Nghiện Game Ở Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên | Tâm Lý Việt Pháp

Nghiện Game Ở Trẻ Em Và Thanh Thiếu Niên

Xã hội ngày càng phát triển, các hình thức giải trí cũng xuất hiện nhiều hơn, giờ chỉ cần một thiết bị công nghệ trên tay là bất cứ ai cũng có thể tìm thấy vô vàn các game giải trí với nhiều sự lựa chọn, hình thức, nội dung đa dạng. Nhìn ở mặt tích cực, chơi game là một hình thức giải trí, giảm stress sau những giờ làm việc, học tập mệt mỏi. Thế nhưng khi nhắc tới chơi Game nhiều người sẽ nghĩ đến hình ảnh nhiều người bỏ công việc, hoc tập thậm chí là quên cả ăn uống để ngồi trước màn hình máy tính, điện thoại. Bởi những game lôi cuốn, hình ảnh đẹp, âm thanh sống động, nội dung gay cấn… sẽ rất dễ thu hút, nếu không kiểm soát khoa học thời gian dành cho game thì nhiều khi bạn sẽ trở thành người “nghiện game” lúc nào không hay, đặc biệt là với trẻ nhỏ và thanh thiếu niên.

Khái niệm về nghiện game
Hiện nay chưa có một khái niệm chính thức về nghiện game, các tiêu chuẩn để xác điịnh nghiện game cũng chưa rõ ràng. Các tác giả nghiên cứu về nghiện game trên thế giới đều đưa ra các khái niệm khác nhau về nghiện game. Tuy nhiên, Hội tâm thần học Mỹ đã coi nghiện game là một rối loạn tâm thần.
Theo GS.TS Trần Thị Minh Đức: Nghiện game là một vấn đề bệnh lý do sử dụng quấ nhiều thời gian vào game gây ra những biểu hiện của rối loạn kiểm soát xung lực với các trạng thái của bệnh trầm cảm và lo âu.

Các triệu chứng nhiện game
Hiện nay, tổ chức Y Tế Thế Giới WHO đã xác định nghiện game là một chứng rối loạn tâm thần. Cụ thể, báo cáo về Phân loại Dịch bệnh Quốc tế lần thứ 11 (ICD) đã công bố triệu chứng “rối loạn chơi game”.
Trong ICD mô tả triệu chứng này là những biểu hiện hoặc hành vi chơi game liên tục hoặc lặp lại quá nghiêm trọng đến mức nó được ưu tiên hơn các lợi ích cuộc sống khác.
Cụ thể hơn, chứng nghiện game, hay còn được gọi là “gaming addiction”, được xếp vào những dạng rối loạn tâm lý với những biểu hiện sau đây, theo tài liệu chính thức của WHO:
“Rối loạn chơi game được định nghĩa bởi những hành vi chơi game online hoặc offline thỏa mãn những tiêu chỉ sau:
1. Không điều khiển được bản thân khỏi game, ví dụ như địa điểm, tần suất, thời gian chơi.
2. Người bệnh coi trọng việc chơi game hơn tất cả những việc khác trong cuộc sống.
3. Bất chấp hậu quả tiêu cực xảy đến, game vẫn trở thành thứ tiên quyết trong cuộc sống của người bệnh.
Những hành vi kể trên phải là những thành tố gây ra những hậu quả tiêu cực xảy đến cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội, giáo dục, công việc hay những khía cạnh quan trọng khác trong cuộc sống của người bệnh. Giai đoạn lạm dụng game có thể kéo dài, mới xảy ra hoặc theo mùa, không có thời gian cố định. Để được xếp vào rối loạn chơi game, quá trình lạm dụng game và những tính năng của game phải kéo dài trong vòng ít nhất là 12 tháng, tuy nhiên vẫn có những trường hợp cá biệt phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ trầm trọng của hậu quả do chứng rối loạn này gây ra.”
Theo kkimberly Young (1999) đưa ra thuật ngữ sử dụng Internet bệnh lý và dựa vào khái niệm chuẩn đoán là rối loạn kiểm soát xung lực để giải thích về nghiện Internet (nghiện game cũng được tác giả xếp vào nghiện Internet). Các triệu chứng bệnh lý của nghiện game đó là:

– Mức độ trẻ bận tâm về việc chơi game (luôn hồi tưởng về trò chơi, luôn suy nghĩ về viêc chơi, lên kế hoạch, tìm cơ hội kế tiếp để chơi, không chơi, không nghĩ về trò chơi thì không chịu được.

– Thời gian chơi game ngày càng tăng để thỏa mãn sự thèm muốn chơi game ngày càng gia tăng. Phần thưởng kích thích tăng cường chơi game là những điểm số đạt được ở trò chơi ngày càng tăng cao.

– Đã nhiều lần thử giảm hoặc ngừng chơi game mà không được.

– Khi giảm hoặc ngừng chơi game trẻ thường cảm thấy bồn chồn, buồn chán, mệt mỏi, dễ nổi giận…

– Trẻ thường chơi game lâu hơn so với thời gian dự tính (thời gian trôi qua nhưng trẻ không xác định được độ lâu, dài của thời gian khi ngồi trên máy).

– Việc chơi game của trẻ ảnh hưởng xấu đến các hoạt động sống khác. Có các hành vi phạm pháp hoặc hành vi khó thích nghi xã hội.

– Trẻ thường nói dối gia đình, bạn bè, người khác để bảo vệ, che đậy hành vi chơi game và những thứ liên quan đến game.

– Trẻ thường sử dụng chơi game như một cách thoát khỏi thực tế cuộc sống hoặc trốn thoát khỏi những khó khăn tâm lý khoog chịu đựng được.

Nếu một trẻ chơi game hội tụ tối thiểu 5 tiêu chuẩn trên và chơi game kéo dài trong 6 tháng thì mới được coi là dấu hiệu nghiện game.

Theo TS Bùi Quang Huy (chủ nhiệm khoa Tâm thần – bệnh viện 103), người chơi game online có thể có một số hoặc tất cả các triệu chứng của nghiện ma túy. Nhiều người trong số họ tập chung vào game còn nhiều hơn vào các vấn đề khác của cuộc sống. Khi trở thành nghiện game, họ sẽ bị trầm cảm với biểu hiện là mất hết các hứng thú và sở thích khác, lười vệ sinh cơ thể, sút cân, mất ngủ, bỏ bê công việc, tắt điện thoại và nói dối bạn bè về thời gian chơi game.

Như vậy, người nghiện game sẽ có 2 nhóm triệu chứng sau đây:
– Nhóm triệu chứng giống nghiện ma túy
– Nhóm triệu chứng trầm cảm

Nhóm triệu chứng giống nghiện ma túy
Game thủ sẽ được coi là nghiện game nếu có từ 2 triệu chứng sau trở lên:

– Thèm chơi game:

– Chơi các game liên tục không nghỉ

– Không kiểm soát được việc chơi game

– Mất thời gian vì chơi game.

– Bỏ bê các công việc khác

– Che dấu các cảm giác và tình huống khó chịu.

– Nói dối về thời gian chơi game

– Sử dụng sai về tiền bạc.

– Cảm xúc không ổn định

Nhóm triệu chứng trầm cảm

– Khí sắc trầm cảm

– Mất hứng thú và sở thích

– Mất ngủ

– Chán ăn, ăn ít

– Rối loạn tâm thần vận động

– Giảm sút năng lượng

– Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi

– Khó suy nghĩ, tập chung hoặc ra quyết định

– Ý nghĩ muốn chết và hành vi tự sát

Nếu không được can thiệp kịp thời, nghiện game mang lại những hậu quả nghiêm trọng, nhất là đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Chính vì vậy bố mẹ nên có những điều chỉnh hoặc can thiệp kịp thời trong trường hợp trẻ bị phụ thuộc vào game online.

Biên tập: Vũ Ngọc
Tài liệu tham khảo:

  1. Trung tâm dịch vụ và truyền thông đường dây tư vấ và hỗ trợ trẻ em, tham vấn trẻ em qua điện thoại, internet và trực tiếp, NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
  2. PGS.TS Bùi Quang Huy, điều trị nghiện game online, học viện Quân Y, bệnh viện Quân Y 103.
  3. PGS.TS Bùi Quang Huy, nghiện game online và ma túy, NXB Y học.

VIỆN TÂM LÝ & TÂM THẦN HỌC VIỆT – PHÁP
Trụ sở chính: số 54 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Trung tâm trị liệu: 46 Trần Quốc Vượng, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0243.762.5838 – 0243.204.5357
Hotline: 097.772.9396
Website: https://tamlyvietphap.vn/
Zalo: http://zalo.me/3891409678563610071
Youtube: https://www.youtube.com/c/ViệntâmlývàtâmthầnhọcViệtPháp

Rate this post

Viết một bình luận