Nghị luận văn học là một trong những dạng văn bản phổ biến được ứng dụng trong quá trình bình giảng về các tác phẩm. Trong suốt những năm học, học sinh sẽ được tiếp cận với 7 dạng nghị luận khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được “Nghị luận văn học là gì?” và cách triển khai làm một bài văn nghị luận văn học.
1. Nghị luận văn học là gì?
1.1 Nghị luận là gì?
-
Văn nghị luận là một chủ đề ngữ pháp mới mà người học sẽ được giới thiệu trong chương trình ngữ văn lớp 7.
-
Đây là thể loại nhằm giúp người viết đưa ra ý kiến về một sự kiện; hiện tượng nào đó dựa trên các luận điểm, luận cứ, lập luận.
-
Trong đó phổ biến nhất có thể kể đến là nghị luận văn học và nghị luận xã hội.
1.2 Nghị luận văn học là gì?
-
Nghị luận văn học là dạng văn bản người viết sử dụng những lý lẽ của mình; để bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, cảm nhận, đánh giá của bản thân về một tác phẩm văn học hoặc đoạn trích, chi tiết nào đó trong văn bản.
-
Trong quá trình ứng dụng nghị luận văn học; người viết phải đưa ra những lý lẽ, luận điểm, luận cứ sắc bén; nhằm bày tỏ quan điểm cá nhân và thuyết phục người đọc.
2. Nghị luận văn học có mấy dạng?
Nghị luận văn học là một chủ điểm kiến thức quan trọng và xuyên suốt trong chương trình ngữ văn ở cấp cơ sở và phổ thông; với 7 dạng nghị luận văn học:
-
Bình giảng một đoạn thơ:
Người viết sẽ được yêu cầu trình bày cảm nghĩ về một đoạn thơ cho trước.
-
Phân tích một bài thơ:
Đề bài thường yêu cầu phân tích một khía cạnh nhất định (nghệ thuật, tâm tình…)một bài thơ quen thuộc; từng xuất hiện trong chương trình học hoặc hoàn toàn mới.
-
Phân tích một đoạn thơ:
Dạng nghị luận văn học này tương tự với yêu cầu phân tích một bài thơ. Tuy nhiên, phạm vi cảm thụ sẽ giới hạn trong một đoạn thơ cho trước.
-
Phân tích một vấn đề trong tác phẩm văn xuôi:
Đối với các đề văn nghị luận phân tích văn xuôi; người viết thường sẽ phải trình bày cảm nghĩ, bình luận về một vấn đề được chỉ định như nhân vật; tình tiết điển hình; câu nói hoặc một ý kiến nào đó về tác phẩm.
-
Phân tích nhân vật:
Dạng nghị luận văn học tập trung vào một nhân vật cụ thể sẽ đòi hỏi phân tích về khuôn mẫu, hành động và nghệ thuật tạo dựng của tác giả.
-
Phân tích một hình tượng:
Đề bài yêu cầu phân tích một hình tượng thường dành cho các tác phẩm văn học kinh điển; nhân vật cần khai thác sẽ đại diện cho một tầng lớp, tư tưởng, giá trị nào đó mà tác giả muốn gửi gắm.
-
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật:
Đây là dạng nghị luận văn học tương đối khó; đòi hỏi người viết nắm vững thời gian; bối cảnh của câu chuyện lẫn các yếu tố xung quanh nhân vật. Qua đó lý giải và đưa ra những phân tích cho diễn biến tâm trạng đó một cách hợp lý.
3. Các yêu cầu chung khi làm văn nghị luận văn học
Để hoàn thiện một bài nghị luận văn học hoàn chỉnh với hệ thống luận cứ, luận điểm và lập luận xác đáng; thuyết phục đòi hỏi người viết cần đáp ứng những yêu cầu như sau:
-
Tìm hiểu kỹ thông tin cơ bản về tác giả (tên tuổi, năm sinh, năm mất, quê quán), bối cảnh sáng tác, thời gian ra đời tác phẩm…
-
Tâm tư và hoàn cảnh sáng tác để hiểu hơn về ý nghĩa mà tác giả muốn truyền tải.
-
Xác định rõ vấn đề cần bàn luận (văn học, có thể là tác giả, tác phẩm, bình luận một nhận định về tác phẩm, chi tiết hoặc nhân vật trong tác phẩm) để tránh lan man, lạc đề.
-
Khi nghị luận về các chủ đề thuộc tác phẩm thơ; người viết nên chú ý đến hình thức như nhịp điệu, cách gieo vần, cấu trúc, nghệ thuật sử dụng ngôn từ…
-
Đối với tác phẩm văn xuôi, người viết nên khai thác đến cốt truyện, nhân vật, bối cảnh, hình tượng điển hình, hoặc cao trào. Để cho luận điểm thêm xác đáng, bạn hoàn toàn có thể bổ sung hệ thống dẫn chứng vào trong bài.
4. Cấu trúc của bài văn nghị luận văn học
Tương tự các thể loại khác, văn học nghị luận cũng bao gồm cấu trúc 3 phần cơ bản:
4.1 Mở bài
-
Phần mở bài có vai trò giới thiệu về chủ đề, đối tượng sẽ được phân tích ở dưới.
-
Ngoài yêu cầu giới hạn về số câu, từ, người viết cần đảm bảo đem lại hứng thú cho người đọc ngay từ những câu đầu tiên.
-
Có 3 cấu trúc mở bài phổ biến như sau:
-
-
Cách 1: Giới thiệu trực tiếp về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, chủ đề và luận điểm chung cho toàn bộ bài viết.
-
Cách 2: Chọn những câu thơ có nội dung phù hợp với tác phẩm để dẫn dắt vào đề
-
Cách 3: Sử dụng một câu thơ hoặc câu nói, trích dẫn để dẫn dắt vào đề. Qua đó giới thiệu tác giả, hoàn cảnh và chủ đề sẽ phân tích.
-
4.2 Thân bài
Cách triển khai thân bài phổ biến nhất chính là đi theo trình tự khái quát – phân tích – tổng hợp. Dưới đây là cấu trúc chung cho phần thân bài:
-
Giới thiệu hoàn cảnh xã hội của bài viết.
-
Phân tích chi tiết vào từng câu thơ hoặc đoạn văn. Cụ thể:
-
Đối với phân tích thơ:
Người viết cần trích dẫn câu thơ cần phân tích, sau đó làm rõ ngụ ý nghệ thuật, liên hệ với nội dung, so sánh và liên hệ.
-
Đối với phân tích văn:
Phân tích nội dung tư tưởng trước sau đó mới đi tới nghệ thuật. Mỗi nội dung và luận điểm sẽ yêu cầu một đoạn văn phân tích nghệ thuật riêng. Sau đó sẽ đi tới giai đoạn tổng hợp, so sánh và liên hệ thực tế.
-
Đối với phân tích thơ:
4.3 Kết bài
-
Đánh giá chung về nội dung và nghệ thuật, nêu cảm nghĩ cá nhân của người viết.
-
Đoạn kết bài rất quan trọng, không thể thiếu nên học sinh cần chú ý khi làm văn.
5. Cách làm bài nghị luận văn học
Trước khi bắt đầu quá trình viết một bài nghị luận văn học, người viết cần trải quan 3 bước như sau:
Bước 1: Định hướng
-
Trước khi làm bài, bạn cần xác định rõ yêu cầu của đề bài (thể loại, giới hạn đề…) và định hướng xây dựng bài viết (nội dung, phạm vi khai thác, giọng văn…)
-
Đây là một bước làm vô cùng quan trọng giúp bạn tránh khỏi nguy cơ viết lạc đề hoặc lan man.
-
Một bí quyết đơn giản và hiệu quả nhất giúp bạn định hướng đúng chính là gạch chân hoặc làm nổi bật các từ khóa.
Bước 2: Lập đề cương
-
Xác định và khoanh vùng kiến thức thuộc chủ đề cần nghị luận.
-
Tìm kiếm các luận điểm, luận chứng, luận cứ cần thiết cho bài viết.
-
Sắp xếp các ý vừa liệt kê theo bố cục và trình tự (luận điểm > luận cứ > luận chứng).
Bước 3: Tạo văn bản
-
Trên cơ sở đề cương đã được lập, người viết sẽ tiến hành viết một bài văn nghị luận hoàn chỉnh.
-
Trong quá trình viết, bạn cần đảm bảo được bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài (khái quát – phân tích – tổng hợp) và trình tự lập luận logic nhất.
-
Đối với loại phân tích chủ điểm trong phạm vi văn xuôi, cần triển khai và sắp xếp các ý từ nội dung trước, nghệ thuật riêng sau.
-
Đối với loại thơ cần lưu ý các thủ pháp nghệ thuật, tiến hành phân tích nghệ thuật gắn liền với nội dung.
Bước 4: Kiểm tra
-
Dành ra từ 5 đến 10 phút để kiểm tra lỗi chính tả, lỗi diễn đạt và đảm bảo các ý được trình bày mạch lạc.
-
Việc kiểm tra sẽ giúp bài văn hoàn chỉnh và trau chuốt hơn trong ngữ cảnh và câu văn.
6. Cách chuyển ý trong bài văn nghị luận
-
Một bài nghị luận văn học sẽ được cấu thành từ rất nhiều luận điểm khác nhau. Tương ứng với mỗi luận điểm chính là 1 – 2 đoạn văn ngắn.
-
Để đảm bảo cho các ý luôn được mạch lạc, trau chuốt đòi hỏi người viết cần áp dụng những cách chuyển ý phù hợp:
-
Cụm từ thứ tự “đầu tiên..”, “trước hết”, “tiếp đó”, “thứ hai”, “kế đến”…
-
Sử dụng một câu văn, thơ hoặc nhận định nào đó.
-
Các cụm từ như “không những…mà còn”, “không chỉ..”, “bao nhiêu..bấy nhiêu…
-
Các cấu trúc có ý nguyên nhân – kết quả “do…nên”, “sở dĩ…là vì”, “bởi vậy…cho nên”…
-
Cụm từ bổ sung “bên cạnh đó..”, “ngoài ra”, “còn có”…
-
Giới thiệu gián tiếp “nếu…thì”
-
7. Nghị luận văn học lớp 9
Trong chương trình ngữ văn lớp 9, người học sẽ được giới thiệu về nghị luận văn học qua các khía cạnh như:
-
Khái niệm về nghị luận văn học về một đoạn thơ, tác phẩm truyện
-
Bố cục khi làm bài nghị luận văn học
-
Lưu ý và yêu cầu cơ bản đối với từng dạng bài.
Trên đây là những thông tin chi tiết về “Nghị luận văn học là gì?” và cách làm bài văn nghị luận văn học. Hy vọng rằng thông qua những kiến thức tổng quát mà bài viết đã cung cấp ở trên; có thể giúp độc giả hiểu rõ hơn phần nào về khái niệm, cách triển khai và yêu cầu cơ bản nhất của thể loại này.