Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người (Dàn ý + 5 mẫu), Tài Liệu Học Thi kính mời bạn đọc cùng tham khảo Bài văn mẫu lớp 9: Nghị luận về lòng đố kị của con người,
Trong cuộc sống, lòng đố kị đã để lại cho con người những hậu quả khôn lường. Dưới đây là Bài văn mẫu lớp 9: Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người.
Bạn Đang Xem: Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người (Dàn ý + 5 mẫu)
Tài liệu trên gồm dàn ý chi tiết và 5 bài văn mẫu lớp 9, kính mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết dưới đây.
Dàn ý nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người
I. Mở bài
– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng đố kị.
II. Thân bài
1. Giải thích
– Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận, thậm chí có suy nghĩ, hành động bài trừ đối với những thành tựu của người khác.
– Lòng đố kị thể hiện qua những hành động suy nghĩ tỏ ra khó chịu khi người khác hơn mình.
2. Bàn luận về lòng đố kị và tác hại của đố lòng kị
– Lòng đố kị biểu hiện qua: cảm giác tức tối khi người khác hơn mình hay ganh ghét với những người giỏi hơn mình. Khi người có lòng đố kị họ có thể đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh của người khác.
3. Nguyên nhân dẫn đến lòng đố kị
– Thiếu tự tin, mặc cảm hay do tự ti.
– Lòng đố kị xuất phát từ những người luôn bất mãn với cuộc sống của mình và từ đó ghen tị với người khác.
4. Tác hại
– Phá hoại các mối quan hệ của mình cũng như của người khác.
– Cuộc sống không thoải mái luôn nghĩ cách hãm hại người khác và cũng làm hại cả bản thân.
– Làm nảy sinh nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực, khiến cho bản thân người có lòng đố kị luôn căng thẳng, bức bối, không thoải mái.
5. Bài học nhận thức và hành động
Xem Thêm : Đề thi học sinh giỏi giải toán trên máy tính cầm tay năm học 2012 – 2013 môn Toán khối 11
– Lòng đố kị là tính xấu của con người cần phải loại trừ con người cần có lòng cao thượng khoan dung rộng rãi.
– Cạnh tranh lành mạnh, cố gắng hết sức để vượt qua khó khăn.
III. Kết bài
– Khẳng định lại tác hại của đố kị và liên hệ bài học cho bản thân.
Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người – Mẫu 1
Con người có rất nhiều đức tính tốt như nhân hậu, thật thà, dũng cảm… nhưng song song với những đức tính tốt thì ở con người cũng tồn tại một số tính xấu đó là tham lam, ích kỉ, đố kị. Đặc biệt là lòng đố kị có thể tác động tiêu cực đến tinh thần, tình cảm của con người mà còn làm rạn nứt những mối quan hệ tốt đẹp.
Đố kị là sự ghen ghét so đo với những gì mà người khác có. Những người có lòng đố kị thường tính toán thua thiệt với người khác. Đứng trước tài năng hay những thành tựu của người khác thay vì ngưỡng mộ hay công nhận thì người có lòng đố kị lại tỏ ra khó chịu, phủ nhận những thành tựu, tài năng ấy bằng những lời nói, suy nghĩ hay những hành động tiêu cực. Chẳng hạn, trong một lớp học khi thấy bạn học của mình đạt điểm cao trong môn học nào đó, người có lòng đố kị sẽ tỏ ra không vui, thậm chí cho rằng kết quả ấy chỉ là sự may mắn mà hoàn toàn phủ nhận đi sự cố gắng, tài năng của bạn học nọ. Trong một công ty, nhân viên trong cùng một nhóm cùng tham gia thi đua đạt thành tích nhân ngày Quốc tế lao động ngày 1 tháng 5. Khi nhân viên có thành tích xuất sắc nhất được công bố, không đạt được kết quả như ý muốn người có lòng ghen tị sẽ tỏ ra bất mãn, hoài nghi với kết quả ấy, cũng có thể là đặt điều, nói xấu, lôi kéo “đồng bọn” để cùng nói xấu, thỏa mãn sự ích kị của mình mà không hề xét đến sự cố gắng chưa đủ của bản thân mình. Hoặc chẳng hạn cùng là hàng xóm với nhau gia đình bên cạnh họ hơn về tài chính hay con họ giỏi hơn con mình thì cũng đố kị tìm cách đặt điều nói xấu, hạ bệ họ làm sao để mình hơn họ.
Đố kị là tính xấu của con người. Người nào mà có tính đố kị thì rất khó thành công vì họ luôn soi xét tìm những tìm điểm yếu của người khác luôn tìm cách để bôi nhọ họ, tìm cớ để gây sự, họ làm gì cũng không vừa ý. Tính đố kị sẽ làm cho những đức tính tốt lu mờ và thay vào đó từ đố kị con sẽ thêm các tính xấu khác như ích kị nhỏ nhen… Con người có tính đố kị họ sẽ tìm đủ mọi cách để kìm hãm phát triển của người khác và cũng ảnh hưởng đến cộng đồng khi ta tìm cách soi mói người khác thì ảnh hưởng đến công việc của mình cũng như của họ sẽ làm chậm tiến độ công việc. Tính đố kị còn khiến con người tự tách mình ra khỏi những mối quan hệ, làm cho những tình cảm vốn tốt đẹp trở nên ố màu, rạn nứt. Nếu duy trì thói quen soi mói, đố kị quá lâu con người sẽ trở nên cô độc trong chính mối quan hệ của mình.
Khi có tính đố kị, tầm nhìn và sự quan tâm của con người bị che mờ bởi sự ích kị nhỏ nhen, bởi vậy họ chỉ chăm chăm soi xét, bắt lỗi người khác mà trở nên dễ dãi với bản thân mình, tự cho mình quyền phán xét, đánh giá người khác. Khi không biết học hỏi, cố gắng để tự hoàn thiện mình thì người có lòng đố kị cũng chẳng thể phát triển trong xã hội vốn có nhiều khó khăn, thử thách này.
Nguy hiểm hơn nữa, khi lòng đố kị trở thành những hành động cực đoan, nó có thể gây nên những hậu quả khôn lường. Không dừng lại ở nói xấu, đặt điều, luôn tỏ thái độ khinh ghét với người khác nữa mà có thể nảy sinh những hành động phá hoại, ngăn cản người khác bằng những hành động thiếu minh bạch. Người có tính đố kị bị thành tích lợi ích làm lu mờ tâm trí họ những thứ nhất thời làm mờ mắt mà không nhìn xa trông rộng.
Để không ngừng vươn lên, khẳng định giá trị bản thân, thay vì ích kỉ, đố kị với người khác, chúng ta hãy tự đặt ra những mục tiêu phát triển, nhìn vào điểm tốt, thế mạnh của người khác để học hỏi. Khi biết công nhận người khác đồng thời nỗ lực hoàn thiện mình các bạn không chỉ tự tạo ra được những thành tích đáng ngưỡng mộ mà còn loại bỏ được tâm lý tự ti, ích kị, soi xét người khác bằng con mắt khó chịu. Khi bạn nhìn mọi việc ở chiều hướng tiêu cực, suy nghĩ của bạn cũng sẽ thoải mái, khi đặt cái nhìn định kiến, ghen ghét đố kị thì chính bản thân bạn là nạn nhân của những phản ứng tâm lý tiêu cực ấy.
Hãy công nhận người khác nếu họ thực sự xuất sắc, sống bao dung, tích cực, không ngừng học hỏi để cởi trói cho những ràng buộc trong đời sống tình cảm và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp xung quanh mình. Con người không có lòng đố kị là một con người tự do không lo âu một con người thanh thản thoải mái với cuộc sống. Khi họ đó không cần phải tính toán, tìm cách hại người khác. Khi mình có một cuộc sống không ganh đua ghen ghét đố kị, sống hết mình sống với những ước mơ của mình thì cuộc sống đấy mới có ý nghĩa.
Còn ngồi trong ghế nhà trường thì hãy cố gắng loại bỏ lòng đố kị đi và thay vào đó là hãy giúp đỡ nhau cùng nhau học tập và phát triển bản thân. Chúng ta cố gắng rèn luyện học tập chăm chỉ và tự hào về bản thân mình và hãy học tập những đức tính tốt.
Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người – Mẫu 2
Trong đời sống, ta thường thấy một hiện tượng xấu là lòng đố kị. Thấy ai có chút thành tích, kẻ đố kị cảm thấy khó chịu, đau khổ như mình bị mất mát điều gì, tiếp đó nảy sinh những phản ứng bệnh hoạn.
Trong lớp, một học sinh có thành tích học tập giỏi, người có tính đố kị sẽ nói bóng gió là bạn ấy khéo làm thân với các thầy, các cô. Thấy bạn có bộ đồ mới hợp thời trang, người đố kị tìm cách dìm, bảo: “Báu gì, hàng thùng ấy mà!”. Thấy một đôi vợ chồng đẹp đôi, hạnh phúc, kẻ đố kị liền nói độc miệng: “Rồi xem, được bao lâu!”.
Hiện tượng đố kị trong cuộc sống đã có từ xưa. Thời Tam Quốc có danh tướng Đông Ngô là Chu Du, nổi tiếng thao lược nhưng lại có tính đố kị. Thấy Gia Cát Lượng tài ba, Du đã nhiều lần tìm cách chứng tỏ mình là người tài “đệ nhất thiên hạ”, nhưng lần nào cũng bị thua. Lòng đố kị còn khiến Chu Du tìm kế sách hãm hại Gia Cát Lượng, nhưng lần nào Lượng cũng đoán biết và thoát hiểm. Khi nhận ra tài trí của mình không bằng Gia Cát Lượng, Du đã ngửa mặt lên trời mà than: “Trời đã sinh Du, sao còn sinh Lượng!”. Câu nói đó đã bộc lộ chân tướng của người đố kị: không chấp nhận thực tế người khác hơn mình.
Lòng đố kị có thể gắn với sự hiếu thắng, một tâm lý muốn chứng tỏ mình không thua chúng kém bạn, thậm chí hơn người. Tính hiếu thắng có thể có tác dụng kích thích người ta phấn đấu, cạnh tranh vượt lên người khác, có ý nghĩa tiến bộ nhất định. Tâm lý đố kị ngược lại, chỉ là sự biến dạng của lòng hiếu thắng. Đố kị là tâm lí của kẻ thất bại. Động cơ kích thích phấn đấu giảm sút, mà ý muốn hạ thấp, hãm hại người khác để thỏa lòng ích kị tăng lên. Phân tích lòng đố kị, nhà triết học Hy Lạp cổ đại A-ri-xtốt đã nói: “Người đố kị sở dĩ cảm thấy dằn vặt đau đớn không chỉ vì cảm thấy mình thua kém mà còn vì phải nhìn thấy người khác thành công”. Nhà triết học đã chỉ ra thực chất kẻ đố kị là kẻ không muốn nhìn thấy người khác thành công.
Trên thực tế, không một lòng đố kị nào có thể ngăn cản được người khác thành công, cho nên lòng đố kị chỉ có hại cho bản thân kẻ đố kị. Nó vừa làm cho kẻ đố kị không được sống thanh thản, luôn dằn vặt khổ đau vì những lý do không chính đáng, lại vừa có thể dẫn họ đến những mưu đồ xấu xa, thậm chí phạm tội ác. Kẻ đố kị không hiểu rằng “ngoài trời còn có trời” (cao hơn), “ngoài núi còn có núi” (cao hơn), mình tài còn có người tài hơn.
Lòng đố kị là một tính xấu cần khắc phục. Con người cần phải có lòng cao thượng, rộng rãi, biết vui với thành công của người khác. Tình cảm cao thượng không chỉ giúp con người sống thanh thản, mà còn có tác dụng thúc đẩy xã hội và đồng loại tiến bộ.
Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người – Mẫu 3
Thói ghen ghét, lòng đố kị là một trong những thói hư tật xấu, làm hạ thấp giá trị của con người, làm cho mối quan hệ giữa ta với người khác không được tốt đẹp. Lòng ghen ghét, đố kị không nhưng làm cho bản thân khổ sở mà còn gây cho người khác nhiều khó khăn, trở ngại. Bởi thế, nhà văn Edmondo de Amicis đã từng nhắc nhở: “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”.
Xem Thêm : Giải thích câu nói Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới (Dàn ý + 9 mẫu)
Bằng hình ảnh so sánh độc đáo, nhà văn Edmondo de Amicis đã chỉ ra rằng thói ghen ghét, đố kị trước những thành công, tương lai, địa vị và những điều tốt đẹp mà người khác đang có chẳng khác nào như một con rắn độc từng bước đầu độc trái tim và khối óc, làm tha hóa tâm hồn, nhân cách, đạo đức của con người.
Thói ghen ghét, đố kị làm cho con người trở nên ti tiện, nhỏ nhen, tầm thường, ích kị, tự hạ thấp giá trị bản thân mình. Phải biết rằng những thành công mà người khác có được đâu phải tự nhiên mà có. Nó được đánh đổi từ mồ hôi, nước mắt, công sức lao động khó nhọc mà ra. Nếu ta chăm chỉ làm lụng, chịu khó học hành, trau dồi tài năng trí tuệ của bản thân mình thì ắt hẳn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành tựu, có được những gì mình mong muốn. Thế nên, không nên đố kị, ghen tị người khác.
Mỗi một người đều có những sở trường, sở đoản, mặt mạnh, mặt yếu khác nhau. Có thể họ tài giỏi ở một lĩnh vực nào đó và ta cũng vậy. Đừng ghen tị so đo mà tự chuốc lấy phiền não, rồi tỏ ra cau có, bực dọc đối với người khác làm cho mối quan hệ giữa ta với họ trở nên không còn tốt đẹp như trước. Những người như thế thật đáng bị chê trách.
Một số người vì ghen tị với tài năng của người khác mà tìm đủ cách hãm hại, trù dập, không cho người đó cơ hội thăng tiến, phát triển tài năng, kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Phải phân biệt giữa thói ghen tị và thi đua. Thói đố kị, ganh ghét và tinh thần thi đua, cầu tiến giống nhau ở chỗ từ thành công của người khác khiến cho ta không hài lòng và vui vẻ. Nếu là người có lòng đố kị, ganh đua họ thường sẽ mỉa mai, gièm pha, khiêu khích. Nếu là người có tinh thần thi đua, họ sẽ lấy đó làm bài học mà phấn đấu vươn lên và vượt qua.
Quyết tâm loại bỏ thói ghen tị, luôn vui mừng trước những thành tựu của người khác, không ngừng học hỏi, trau dồi, hoàn thiện nhân cách, tài năng của chính mình.
Lòng đố kị là nguyên nhân dẫn đến sự dối trá. Sự dối trá lại mang đến tai họa cho bản thân. Bởi thế, hãy làm đúng như Edmondo de Amicis khuyên bảo: “Đừng để con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim”.
Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người – Mẫu 4
Con người sinh ra trong cuộc đời không ai là hoàn hảo. Tận sâu bên trong mỗi người đều tồn tại những mặt không tốt. Một trong số đó là lòng đố kị.
Trước hết cần hiểu lòng đố kị là thái độ ghen ghét, không hài lòng hoặc thậm chí là có những suy nghĩ, hành động bài trừ với những thành công trong cuộc sống của người khác. Lòng đố kị được biểu hiện rõ ràng qua suy nghĩ, hành động với những người xung quanh. Đó là khi chúng ta cảm thấy tức tối khi thấy người khác hơn mình về nhiều mặt trong cuộc sống. Khi một người có lòng đố kị, họ sẵn sàng đặt điều nói xấu người khác.
Ví dụ như trong học tập, khi một bạn có thành tích học tập tốt lại được thầy cô và những người xung quanh yêu quý. Chúng ta liền cảm thấy khó chịu và ghét người bạn đó. Hay trong công ty, cùng là nhân viên trong một phòng có người nhưng có người lại được có hiệu quả công việc cao hơn nên được nhận tiền thưởng nhiều hơn. Các nhân viên trong phòng cảm chắc hẳn sẽ cảm bất mãn khi mình đã cố gắng hết sức mà không đạt được kết quả như mong muốn. Ngay cả trong một gia đình, cùng là anh chị em sống chúng nhưng đôi khi cũng sẽ cảm thấy ghen tị khi một người được bố mẹ chiều chuộng, yêu thương nhiều hơn. Như vậy, lòng đố kị xuất phát điểm của nó đến từ việc chúng ta tự so sánh mình với những người xung quanh. Khi cảm thấy bản thân có điểm không bằng với họ, chúng ta cảm thấy tự ti và này sinh ra sự ghen ghét, đố kị. Hoặc cũng có thể xuất phát từ cảm giác bất mãn với cuộc sống của chính mình để rồi sinh ra đố kị.
Một con người, khi có luôn đố kị với người khác sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Những mối quan hệ trong xã hội sẽ trở nên rạn nứt chỉ vì những lời nói xấu do đố kị. Cuộc sống của chúng ta cũng sẽ không thể nào hạnh phúc khi cứ mãi tìm cách để nói xấu, hãm hại người khác. Đặc biệt là làm hại chính bản thân của chúng ta. Nó làm nảy sinh những trạng thái tâm lý tiêu cực, khiến cho chúng ta luôn cảm thấy căng thẳng mệt mỏi thậm chí tồi tệ hơn là rơi vào trạng thái trầm cảm. Ảnh hưởng đến tâm lý sẽ dẫn đến những hành vi cực đoan, không chỉ là hại đến người khác mà còn làm hại đến chính mình.
Đối với một học sinh, việc tu dưỡng đạo đức để giữa được một tâm hồn trong sáng. Cũng như bản thân nhận thức được rằng con người luôn không hoàn hảo. Mỗi người sinh ra đều có những thành công riêng của bản thân. Từ đó biết cảm thông và chia sẻ với hạnh phúc của người khác. Cũng như cố gắng để cuộc sống của bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Chỉ có vậy, những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước mới có thể ngày càng thành công trên con đường học tập.
Qua phân tích trên, mỗi người hãy nhận rõ được tác hại của lòng đố kị trong cuộc sống. Và cần biết cách tu dưỡng bản thân trở nên tốt đẹp hơn từng ngày.
Nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người – Mẫu 5
“Ai chiến thắng mà không hề chiến bại.
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?”
(Dậy mà đi, Tố Hữu)
Con người khi đối mặt với thất bại của bản thân đa số đều cảm thấy tự ti. Còn khi nhìn vào thành công của người khác lại cảm thấy đố kị. Trong cuộc sống, lòng đố kị đã gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến mỗi người.
Đầu tiên, cần hiểu được thế nào là đố kị? Hiểu một cách đơn giản nhất, đố kị là một thái độ của con người đối với những người xung quanh. Đó là khi bạn cảm thấy ghen ghét với những người xinh đẹp, giỏi giang và thành công hơn mình. Việc cảm thấy đố kị với người khác xuất phát từ việc bản thân tự so sánh mình với những người xung quanh. Khi cảm thấy bản thân có điểm không bằng với họ, chúng ta cảm thấy tự ti và này sinh ra sự ghen ghét, đố kị. Hoặc cũng có thể xuất phát từ cảm giác bất mãn với cuộc sống của chính mình để rồi sinh ra đố kị.
Đứng trước tài năng hay thành tựu của người khác, người có lòng đố kị luôn cảm thấy khó chịu và không công nhận những điều ấy. Họ tìm cách nói xấu đối phương, hạ thấp giá trị và coi thường những thành quả mà người đó đạt được. Từ xa xưa đến nay, ông cha ta đã có rất nhiều câu để nói về lòng đố kị như: “Ghen ăn tức ở” hay “Trâu buộc ghét trâu ăn”… Thế mới thấy, đố kị chẳng còn xa lạ trong cuộc sống nữa.
Một người nếu cứ mãi đố kị với cuộc sống của người khác thì bản thân cuộc sống của họ sẽ luôn cảm thấy không hạnh phúc. Đặc biệt, việc nói xấu hay đặt điều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến những mối quan hệ trong xã hội. Đặc biệt là nó sẽ làm nảy sinh những trạng thái tâm lý tiêu cực, khiến cho chúng ta luôn cảm thấy căng thẳng mệt mỏi thậm chí tồi tệ hơn là rơi vào trạng thái trầm cảm. Ảnh hưởng đến tâm lý sẽ dẫn đến những hành vi cực đoan, không chỉ là hại đến người khác mà còn làm hại đến chính mình.
Trái ngược với sự ghen ghét, đố kị là lòng khoan dung, rộng lượng. Chúng ta hãy trau dồi bản thân để trở thành một người thật tự tin. Khi đối mặt với thành công của người khác cần thật tâm chúc mừng. Đồng thời coi đó là động lực để bản thân cố gắng gấp đôi. Thái độ cạnh tranh công bằng sẽ khiến cho những người xung quanh nể phục và kính trọng bạn hơn.
Là một học sinh, tôi luôn ý thức được phải tránh xa lòng đố kị. Nhất là khi sống trong một tập thể lớp học. Mỗi bạn đều có những cá tính riêng, tài năng riêng. Chính vì vậy, tôi luôn cố gắng phát huy tốt nhất những thế mạnh của mình để có thể đạt được những kết quả tốt như mình mong muốn. Cùng nhau cố gắng để xây dựng một tập thể lớp học phát triển mới là điều tốt đẹp hơn cả.
Tóm lại, con người cần ý thức được tác hại của lòng đố kị. Từ đó bản thân cố gắng trau dồi hơn để trở thành một người thành công bằng chính năng lực của mình. Cuộc sống khi ấy mới có ý nghĩa tốt đẹp.