Nghi thức bắt miếng được diễn ra vào dịp nào. Mục đích của nghi thức bắt miếng. Một số nghi thức trong lễ đầy tháng của bé. Ý nghĩa của ngày lễ đầy tháng đối với bé và gia đình.
Nghi thức bắc miếng
Chắc hẳn bạn đang còn lạ lẫm với nghi thức bắt miếng bởi chúng không được nhiều người nhắc đến. Tuy nhiên, đây là một nghi thức vẫn được các bậc cha ông truyền lại cho các thế hệ sau. Phần lớn, với những ai biết về nghi thức này đều thực hiện bắt miếng cho bé của mình. Vậy nghi thức bắt miếng này được diễn ra vào dịp nào. Cùng chúng tôi theo dõi bài viết để biết thêm nhiều điều thú vị hơn nhé.
Tìm hiểu thêm:
MÂM CÚNG ĐẦY THÁNG THÔI NÔI
Nghi thức bắt miếng được diễn ra vào dịp nào.
Khi một trẻ sinh ra sẽ cần thực hiện nhiều nghi thức khác nhau. Tuy nhiên, nghi thức bắt miếng được xem là một trong những nghi thức quan trọng và cần phải tiến hành. Chúng được diễn ra trong ngày lễ đầy tháng của trẻ.
Hiện nay, có một số gia đình vẫn thực hiện nghi thức này cho trẻ vào dịp lễ đầy tháng. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều người không tiến hành nghi thức này. Phần lớn nguyên nhân là do những người này không biết đến nghi thức bắt miếng. Cũng cố một số người lại không có thời gian để thực hiện nghi thức này. Một ít gia đình còn lại lựa chọn không thực hiện vì cho rằng chúng không quan trọng.
Việc này thông thường sẽ tùy thuộc vào quan điểm của mỗi người cũng như vùng miền. Chúng cũng thuộc vào thói quen của ông bà, cha mẹ của trẻ. Vậy nên, bạn có thể tham khảo về nghi thức bắt miếng này để thực hiện cho trẻ vào dịp đầy tháng.
Mục đích của nghi thức bắt miếng
Trẻ khi mới được sinh ra chỉ là một cơ thể bé nhỏ cần sự che chở của mọi người. Bé cũng phải phát triển về nhiều mặt với những quan tâm và dạy dỗ của gia đình. Ai cũng muốn đứa trẻ trong quá trình lớn lên sẽ luôn được mọi người yêu thương. Chính vì vậy nghi thức bắt miếng được ra đời.
Vào thời điểm bé tròn 1 tuổi, đây sẽ là khoảng thời gian bé đang bập bẹ tập nói. Do đó, vào ngày tổ chức lễ đầy tháng, ông bà ta thường tổ chức lễ bắt miếng cho trẻ. Việc thực hiện nghi thức này sẽ mang đến sự may mắn trong tương lai cho trẻ. Trẻ sẽ nói chuyện có duyên hơn, mang lại sự thú vị và yêu mến của mọi người xung quanh.
Một số nghi thức trong lễ đầy tháng của bé
Nghi thức thắp hương và khấn vái
Đây được xem là nghi thức quan trọng nhất trong lễ đầy tháng của trẻ. Bởi chúng là nghi thức chính của buổi lễ. Mọi mâm cúng mà bạn phải chuẩn bị là để dùng cho nghi thức này. Bạn sẽ cần hoàn thành lễ vật một cách đầy đủ nhất; chúng sẽ được sắp xếp gọn gàng và bắt mắt nhất.
Đại diện gia chủ sẽ thực hiện lễ thắp hương và khấn vái này. Trước tiên, bạn cần thắp hương ở bàn thờ gia tiên, bàn thờ ông Táo và bàn thờ thần Tài, thổ Địa. Sau đó, bạn sẽ đốt 3 nén nhang và đứng trước mâm cúng Bà Mụ và Đức Ông. Lúc này để bắt đầu nghi lễ, gia chủ sẽ đọc bài văn khấn cho lễ cúng đầy tháng của bé.
Bài văn khấn rất quen thuộc và dễ tìm kiếm, bạn có thể tìm ở trên các trang mạng; hoặc hỏi những người có kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc bạn đọc bài văn khấn có 2 cách. Một là học thuộc trước sẽ đọc bài văn khấn mà không cần nhìn. Cách thứ 2 là bạn sẽ chép bài văn khấn ra giấy, gia chủ sẽ cầm tờ giấy để đọc. Bạn nhớ phải hóa tờ giấy chép bài văn khấn cùng với tiền vàng mã sau khi kết thúc.
Sau khi đọc bài văn khấn xong, bố hoặc mẹ sẽ cầm tay bé chắp lại rồi vái trước mâm cúng Bà Mụ và Đức Ông 3 cái. Lúc này, bạn cần đợi hương tàn được 2/3, còn lại 1/3 thì đến tạ lễ. Sau đó gia chủ sẽ lấy tiền vàng, giấy cúng đầy tháng cho bé để đi hóa. Vừa hóa bạn vừa vảy rượu cúng trong mâm cúng đầy tháng.
Nghi thức đặt tên cho con
Tên của trẻ là một điều ý nghĩa mà các bậc cha mẹ muốn dành tặng cho con. Bởi cái tên này sẽ đi cùng với bé đến suốt cuộc đời. Do đó, từ thời xa xưa, dân gian ta có một nghi thức được thực hiện trong ngày lễ đầy tháng của bé. Đó là nghi thức đặt tên cho con.
Ngày nay, phần lớn các bậc cha mẹ sẽ đặt tên con trước khi sinh hoặc sau khi sinh ít ngày. Việc này chủ yếu để thực hiện các thủ tục làm giấy khai sinh cho bé. Do đó, nghi thức đặt tên cho bé còn được tiến hành trong ngày lễ đầy tháng của các bé. Tuy nhiên, cũng có một số gia đình vẫn thực hiện nghi thức đặt tên cho bé; với mong muốn những may mắn sẽ đến với trẻ trong suốt cả cuộc đời.
Nghi thức đặt tên cho trẻ sẽ được thực hiện khá đơn giản. Trước tiên, người thực hiện nghi lễ sẽ chúc những điều tốt lành đến với đứa trẻ. Sau đó, sử dụng 2 đồng tiền xu cổ được làm bằng bạc thật để gieo vào một chiếc đĩa có lòng sâu. Nếu như sau khi gieo, 2 đồng tiền xu này hiện lên một mặt úp, một mặt ngửa; có nghĩa là cái tên này đã được bề trên chấp nhận. Tuy nhiên, nếu đồng xu hiện 2 mặt đều úp hoặc 2 mặt đều ngửa; người thực hiện phải gieo lại đồng tiền xu này lại.
Nếu như việc gieo đồng xu tới tận 3 lần vẫn không được thì gia chủ cần đặt tên khác cho bé. Do đó, bạn cần lưu ý rằng, trước khi thực hiện lễ cúng đầy tháng cho bé; bố mẹ cần suy nghĩ và chọn một vài cái tên cho bé thay vì chọn một cái. Bạn có thể viết tên bé theo thứ tự ưu tiên. Tên nào mình thích nhất sẽ cho lên đầu tiên. Điều này sẽ giúp cho nghi thức đặt tên cho bé được diễn ra suôn sẻ hơn; không mất nhiều thời gian suy nghĩ cái tên khác để đặt.
Nghi thức kết thúc thời gian ở cữ của mẹ
Trong ngày lễ đầy tháng của bé; từ thời xa xưa, ông bà ta còn thực hiện một nghi thức nữa đó là nghi thức kết thúc thời gian ở cữ của mẹ. Để thực hiện được nghi thức này, bạn cần chuẩn bị một nồi nước sôi, đặt một đinh nung đỏ vào bên trong.
Nghi thức được tiến hành bằng cách mẹ sẽ ôm bé trên tay và bước qua nồi nước sôi này. Đối với bé gái mẹ sẽ phải bước 9 lần, đối với bé trai mẹ sẽ bước 7 lần. Sau đó mẹ sẽ bế bé đi khắp nhà. Trong lúc này, vừa ôm bé đi mẹ sẽ giả làm rớt tiền. Điều này mang ý nghĩa là mong muốn bé sẽ có một cuộc sống dư giả hơn trong tương lai.
Tuy nhiên, ngày nay thì nghi thức kết thúc thời gian ở cữ của mẹ được đánh già là một hủ tục. Do đó, chúng không còn tồn tại và không được mọi người thực hiện nữa. Tuy nhiên, vẫn còn sót lại một ít gia đình thực hiện nghi thức này cho mẹ; với những mong muốn tốt cho mẹ và bé.
Ý nghĩa của ngày lễ đầy tháng đối với bé và gia đình
Lễ đầy tháng của bé là một dịp quan trọng, đánh dấu sự phát triển của bé. Bé sẽ kết thúc thời gian nằm nôi của mình và chuyển sang nằm giường. Điều này nói lên sự phát triển và trưởng thành của bé từ lúc mới được sinh ra cho đến thời điểm hiện tại. Bởi vì một bé mới được sinh ra có sức khỏe chưa được đảm bảo. Do đó, chúng sẽ dễ mắc bệnh, dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài.
Ngoài ra, lễ cúng đầy tháng cũng là một lời cảm tạ sâu sắc của gia đình đến các bà Mụ. Đây là những người đã tạo nên hình hài cho bé, luôn theo sát để bảo vệ và chăm sóc cho trẻ; từ lúc đang còn trong bụng mẹ cho đến thời điểm tròn một tuổi. Mâm cúng đầy tháng cũng là lời cảm ơn đến tổ tiên ông bà, các vị thần linh đã phù hộ cho bé.
Đặc biệt, lễ cúng này cũng là một sự mong ước về sức khỏe cho bé trong tương lai. Hy vọng các bà Mụ, các vị thần linh và tổ tiên ông bà sẽ tiếp tục phù hộ cho trẻ, bảo vệ trẻ khỏi những điều không tốt về sức khỏe cũng như cuộc sống. Các bậc cha mẹ luôn mong muốn mọi điều may mắn sẽ đến với bé. Do đó, các gia đình luôn luôn chú trọng thực hiện lễ cúng này cho trẻ; bởi đây là một lễ cúng quan trọng. Chúng có ý nghĩa không chỉ đối với trẻ; mà còn đối với cả gia đình. Chắc hẳn bạn đã biết nghi thức bắt miếng; và những nghi thức khác trong ngày lễ đầy tháng của bé. Bạn có thể cân nhắc để thực hiện những nghi thức quan trọng và phù hợp với gia đình bạn.
Đồ Cúng Việt Nam chuyên cung cấp mâm cúng đầy tháng trọn gói chất lượng cao