Đối với người Việt, cây chuối rất gắn bó và hữu dụng bởi gần như bộ phận nào của cây cũng được tận dụng để sản xuất ra các sản phẩm phục vụ đời sống, dầu chuối chính là một trong số đó. Vậy dầu chuối làm từ gì cũng như mang tới những lợi ích sức khỏe nào? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
1. Dầu chuối là gì?
Dầu chuối là tinh dầu được chiết xuất trực tiếp từ vỏ chuối, có tính chất hóa học của một hợp chất hữu cơ gốc este, mùi thơm đậm rất đặc trưng và tựa như mùi trái chuối chín. Do đó, thay vì “bỏ phí” vỏ chuối thì chúng sẽ có mặt trong công nghệ sản xuất dầu chuối.
Dầu chuối được chiết xuất trực tiếp từ vỏ chuối (Nguồn: Internet)
2. Dầu chuối có độc không?
Thời gian gần đây, người tiêu dùng khá ái ngại khi lựa chọn dầu chuối bởi băn khoăn không biết rằng dầu chuối có độc không. Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ, tinh dầu chuối được điều chế với nguyên liệu chính là vỏ chuối thì hoàn toàn không độc và không để lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Tuy nhiên, trong trường hợp tìm mua nhầm loại dầu chuối sản xuất từ chất hóa học công nghiệp gồm axit axetic và ancol isoamylic thì chúng sẽ tích tụ lại trong gan, gây nguy hiểm tới tính mạng.
3. Dầu chuối có tác dụng gì?
Sử dụng đúng loại dầu chuối chất lượng sẽ giúp bạn tận dụng trọn vẹn các dưỡng chất quý giá mà phần vỏ chuối đem lại, góp phần chăm sóc sức khỏe, làn da và hỗ trợ cải thiện một số vấn đề thường gặp như:
3.1 Kích thích ăn ngon miệng
Một trong những đặc tính của dầu chuối tới nay vẫn được ứng dụng phổ biến và rộng rãi đó chính là làm tăng thêm độ thơm ngon cho các món ăn. Mùi thơm độc đáo từ dầu chuối rất thích hợp với những món ngọt từ chè, bánh hay thạch rau câu, dễ dàng “hấp dẫn” bạn cũng như kích thích cảm giác ăn ngon miệng hơn.
3.2 Dầu chuối có tác dụng giảm đau nhức
Giống như tinh dầu bạc hà hay tinh dầu tràm,…tinh dầu chuối cũng có tác dụng làm dịu và giảm cơn đau nhức cơ bắp, xương khớp khá hữu hiệu. Theo đó, bạn hãy xoa trực tiếp dầu chuối lên những vùng đang bị nhức mỏi, nhẹ nhàng massage để thư giãn cũng như sớm cải thiện hiệu quả.
3.3 Trị nứt nẻ da
Chiết xuất tinh dầu từ vỏ chuối sẽ thúc đẩy thời gian lành vết thương nhờ chứa lượng vitamin C và vitamin E khá dồi dào. Các hoạt chất này có khả năng tăng độ ẩm cho da, khắc phục hiện tượng nứt nẻ hay chảy máu (nhất là ở phần gót chân) khi thời tiết chuyển hanh khô.
Xem thêm: 4 cách điều trị và phòng ngừa nứt gót chân giúp bạn lấy lại đôi gót son mềm mại
3.4 Dầu chuối có tác dụng cải thiện rụng tóc
Nếu như bạn đã từng biết tới phương ngăn ngừa rụng tóc bằng ủ cùng vỏ chuối xay nhuyễn thì sử dụng dầu chuối trong quá trình chăm sóc tóc cũng rất đáng thử đấy. Lúc này tinh chất từ dầu chuối sẽ thẩm thấu, nuôi dưỡng chân tóc khỏe mạnh, từ đó giảm thiểu tối đa tỉ lệ tóc bị rụng.
Tinh chất từ dầu chuối giúp phục hồi tóc hư tổn (Nguồn: Internet)
3.5 Ngăn ngừa lão hóa da
Các nghiên cứu về tác dụng của dầu chuối trong việc ngăn ngừa lão hóa da vẫn đang được tiến hành với nhiều kì vọng. Một lượng nhỏ nhóm chất chống oxy hóa lutein và carotenoids từ vỏ chuối sẽ tạo “hàng rào” bảo vệ da, tăng tính đàn hồi, đồng thời hỗ trợ xóa mờ nếp nhăn, tàn nhang.
3.6 Giảm quầng thâm mắt
Đối với tình trạng có quầng thâm mắt cấp độ nhẹ, ngoài dùng tinh dầu dừa hay tinh dầu nha đam, tinh dầu chuối cũng là gợi ý khá phù hợp. Điều này bởi hoạt chất pottase từ vỏ chuối có tính dưỡng ẩm, giảm bọng mắt và sự hình thành các sắc tố da gây thâm quầng.
4. Hướng dẫn cách làm dầu chuối tại nhà
Để có thể dùng đúng dầu chuối nguyên chất và đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên dành thời gian điều chế dầu ngay tại nhà từ những vỏ chuối thu gom được sau khi ăn chuối.
Dưới đây là một số chỉ dẫn cụ thể giúp bạn thực hiện thành công:
4.1 Nguyên liệu
- Vỏ chuối tươi: 200g
- Dầu hạnh nhân: 300ml
4.2 Cách làm dầu chuối
- Rửa sơ qua vỏ chuối, sau đó cắt nhỏ rồi dùng chày đập để vỏ mềm hơn.
- Trút phần vỏ chuối vào lọ đựng dầu hạnh nhân, đậy nắp ở ủ từ 2 – 3 ngày. Chú ý hàng ngày nên lắc nhẹ dung dịch, trung bình 2 tiếng một lần.
- Khi ngửi thấy hương thơm của chuối là có thể sử dụng tinh dầu chuối.
5. Một số lưu ý cần biết khi dùng dầu chuối
Tuy là loại tinh dầu thiên nhiên khá lành tính nhưng trong quá trình sử dụng dầu chuối, tốt nhất bạn nên chú ý một vài khuyến cáo sau:
5.1 Không nên lạm dụng
Dù thêm thắt dầu chuối khi chế biến ẩm thực hay dùng trực tiếp để chăm sóc sức khỏe thì cũng không nên lạm dụng. Theo đó, chỉ bổ sung khoảng 1 – 2 thìa cà phê dầu chuối cho món ăn và từ 1 – 2 lần trong tuần xoa dầu trực tiếp lên dầu.
Không nên lạm dụng dầu chuối để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe (Nguồn: Internet)
5.2 Tránh dùng khi bị dị ứng
Nếu từng có tiền sử dị ứng với các loại tinh dầu, bạn hãy cẩn trọng theo dõi sức khỏe khi sử dụng dầu chuối. Trường hợp bị ngứa ngáy, mẩn đỏ hoặc nóng rát thì cần tạm ngưng sử dụng và nhanh chóng tới thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa.
5.3 Hạn chế sử dụng cho trẻ nhỏ
Tới nay các tác dụng phụ của dầu chuối tới sức khỏe trẻ nhỏ khá hiếm gặp, thế nhưng để giữ an toàn cho trẻ, cha mẹ hãy chủ động hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng về liều lượng phù hợp.
Nhìn chung, tiêu thụ dầu chuối có nguồn gốc rõ ràng với liều lượng hợp lý, khoa học sẽ đem đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Vì thế, bạn hãy nằm lòng những chỉ dẫn trong bài viết này để không còn lo lắng khi sử dụng dầu chuối nhé.