Văn tự sự là gì? Cách tìm hiểu đề, phân tích và làm một bài văn nghị luận trong văn bản tự sự chi tiết nhất sẽ được thuvienhoidap.net giải thích trong bài viết này.
Khái niệm nghị luận trong văn bản tự sự là gì?
a – Khái niệm
Nghị luận trong văn bản tự sự thực chất là những cuộc đối thoại bằng cách nêu lên các ý kiến, nhận xét, phán đoán, bình luận, đánh giá… của người kể chuyện nhằm thuyết phục người đọc, người nghe hoặc để nói cho chính bản thân mình về một vấn để, một quan điểm, một tư tưởng nào đó.
b – Tác dụng của nghị luận trong văn tự sự
Các vấn đề nghị luận trong văn tự sự có 2 tác dụng chính gồm:
Yếu tố nghị luận làm cho câu chuyện giàu tính triết lý, giúp người đọc rút ra được nhiều bài học sâu sắc về ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống. Như ông cha ta từng nói “ Lời nói không mất tiền mua – lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Lời nói cần phải nói đúng nơi, đúng chỗ, đúng người và đúng hoàn cảnh.
Yếu tố nghị luận giúp tác giả hay người viết thể hiện quan điểm của mình về mọi mặt của đời sống trong xã hội.
c – Dấu hiệu nhận biết văn bản tự sự có yếu tố nghị luận
Thường trong đoạn văn sử dụng nhiều loại câu khẳng định, câu phủ định, câu có các cặp quan hệ từ sóng đôi, các từ ngữ như tại sao, vì vậy, tóm lại…
Xem thêm: Cách diễn đạt trong văn nghị luận
Cách phân biệt văn nghị luận và văn tự sự có yếu tố nghị luận
Văn nghị luận: Sẽ tập trung đưa ra các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng, lập luận một cách hệ thống, logic, thống nhất với nhau hết sức chặt chẽ. Các ý phải được sắp xếp theo một cách trình tự, có bố cục và trình bày rõ ràng, mạch lạc. Sử dụng nhiều kiểu liên kết câu, liên kết đoạn văn và áp dụng nhiều biện pháp tu từ.
Văn bản tự sự có yếu tố nghị luận: Đó chỉ là những yếu tố đơn lẻ, biệt lập trong một tình huống cụ thể, một sự việc hay một nhân vật cụ thể nào đó của câu chuyện. Yếu tố nghị luận chỉ giúp câu chuyện thêm phần triết lý hơn và không có nhiều tác dụng như trong văn nghị luận đơn thuần.
Bài tập ví dụ văn tự sự có yếu tố nghị luận
Câu hỏi bài tập 1: Dòng nào dưới đây nói lên vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự
a – giúp cho câu chuyện được kể có đầu có đuôi.
b – Làm cho câu chuyện được kể trở nên sinh động hơn.
c – giúp cho câu chuyện được kể tăng tính thời sự.
d – Làm tăng thêm màu sắc triết lý cho câu chuyện được kể.
Đáp án bài tập 1
Đáp án chính xác nhất là câu (d) giúp làm tăng thêm màu sắc triết lý cho câu chuyện được kể.
Câu hỏi bài tập 2
Viết một đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 9 câu kể về những lời dạy bảo ân cần của người bà trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận.
Đáp án bài tập 2:
Thuvienhoidap sẽ lập dàn ý cho bài tập này, các bạn có thể dựa theo dàn ý chi tiết này để biết một đoạn văn hoàn chỉnh nha.
Phần mở bài: giới thiệu khái quát về người bà của mình, tình cảm của mình với bà.
Phần thân bài
-
Những điều mà bạn ấn tượng nhất ở người bà của mình là gì? ví dụ như bà là người rất thương con cháu, bà hay dạy những điều hay lẽ phải cho con cháu.
-
Kể lại các tình huống, hoàn cảnh, diễn biến câu chuyện gắn với lời dạy bảo của bà?
-
Kết thúc câu chuyện như thế nào?
Phần kết bài
Rút ra được những bài học từ lời dạy của bà, ví dụ như những lời dạy của bà đến khi con trưởng thành mới biết nó thật thấm thía, chân tình và chí lý biết bao.
Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi nghị luận trong văn bản tự sự là gì? Tác dụng và bài tập ví dụ chi tiết nhất.