Con người vốn không phải vị Thánh. Chẳng có ai là hoàn hảo ở đời. Nhưng con người sỏ dĩ có thể sống tốt hơn bởi con người luôn biết sửa đổi, thay đổi chính bản thân mình. Hành trình thay đổi ấy dẫu rằng muôn vàn khó khăn nhưng là hành trình chúng ta buộc phải bước đi. Ông cha ta vì vậy đã khuyên bảo con cháu qua những câu ca dao, tục ngữ. Muôn vàn hướng, muôn vàn cách. Những bài làm văn mẫu dưới đây sẽ giúp các bạn nghị luận về câu “Chớ nên tự phụ”. Khi viết, các bạn có thể bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của cá nhân để bài viết thêm sinh động, hấp dẫn. Các bạn có thể tham khảo những bài làm văn mẫu dưới đây để từ đó có thể định hình cách viết cho riêng mình. Chúc các bạn thành công.
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 NGHỊ LUẬN CHỚ NÊN TỰ PHỤ
Cuộc sống luôn là một thế giới kì diệu và có nhiều điều con người cần học hỏi và rèn luyện để hoàn thiện bản thân. Trong đó, các đức tính như kiên trì, tự tin, tử tế
…là những phẩm chất tốt đẹp con người cần có. Bàn về những đức tính tốt thì cũng có những thói xấu cần loại bỏ đó là tự phụ. Có người nói:”Chớ nên tự phụ”.
Tự phụ là một trạng thái tâm lí cảm xúc xuất hiện khi con người tự tin, tự mãn thái quá về bản thân mình. Người tự phụ là người luôn cho mình là hoàn hảo nhất, tốt đẹp nhất và không bao giờ có thái độ cầu tiến hay lắng nghe ý kiến của người khác. Tự phụ thường xuất hiện ở những người mới đạt được thành quả nào đó và vượt lên trên những người khác. Và tự phụ có rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân mỗi người cũng như những người xung quanh.
Trước tiên, người tự phụ thường có thái độ tự mãn tự kiêu. Họ không bao giờ muốn lắng nghe góp ý của người khác hay tiếp thu những cái mới để tiến bộ hơn. Lâu dần, họ sẽ trở thành người tụt hậu, kém cỏi. Vì cuộc sống là một cuộc đua, nếu ta không nỗ lực chạy thì sẽ bị bỏ lại, thậm chí bị giẫm lên. Như con thỏ trong câu chuyện cổ xưa, vì tự phụ mà sinh chủ quan, để rồi thua cả một chú rùa nhỏ vốn mang danh chậm chạp. Như vậy không phải là tự phụ rất có hại hay sao?
Hơn thế, người tự phụ khi thực sự có khả năng thật sẽ luôn có thái độ coi thường những người xung quanh. Người tự phụ không bao giờ có thể là một người lãnh đạo tốt cả. Vì người biết lãnh đạo, có trí óc phải là người biết che bớt đi ánh sáng của bản thân để cho tất cả mọi người cùng tỏa sáng. Khi người ta đã tự tin hoàn toàn vào bản thân, con người thường luôn tận dụng mọi cơ hội để tỏa sáng. Đôi khi ánh sáng ấy át đi mọi người, cái tôi quá lớn ảnh hưởng cả tập thể, tập thể ấy sẽ sớm mà lụi dần. Muốn đi nhanh hãy đi một mình nhưng muốn đi xa thì phải đi cùng người khác. Điều này người tự phụ không bao giờ hiểu.
Và khi con người quá đề cao bản thân, những người xung quanh sẽ cảm thấy họ không được tôn trọng. Từ đó mà nảy sinh cảm xúc ghen ghét, thiếu tôn trọng với chính mình. Bạn muốn được tôn trọng, trước tiên bạn phải tôn trọng người khác. Người mang bệnh ái kỉ, chỉ nghĩ đến mình không bao giờ được mọi người yêu quý vì đơn giản họ không bao giờ cho đi bất kì thứ giờ học có, kể cả sự lắng nghe.
Như vậy, khi con người tự phụ, họ sẽ không có được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, cững không thể tiến xa trong cuộc sống. Hơn thế, khi đã không muốn tiến lên, không muốn lắng nghe sớm hay muộn họ cũng sẽ tự đào thải chính mình trong thế giới biến đổi khônh ngừng này. Vậy nên, chớ nên tự phụ là lời khuyên ngắn gon nhưng có giá trị với mọi người ở mọi thời.
Xem thêm:
Em hiểu ý nghĩa của tết trồng cây do Bác Hồ phát động như thế nào và phong trào đó ở khắp nơi trên đất nước ta?
BÀI VĂN SỐ 2 NGHỊ LUẬN “CHỚ NÊN TỰ PHỤ”
Người ta thường nói, chiến công hiển hách và khó khăn nhất chính là tự vượt qua và chiến thắng chính mình. Để có được điều đó, điều đầu tiên chúng ta luôn phải khắc ghi đó chính là “Chớ nên tự phụ”.
“Chớ nên tự phụ” là một câu thành ngữ quen thuộc của dân gian. Bằng những câu nói rất giản đơn, ngắn gọn, hình thành từ những nhận thức ban đầu của người nông dân, những câu ca dao, thành ngữ tục ngữ lại thấm thía và có giá trị đến lạ. “Tự phụ”, một từ không còn sử dụng phổ biến trong giao tiếp nhưng lại có biểu hiện thật rộng rãi trong xã hội. “Tự phụ” có thể hiểu là tự mình nhìn nhận và đề cao thái quá về bản thân, luôn đánh giá bản thân cao hơn người khác. Về điều này, ta có thể thấy xét giống tự cao hay tự đại. Đặt từ “Chớ nên” ở phía đầu câu như một lời nhắn nhủ, cũng là sự khuyên răn với mỗi người: Đừng nên quá tự cao, tự ảo tưởng về bản thân mình quá.
“Tự phụ” từ trong suy nghĩ và thái độ, luôn nghĩ mình giỏi hơn người khác mà dẫn tới coi thường người. Đó là sự ngộ nhận mà không nhận thức đúng về năng lực bản thân. “Tự phụ” trong hành động là sự bất cần, không tiếp thu và chú ý đến người khác, luôn làm mọi việc theo mình và cho mình. Đó là sự cố chấp không chịu mở lòng để tiếp nhận và phát triển. Tiêu biểu của những câu nói tự phụ là: Tôi là thứ nhất, là giỏi nhất; Tôi không cần phải nghe theo ai cả vì tôi biết điều đó là đúng; Tôi không muốn nghe….
“Chớ nên tự phụ” vì tự phụ sẽ con người mất đi cơ hội được học hỏi và phát triển thêm. Mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước trong đại dương mênh mông, chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc tri thức vô cùng,… Chẳng có ai dám khẳng định mình là người biết hết tất cả mọi thứ cả. Mỗi ngày bắt đầu là một ngày mới để chúng ta học tập và học hỏi. Như Lenin đã khẳng định: “Học, học nữa, học mãi”. Thế nhưng sự tự phụ lại trở thành rào cản của điều đó. Với suy nghĩ: ta đã biết tất đã, đã thông thuộc tất cả. Những người tự phụ không có ý thức phấn đấu để trau dồi và bồi dưỡng thêm cho mình. Cuộc đời là một đường đua trong khi người khác đang chạy mà bạn còn chẳng chịu bước, chắc hẳn bạn biết kiết quả như thế nào rồi! Hơn nữa, cảm giác thức dậy sẽ được học thêm một điều gì đó thú vị và mới mẻ thật kích thích và hạnh phúc biết bao, so với những ngày bình bình chẳng có gì mới mẻ. Như vậy, tự phụ đã cướp mất ở con người niềm vui được học hỏi, cơ hội trau dồi thêm cho bản thân và cả sự cố gắng hết mình nữa. Có cố gắng mới có được thành quả xứng đáng, có nỗ lực thì mới không hối hận. Sự tự phụ một lần nữa làm mất đi niềm hạnh phúc ấy rồi. Và như thế, tự họ đưa mình tới sự thất bại. Chắc hẳn mỗi chúng ta đều nhớ câu chuyện rùa và thỏ. Không phải vì bản năng chạy nhanh mà thỏ có quyền tự phụ, ung dung trong bất kì cuộc đua nào, với đối thủ nào. Thất bại chính là kết quả cho những suy nghĩ tự phụ và hành động tự cao ấy.
Xem thêm:
Giải thích ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châ
“Chớ nên tự phụ” vì tự phụ sẽ khiến con người cách xa với cộng đồng và xung quanh. Khi tự cho mình là số một, là riêng, là tài giỏi nhất, người tự phụ thường có xu hướng tách biệt với người khác vì cho rằng người khác không thể cùng nói chuyện với mình. Một cách vô hình, người tự phụ đã đẩy mình ra xa khỏi thế giới xung quanh, tách mình với cộng đồng. Một mặt khác, chính sự không tôn trọng của người tự phụ khiến cho cộng đồng cũng cảm thấy khó chịu và bị tổn thương. Khi bàn tay đưa ra đã bị từ chối, đó sẽ là một sự tổn thương. Cộng đồng sẽ không chấp nhận những con người không chịu hòa nhập như thế. Nhưng “Một người đâu phải nhân gian”, chúng ta liệu có thể sống một mình? Có những việc cần mọi người cùng góp sức. Có những lúc cần có một bờ vai bên cạnh khi gục ngã. Lúc ấy, những con người tự phụ sẽ làm thế nào? Họ chỉ có sự đơn độc và cô đơn. Những người thành công và hạnh phúc, họ luôn biết gắn kết với cộng đồng và chẳng bao giờ tự phụ cả.
Một quốc gia muốn giàu mạnh và thịnh vượng thì “Chớ nên tự phụ”. Cần nhìn nhận đúng tiềm lực của đất nước, thấy được những điểm mạnh và điểm yếu của dân tộc mình, để khắc phục cũng như phát huy. Chỉ có như thế, đất nước mới có thể phát triển một cách vững bền. Soi chiếu vào lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, biết bao cường quốc hùng mạnh có mưu đồ xâm chiếm nước ta. Cũng bởi sự tự phụ của một đất nước lớn mạnh mà bao âm mưu đã thất bại trước sự nỗ lực không ngừng của dân tộc nhỏ bé mà kiên cường.
Như vậy, làm người “Chớ nên tự phụ”, để có thể học hỏi và hòa nhập và phát triển. Nhưng không tự phụ cũng đừng quá tự tin. Nhận thức đúng bản thân để biết mình đang ở đâu, biết mình muốn gì để có thể tự tin tỏa sáng và khiêm nhường tiếp thu. Như thế có thể là bông hoa tỏa rực dưới ánh mặt trời.
Những bài học từ ngàn năm gửi lại qua những con chữ, chưa và không bao giờ là cũ cả.
-Bingan-
BÀI VĂN SỐ 3 NGHỊ LUẬN “CHỚ NÊN TỰ PHỤ” LỚP 7
Cuộc sống phong phú ngoài xã hội là môi trường học hỏi tuyệt vời của mỗi con người. Ở đó, dạy cho chúng ta cách sống, cách yêu thương, trưởng thành,…. Và một bài học đắt giá chính là “Chớ nên tự phụ” bởi năng lực, tài năng của mình quá nhỏ bé giữa đại dương bao la. Nếu chúng ta không được vị trí của mình ở đâu để sống biết mình, biết người thay vì kiêu căng, gạo mạnh thì sớm muộn cũng bị loại bỏ khỏi xã hội này.
Tự phụ là việc tự cho mình là tài giỏi, tỏ ra kiêu căng, hống hách, không coi ai ra gì. Có nghĩa bạn phải nhận ra mình ở vị trí nào của xã hội để đưa ra cách ứng xử đúng mực với xã hội thay vì cố tỏ ra kiêu căng, ngạo mạn khinh thường người khác. Câu nói có ý nghĩa nhắc nhở bản thân mỗi người hãy biết trân trọng người khác, sâu xa hơn là ý nhắc nhở mỗi người phải thường xuyên bổ sung kiến thức, tài năng cho bản thân.
Tự phụ là là tính cách không nên xuất hiện và tồn tại trong mỗi người. Bởi mỗi người là một cá thể độc lập, tuy có một thái độ sống riêng, nhưng chúng ta không thể tách khỏi tập thể được, nếu tách khỏi tập thể chúng ta sẽ không thể tồn tại được. Chúng ta cũng giống như những giọt nước nhỏ bé giữa đại dương bao la, chỉ khi hòa mình vào biển cả mới mong tồn tại vững bền. Do đó, chúng ta cần học cách tôn trọng người khác và biết yêu thương mọi người. Khi ta tự phụ cũng đồng nghĩa với việc ta không trân trọng cộng đồng, không tôn trọng mọi người xung quanh. Trong khi mỗi cá thể là công bằng với nhau về mọi mặt, nếu chúng ta kiêu căng hống hách thì sẽ có người lại đối như với ta như thế. Từ đó, dẫn đến sự chia sẽ, mất đoàn kết của tập thể. Tự phụ xuất phát từ việc chúng ta biết nhìn nhận giá trị của bản thân ta, mong muốn được xã hội công nhận, nhưng chúng ta lại không nhìn nhận và tôn trọng giá trị của người khác. Tài năng của con người là hữu hạn, mỗi người như một tế bào của xã hội đóng một vai trò quan trọng khác nhau trong xã hội, tài năng của bạn kết hợp cùng với những tài năng của các cá thể khác mới tạo nên một thể thống nhất, hiệu quả. Vì thế, khi chúng ta không công nhận tài năng của người khác thì sẽ không bao giờ có một hiệu quả cao trong công việc, tài năng của bản thân người đó sẽ không được phát huy đúng cách và được ghi nhận như mong đợi.
Xem thêm:
Văn biểu cảm về sự vật, con người – Bóng dừa
Nhưng chúng ta cần tỉnh táo phân biệt “Chớ nên tự phụ” và tư ti. Nếu như tự ti là sự tin tưởng vào năng lực của bản thân, dẫn đến hành động thiếu quyết đoán, không có lập trường, dễ bị phản bác thì “Chớ nên tự phụ” là nhận thức được khả năng của mình và của moi người, cùng công nhận tài năng đó và cùng nhau phát triển. Do vậy, câu nói ‘Chớ nên tự phụ” giúp chúng ta hiểu rõ vị trí của bản thân, nhận thức được đúng đắn giá trị của mình đang ở đâu để học tập, phấn đấu sống tích cực, cao thượng và có cách ứng xử đúng đắn với mỗi người xung quanh. Hãy nhìn những con người vĩ đại của thế giới như Ê-đi-sơn. Anh-xtanh, Ma-ri-qui-ri… Chúng ta chưa bao giờ thấy họ chê bai, coi thường tài năng của người khá, thậm trí còn luôn khiêm tốn về tài năng của mình. Hay một con người vĩ đại của dân tộc Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khiêm tốn về tài năng, sự hiểu biết của mình. Bác không nhận mình là nhà thơ chuyên nghiệp mà chỉ nhận mình có tấm lòng yêu thơ, mà ta biết rồi đó Bác có rất nhiều tác phẩm được ghi nhận. Khi Bác thăm Indonesia, ở đây Tổng thống Indonesia ngưỡng mộ Bác và tăng Bác bằng tiến sĩ danh dự nhưng bác đã vô cùng khiêm nhường đáp: Tôi không có may mắn được học hành đầy đủ như các bạn, tôi chỉ tự học, cuộc sống là người thầy vĩ đại của tôi, thực tiễn đem lại cho những tri thức về xã hội và nhân văn. Bác còn căn dặn chúng suốt đời phải học tập để nâng cao hiểu biết của mình, từ đó mới làm tốt việc được giao, hoàn thành mọi nhiệm vụ.
Trong cuộc sống này, chính những điều bình dị nhỏ bé mà thầm lặng lại để lại những dư âm lớn trong lòng mọi người. Và những người luôn sống hết mình,cống hiến, hi sinh rất nhiều cho cuộc sống tươi đẹp, cho sự phát triển chung của loài người, những người có lối sống giản dị, thầm lặng vô tư mà khiêm tốn về tài năng và vai trò của mình sẽ là những người dễ dàng thành công và được mọi người yêu mến.