Nghĩa của câu là gì? – Thư viện khoa học

Advertisement

Thông thường khi giao tiếp, những câu nói, trò chuyện của mà chúng ta nói thì người nghe đều hiểu và cảm nhận được. Tuy nhiên, để có một cái nhìn tổng quát, hiểu được nghĩa của câu trọn vẹn và khoa học nhất hãy cùng thuvienkhoahocvn tìm hiểu qua bài soạn văn – Nghĩa của câu nha.

I. Hai thành phần nghĩa của câu

Một câu thường có 2 nghĩa là nghĩa tình thái và nghĩa sự việc và 2 nghĩa này hòa quyện, bổ sung, hỗ trợ cho nhau giúp người đọc, người nghe dễ dàng hiểu rõ thông điệp mà người nói muốn truyền đạt cho người nghe.

II. Nghĩa sự việc là gì?

1. Khái niệm

Nghĩa sự việc hay còn gọi là nghĩa mệnh đề, nghĩa biểu hiện là thành phần nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập đến ở trong câu. Tức là trong câu đề cập đến sự việc gì thì nghĩa của câu sẽ tương ứng với sự việc đó.

Lưu ý: Sự việc là những sự kiện, hiện tượng, hoạt động xảy ra trong đời sống được nhận thức.

Một số sự việc tạo thành nghĩa sự việc trong câu gồm: Hành động, quan hệ, sự tồn tại, tư thế, quá trình, trạng thái -tính chất- đặc điểm.

2. Một số loại câu biểu hiện nghĩa sự việc

A. Câu biểu hiện hành động

Sử dụng các động từ diễn tả hành động (chạy, nhảy, thả, buộc…) kết hợp với thành phần câu.

Ví dụ: Mong muốn của của mình là được chạy trên bờ cát trắng và nắng vàng.

B. Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm

Sử dụng các tính từ, từ ngữ miêu tả ( vui, buồn, giận, hờn, lớn – nhỏ, cao – thấp) kết hợp với thành phần câu.

Ví dụ: Một cành củi khô, nhỏ bé giữa dòng trôi vô tận khiến bức tranh thiên nhiên tràng giang thấm đẫm nỗi buồn.

C. Câu biểu hiện quá trình

Sử dụng từ ngữ biểu hiện quá trình ( đưa, tiễn…) với thành phần câu.

Ví dụ: Tôi tiễn anh lên đường, chiều hôm nay mưa nhiều quá.

D. Câu biểu hiện tư thế

Sử dụng các từ biểu hiện tư thế ( ngồi, đứng, quỳ, chênh vênh…) với thành phần câu.

Ví dụ: Khi về hưu Nguyễn Công Trứ vẫn vẫn ngất ngưởng cưỡi bò vàng đeo nhạc ngựa tiêu dao đây đó.

E. Câu biểu hiện sự tồn tại

Sử dụng các động từ tồn tại ( còn, mất, hết…) kết hợp với thành phần câu.

Ví dụ: Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử – hết cơm, hết gạo, hết ông tôi.

F. Câu biểu hiện quan hệ

Sử dụng từ biểu hiện quan hệ ( là, của, như, để, do…) kết hợp với thành phần câu.

Ví dụ: Cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang đã trở thành điểm du lịch độc đáo.

Từ ngữ tham gia biểu hiện nghĩa sự việc thường đóng các vai trò gồm:

  • Chủ ngữ hoặc vị ngữ.

  • khởi ngữ hay các thành phần phụ khác.

    Trạng ngữ,hay các thành phần phụ khác.

III Nghĩa tình thái là gì?

1. Khái niệm

Nghĩa tình thái là sự nhìn nhận, đánh giá thái độ của người nói với sự việc kết hợp với tình cảm, thái độ của người nói với người nghe.

2. Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc

A. Khẳng định tính chân thực của sự việc

Các từ ngữ biểu hiện gồm: sự thật là, quả là, đúng là, chắc chắn…

Ví dụ: Sự thật là nhân dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

B. Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp

Gồm các từ như chắc chắn là, hình như, có lẻ, có thể, hình như…

Ví dụ: Mặt trời chắc đã lên cao và nắng lên ngoài chắc là rực rỡ.

C. Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phiên diện nào đó của sự việc.

Có các từ như đến, có đến, hơn, chỉ là, cũng là…

Ví dụ: Với lại đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng.

D. Đánh giá về sự việc có thực hay không có thực, đã xảy ra hay chưa xảy ra.

Gồm các từ như giá mà, có lẻ, giá như…

Ví dụ: giá như hôm nay trời nắng thì mình được đi chơi rồi.

E. Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.

Các từ ngữ biểu hiện: không thể, phải, cần, nhất định…

Ví dụ: Tao không thể là người lương thiện nữa ( Chí Phèo – Nam Cao)

3. Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe

A. Tình cảm thân mật, gần gũi

Các từ biểu hiện: mà, nhỉ, nhé, à, ơi…

Ví dụ: Em thắp đèn lên chị Liên nhé ( Hai đứa trẻ – Thạch Lam)

B. Thái độ bực tức, hách dịch

Các từ biểu hiện: kệ mày, mặc xác mày…

Ví dụ: Kệ mày, mày muốn làm gì thì làm.

C. Thái độ kính cẩn

Gồm các từ như à, bẩm, dạ, thưa…

Ví dụ: Thưa ông, có khách đến nhà chơi

Kết luận: Để câu nói, đoạn văn thêm phần sinh động, người đọc, người nghe dễ dàng hiểu điều mình đang nói thì các bạn cần nắm rõ nghĩa của câu là gì trước nha.

Advertisement

Rate this post

Viết một bình luận