Nghị luận xã hội là gì? Có những dạng nghị luận xã hội nào? Nghị luận xã hội là một trong hai kiểu văn bản quan trọng trong chương trình làm văn trung học cơ sở và trung học phổ thông. Để giúp các bạn hiểu rõ về nghị luận xã hội chúng tôi chia sẻ bài viết này để bạn tham khảo!
Tìm hiểu nghị luận xã hội là gì?
Nghị luận xã hội là gì? Hãy cùng đi tìm hiểu khái niệm nghị luận xã hội để hiểu rõ bản chất:
Nghị luận xã hội là gì?
- Bạn có muốn tìm hiểu về thể loại văn nghị luận và tầm quan trọng của văn nghị luận như thế nào? Khái niệm về nghị luận xã hội chúng ta vẫn thường được nhắc đến trong các chương trình học của học sinh. Là thể loại văn học không thể văn học vô cùng phong phú và đa dạng.
- Thực chất nghị luận xã hội là một phương pháp nghị luận bàn về các vấn đề thuộc các lĩnh vực xã hội, chính trị, đạo đức, chân lý đời sống. Đây là thể loại văn học được sử dụng nhằm làm sáng tỏ, mở rộng vấn đề. Nghị luận xã hội bao gồm tất cả những vấn đề về lối sống, đạo lý, tư tưởng, những hiện tượng tốt xấu, đúng sai trong xã hội. Từ đó có thể đưa ra cái nhìn chân thực của bạn về vấn đề đó và ứng dụng vào đời sống ra sao.
- Thể loại văn nghị luận được người viết, viết ra nhằm mục đích nêu ra cho người đọc và người nghe hiểu rõ về tư tưởng của bạn đối với một vấn đề, hiện tượng nào đó trong văn học hoặc đời sống. Người viết đưa ra được những minh chứng và giải thích rõ vấn đề đó.
- Ví dụ: Trình bày suy nghĩ của anh chị về đức tính hy sinh.
Đặc điểm của nghị luận xã hội là gì?
- Sau khi hiểu được khái niệm văn nghị luận xã hội, các bạn nên hiểu rõ những đặc điểm của văn nghị luận xã hội. Nhằm mục đích đưa ra được những chứng kiến theo đúng kết cấu của văn nghị luận xã hội. Đó là việc nêu ra được luận điểm và luận cứ cho bài văn.
- Về luận điểm: Người viết nêu ra được ý kiến của bản thân về tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn nghị luận xã hội phải nêu ra được những luận điểm gồm: Luận điểm chính, luận điểm triển khai,luận điểm kết luận. Các luận điểm như: Chứng minh những tư tưởng đúng chuẩn mực, phê phán những hành vi sai lệch.
- Về luận cứ: Người viết đưa ra được những minh chứng, lý lẽ của mình để chứng minh cho cơ sở bạn đã nêu ra trong luận điểm. Luận cứ trả lời cho những câu hỏi như: Luận điểm đó có đáng tin không? Vì sao lại như thế? Vấn đề đó có ý nghĩa gì? Nguyên nhân của vấn đề…
Các dạng nghị luận xã hội là gì?
Dưới đây là các dạng nghị luận xã hội thường gặp và những ví dụ minh họa cụ thể để giúp bạn hình dung về văn nghị luận xã hội
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
- Đây là dạng tổng hợp các kiến thức về một hiện tượng nào đó trong đời sống, bằng những lập luận lý lẽ của mình để chứng minh cho hiện tượng đó. Những hiện tượng xã hội đó là những hiện tượng đang tạo sự chú ý và tác động trực tiếp đến đời sống. Các bạn phải đưa ra những giải thích cho hiện tượng đó xem mặt tốt xấu của vấn đề, bởi kiểu bài này thường là những hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực.
- Đề tài nghị luận xã hội là gì? thường được hướng tới các vấn đề như: Hiến máu tình nguyện, vấn đề chơi game của học sinh, an toàn thực phẩm, tệ nạn xã hội,..
- Ví dụ: Suy nghĩ của em về vấn đề chơi Facebook của học sinh hiện nay.
Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
- Đây là dạng văn nói về một tư tưởng đạo lý, câu nói mang tính nhận thức về các vấn đề như quan hệ bạn bè, quan hệ gia đình,tính cách của con người. Với hai dạng tư tưởng đạo lý là trực tiếp và gián tiếp.
- Đề tài nghị luận xã hội là gì hướng tới là các mối quan hệ giữa con người với con người, các đức tính của con người, lý tưởng sống của học sinh, các đạo lý của con người…
- Ví dụ: Trình bày suy nghĩ của anh chị về mối quan hệ làng xóm giữa các gia đình nông thôn.
Cấu trúc bài văn nghị luận xã hội
Cấu trúc bài văn nghị luận xã hội là gì?Văn nghị luận cũng giống như các thể loại văn khác được chia thành 3 phần cơ bản.
- Mở bài: Đây được coi là chìa khóa giúp gây ấn tượng với người nghe để dẫn dắt mọi người chú ý đến bài văn. Phần này phải đáp ứng giới thiệu vấn đề, đưa ra vấn đề và luận điểm cơ bản để giải quyết.
- Thân bài: Triển khai các luận điểm, giải thích và chứng minh cho vấn đề đó để nhằm thuyết phục người nghe theo quan điểm của mình.
- Kết bài: Là phần tóm tắt và đưa ra kết luận của mình đã trình bày.
Cách làm bài văn nghị luận xã hội là gì?
Cách làm bài văn nghị luận xã hội như nào?. Cùng phân tích về cách làm bài văn nghị luận xã hội qua các bước dưới đây:
Bước 1: Phân tích đề
- Đọc kĩ đề, chú ý từ ngữ quan trọng, những khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng. Chia vế, ngăn đoạn, tìm mối tương quan giữa các vế.
- Xác định ba yêu cầu:
- Yêu cầu về nội dung: Vấn đề nghị luận là gì? Có bao nhiêu ý cần triển khai? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?.
- Yêu cầu về hình thức: Cần kết hợp các thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
- Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: đời sống văn học, đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).
Bước 2: Lập dàn ý
- Nội dung luận đề cần được triển khai thành hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Cần sắp xếp các ý thành hệ thống chặt chẽ và bao quát nội dung.
- Cần chú ý các bước cơ bản của bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí:
- Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.
- Phân tích, chứng minh những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
- Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.
Bước 3: Tiến hành viết bài văn
Bước 4: Đọc lại và sửa chữa để hoàn chỉnh bài viết
Như vật, hy vọng qua bài viết các bạn có thể hiểu rõ được nghị luận xã hội là gì, văn nghị luận xã hội là gì và cách làm văn nghị luận xã hội như thế nào rồi nhé! Chúc các bạn học tập thật tốt với bộ môn này!
Theo wikisecret.com