phục hưng nền văn hóa Việt. Vì sao vậy? Ngoài những thanh thiếu niên đề cao bản sắc văn hóa dân tộc, cố giữ gìn, phát huy nó và truyền bá đến cả những người nước ngoài thì còn một bộ phận lớp trẻ thờ ơ với bản sắc văn hóa của chính quê hương mình. Đất nước ta đang trên đà phát triển, đổi mới và hòa nhập với quốc tế, đồng thời với nó là cuốn theo vô vàn những luồng văn hóa ngoại lai. Giới trẻ đang đứng trước một sự thách thức lớn khi mà văn hóa Việt còn chưa hiểu tường tận thì đã vấp phải văn hóa quốc tế vô cùng hấp dẫn, mới mẻ. Bởi vậy, họ càng không muốn và không có thời gian tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt. Họ bắt đầu cho những bản sắc văn hóa của nước ta là lạc hậu, không có sự đổi mới. Điển hình như một số bạn trẻ nổi tiếng trên mạng xã hội có phong cách ăn mặc hở hang, nói tục chửi thề, hay có thần tượng người Trung Quốc ủng hộ đường lưỡi bò mà cũng phản quốc ủng hộ thần tượng đó. Thật đáng lên án và phê phán! Hậu quả của những hành vi ấy là rất lớn! Những giá trị văn hóa bị mai một, mất dần, giới trẻ có cái nhìn lệch chuẩn về văn hóa; con người mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình; văn hóa lại càng lòe loẹt, hở hang, ồn ào, xô bồ, sống buông thả, nghiện ngập, trộm cắp… Hòa nhập chứ không được hòa tan, mỗi cá nhân phải tích cực, chủ động tìm hiểu văn hóa qua các trang mạng, sách báo, ông bà, bố mẹ… Trường học có nhiệm vụ giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa cốt lõi của dân tộc như tôn sư trọng đạo, văn hóa giao tiếp, lễ nghi, ăn mặc… của thầy và trò. Mỗi học sinh là một “đại sứ văn hóa” từ cách ăn mặc, đi đứng, nói năng,… để trở thành một học sinh, một công dân có văn hóa. Các bạn nghĩ sao trong giây phút lâm chung, Bác Hồ của chúng ta lại muốn nghe một câu hò ví dặm?

Mình mới học văn nghị luận không lâu nên kĩ năng viết còn hơi kém, mong được mọi người giúp đỡ. Mình cảm ơn nhiều ạ!

Rate this post

Viết một bình luận