Ngôi Sao Giáng Sinh

NGÔI SAO GIÁNG SINH

Ân-Giang

Tin Mừng Thánh
Matthêu trình thuật rằng:”Khi Đức Chúa Giêsu ra đời tại Bêlem,miền Giuđê,thời
vua Hêrôđê  trị vì,có mấy nhà chiêm tinh từ Phương
Đông đến Giêrusalem (tìm gặp vua Hêrôđê) và hỏi:”Đức Vua dân Do Thái mới
sinh,hiện ở đâu? Chúng tôi  đã nhìn thấy vì sao của Người
xuất hiện bên Phương Đông,nên hcúng tôi đến báo lay Người” (Mt
1,1-3)..”Nghe nhà vua nói thế,họ ra đi.Bấy giờ ngôi sao
họ đã thấy ở Phương Đông,lại dẫn  đường cho họ đến tận
nơi Hài Ni ở,mới dừng lại. Trông thấy ngôi sao họ mừng rỡ vô cùng” 
(Mt 2,9 – 10).

                                     
————————

Câu truyện NGÔI SAO
GIÁNG SINH là câu truyện không một tín hữu Thiên Chúa Giáo nào lại không
biết,vì  nó không phải chỉ đóng khung trong Đức tin và  Tin
Mừng,mà đã trở thành một truyền thuyết dân gian Thiên-Chúa-giáo.

Ngày nay,trong hàng
ngàn bài ca giáng sinh,bài ca sau đây của tác giả John H.Hopkins nói
về Ngôi Sao Giáng Sinh khá đặc biệt:

We three kings of
Orient are

Bearing gifts we
traverse afar,

Field and fountain,
Moor and mountain,

Following wonder
star

Oh star of wonder

Star of night,

Star of royal beauty
bright

Westard leading,
still proceeding,

Guide us to thy
perfect light.

 

Xin tạm
mô phỏng :

Chúng tôi,ba vua
Phương Đông/ Tay bưng của lễ băng đồng
vượt sông.

Núi cao,truông rộng
vẫn trông/  Theo vì Sao sáng soi không lạc đường.

Ôi,sao sáng đẹp khôn
lường../ Sao đêm chiếu tỏ hướng phương chỉ đường

Vì sao
của Đấng quân vương/  Hướng Tây soi lối dặm trường bước theo.

Dẫn đường cho
chúng tôi vào/  Nơi Ánh Sáng thật tuôn trào vô chung.

Từ khi Thánh
Phanxicô Khó Khăn sáng kiến ra cách làm hang đá giáng –sinh (vào
lễ Sinh Nhật năm 1223) và tục làm hang đá giáng sinh trở nên rất
thịnh hành từ Công-Đồng Triđentinô (1553) trở  đi,những hang
giáng-sinh đặt trong các thánh đường,hoặïc tại tư gia,đều có một ngôi
sao để ứng với sự trình thuật của Tin Mừng.

Trước năm 1975
ở miền Nam Việt-Nam,đặc biệt tại vùng ngọai ô Sàigòn, ngay
từ đầu tháng chạp dương lịch,người ta đã
thấy “chợ Sinh-nhật”  nhóm họp ở khu Ông
Tạ (là khu đông đảo người bắc Công-giáo di cư năm 1954).
Từ Hòa Hưng đi lên,tại quảng “nhà giây thép gió”,hai bên  đường
Lê-Văn-Duyệt nối dài,sao giấy đủ kiểu  đủ màu treo
chi-chít,và những hang đá giả đủ cở làm thật khéo,bày la liệt
từ trong ta tới lề đường của hầu hết các tiệm trên toàn Ngả  Ba
“Lê-Văn-Duyệt và Thoại Ngọc Hầu”. Chẳng cứ  gì người Công-giáo
Sàigòn,hầu như ai cũng mua ít là một ngôi sao giấy,để treo trước cửa
nhà  vào đêm giáng-sinh,mà cả những đồng bào ngoài Công-giáo
cũng nhiều người mua sao giấy về treo, để mừng Lễ Giáng-Sinh
nữa,vì ngày Lễ Giáng-Sinh đã trở thành gần như một
thứ lễ hội dân-gian rồi.Làm hang đá phải có vì sao
giáng-sinh và mua sao giấy về treo trước nhà trong đêm
Sinh-Nhật,là một tục lệ rất phổ cập của tín hữu miền nam
Việt-Nam,tục lệ nói lên niềm tin vững vàng của các tín hữu vào Tin Mừng
Chúa Giêsu.

Nhưng thật ra cách
nay trên hai ngàn năm,khi Chúa Giêsu sinh ra,liệu đã có ‘VÌ SAO
THỦ MỆNH”  của Người xuất hiện trên vòm trời như các nhà 
chiêm tinh Phương Đông nói hay chăng?Thắc mắc nầy không phải bây
giờ mới được đặt ra,mà vấn  đề “Ngôi Sao Giáng
Sinh”vốn là đề tài quan-trọng,không những đối với chúng
ta,mà còn đối với các giới bác học nhiều nghành của thế giới
nữa. Những người được ơn tin vào Chúa Giêsu thì đi tìm ngôi sao giáng
sinh để xác nhận sự ra đời của  Đấng Cứu-Thế là một
sự thực đã xảy ra vào đúng năm-tháng-ngày-giờ ấy. Những
kẻ  chưa có duyên tin vào Thiên Chúa thì đi tìm ngôi sao giáng
sinh để biết thực hư như thế nào.
Sở dĩ như vậy,vì các Tin Mừng của Thánh Matthêu
và Luca không trình thuật sự giáng sinh của Chúa với ngày tháng
rõ rệt,nhưng chỉ trình thuật những sự việc,mà ngôi sao
giáng sinh soi đường cho các nhà chiêm-tinh Phương Đông,là một trong
những dữ kiện quan trọng.

…………..

    
Ngay từ thế kỷ XVIII,là  khi tinh thần khoa học thực nghiệm
và những tư  duy của các triết-gia bắt đầu vượt thóat khỏi 
ảnh-hưởng tốt đẹp của Giáo-Hội,nhìn thấy viễn tượng và nguy cơ ác
hiểm tàn phá của tư  tưởng duy vật đối với nhân lọai,Giáo
Hội đã khôn-ngoan tìm cách giữ cho quảng-đại quần chúng nhân lọai
khỏi bị những sai lầm của khoa học vật chất và những tư duy
vô thần thương tổn và  tác hại đến họ.Giáo Hội thấy sự Chúa
giáng trần là một điều tối quan trọng,vì đó là Mầu Nhiệm
của Tình Yêu,liên quan đến bản tình Thiên Chúa,đến sự Chúa yêu thương nhân
lọai,nên  đã tạo dựng lòai người và từ thuở vô 
cùng,thấy ta lạc vào sa ngã,nên đã thiết lập công cuộc cứu độ cho
ta,ơn Cứu-độ ấy thể-hiện và khởi đầu bằng sự Chúa Cứu
Thế  giáng sinh.

   
Để thiết tha nhắc nhở và khôn ngoan bảo vệ tòan thể con cái
mình, Giáo Hội  đã dùng cảnh Giáng-sinh làm phương tiện.Do đó tại nhiều
nơi, Giáo Hội đã động viên các nghệ sĩ  dân gian tạc những
nhân vật của cảnh Sinh-Nhật,từ  Chúa Hài Đồng nằm trong máng
cỏ,từ Đức Maria,thánh Giuse,cho tới các mục đồng và những
nhà chiêm tinh Phương Đông tới thờ lạy Chúa,lại tạc cả  những
chiên,bò lừa.Những điêu khắc phẩm nầy thực hiện trên gỗ và sơn
sặc sỡ đủ màu.

   Một chi
tiết rất đáng chú ý,là  nhân vật nào trong họat cảnh Giáng-sinh cũng
được  điêu khắc theo hình dạng,phong thái,đặc trưng của nhân
vật ấy,như các mục đồng phải là những thiếu niên đồng
quê Do Thái,các chiêm tinh gia,từ  nước da tới y phục,đều
tô vẽ theo những bậc trí giả tôn qúi của những
xứ Phương-Đông đương thời,như Chalđê,Babylon, Syria,… Lẽ 
dĩ nhiên ngôi sao Giáng Sinh cũng đã được khắc ngay trên đỉnh
hang đá,với những tia sáng chiếu dọi thẳng vào cửa hang,làm nổi bật họat cảnh
sinh-nhật,y như trình thuật của các Thánh sử vậy.

………………

   Nhưng đối với
các học giả thế giới những thế kỷ gần đây,ngôi sao
giáng sinh là thực hay hư? 

  
Có một số đông sử gia uy tín xác nhận việc Chúa Giêsu sinh ra
là một sự kiện lịch sử,nhưng các nhà thiên-văn thì chưa hẳn
tin tưởng như thế. Họ còn ra sức tìm tòi,đến độ thành lập
cả những viện nghiên-cứu chuyên  đề về ngôi sao Belem
để đi tìm hành tung “Vì  Sao của Đức Giêsu” (MIRA,California,Hoa Kỳ,thành
lập mới vài ba thập niên gần đây).

   
Theo các sử gia,mặc dù một số  đông tin tưởng Chúa Giêsu đã sinh
ra,nhưng họ chưa xác định rõ rệt năm tháng ngày giờ sinh
của Người. Theo chuyên môn của họ,người thì cho Chúa  đã sinh vào
khỏang từ năm 12 trước CN tới năm 5 trước CN;người lại nói vào khỏang
từ * trước CN tới 4 trước CN…Cho tới nay,hết thảy vấn đề niên 
đại giáng sinh vẫn còn là giả thuyết,là  dự đóan….

   Dựa
trên các phác họa thời gian giáng sinh của Chúa Giêsu do các 
nhà sử học đưa ra,và ngôi sao là trình thuật trong Tin
Mừng Matthêu,các nhà thiên-văn cũng đưa ra nhiều nhận định: Có 
người cho rằng,cái mà các chiêm tinh gia Phương Đông gọi
là “vì sao của Chúa Giêsu”,thực ra chỉ  là một ngôi sao
chổi.Họ đã truy tìm và liệt kê được mấy ngôi sao chổi xuất hiện
vào khỏang thời gian dự đóan Chúa giáng-sinh.Nhưng các chiêm tinh gia lại tuyệt đối
không chấp nhận,vì theo thuật chiêm tinh,sao chổi vốn mang ý nghĩa
XẤU chứ không phải là ngôi sao hồng phúc báo tin-mừng của bậc 
đế-vương sinh ra. Theo thuật chiêm tinh thời cổ đại Tây-phương,người ta
tin rằng sao chổi xuất hiện là  điềm xấu,báo trước những sự chẳng
lành,như  chiến tranh,giặc giã,hạn hán,mất mùa,đói khát …  tuyệt
không thể là ngôi sao của Đấng Cứu Thế được.

   Một
số nhà thiên-văn khác cho ngôi sao giáng sinh chính
là thứ ánh sáng phát sinh từ  sự bùng nổ của một thiên
thể có từ  lúc vũ trụ ra đời,tức những vì sao
nguyên sơ.Nhưng nếu chỉ là tia sáng của một ngôi sao vừa ra đời do
sự bùng nổ của ngôi mẫu-tinh nguyên sơ,thì tia sáng ấy làm sao
lại dẫn đường cho các nhà chiêm tinh Phương Đông được..?

   Một
số nhà thiên văn khác cho ngôi sao giáng sinh thực ra là tình
trạng “sắp hàng”của những hành tinh thuộc thái-dương-hệ chúng ra.Nhà 
thiên văn danh tiếng Johannes Kepler (1571 – 1630),là  nhân vật rất
thích thú trong việc đi tìm ngôi sao giáng sinh,đã cho rằng đây
là hiệu ứng của sự “sắp hàng” của Mộc Tinh (Jupiter) và
Thủy-Tinh (Saturne) và ngay sau đó lại thêm một vụ sao nổ trong giải ngân hà
nữa.Ông Kepler nói sự kiện nầy xãy ra vào năm 7 trước công-nguyên.

  
Gần đây nhiều nhà thiên văn thế  giới mang ra những giải thích
rất khoa học,để chứng minh ngôi sao giáng sinh.

   
Năm 1986,nhân khi sao chổi Halley xuất hiện,nhà  thiên-văn Nga Alexandre
Reznikov cho rằng “ngôi sao Bêlem”xưa chính là sao Zabulon xuất hiện trên
trục sao chổi Halley.Hiện tượng nầy xuất hiện vào năm 12 trước CN. Cách đây
chưa  đầy năm năm,nhà thiên văn Hoa-Kỳ Michael Molnar,thuộc
trường đại học Rutgers University,bang New Kersey,đã làm sáng tỏ hơn
trường hợp xuất hiện của ngôi sao Bêlem, không phải là một hiện tượng cựu
tinh nổ mà  sinh tân tinh,cũng không phải là sự xuất hiện
của sao chổi,mà là sự sắp hàng của sao Mộc Tinh và sao
Aries,trong khi đó có sự đi qua của Mặt Trăng. Hiện tượng nầy xãy ra
vào đúng ngày 17 tháng Tư năm thứ 6 trước CN. Theo khoa chiêm
tinh thời cổ La  Mã, Mộc Tinh vốn là sao mang ý  nghĩa
giáng sinh hoặc băng hà của một bậc đế vương,tùy khi Mộc-Tinh xuất
hiện hay biến đi.Theo giáo sư Molnar,ngôi sao Bêlem chính
là Mộc-Tinh trong trường hợp nầy.

  
Để đi tới kết luận nầy,trong quá  trình khảo cứu,nhà thiên văn
Molnar đã quan sát hình đúc trên các đồng bạc La Mã. Ông cũng tìm
thấy hiện tượng tinh tú vừa nói trên đây,được Firmicus Maternus,một
chiêm-tinh-gia La Mã,viết trong  cuốn  “Mathesis” vào năm 334
sau CN. Firmicus chú tâm viết cuốn Mathesis,trong đó trình bày hiện tượng
thiên thể  xãy ra vào ngày 17 tháng tư năm 6 trước CN,cốt  để
xác minh ngày giáng sinh của Chúa Giêsu,nhưng  sau khi trở thành tín
hữu,ông không dám nhắc gì tới khía cạnh chiêm tinh về ngôi sao giáng
sinh nữa,vì  đương thời các tín hữu tuyệt đối không ưa nói tới những
gì không do linh hứng của Thiên Chúa.

  Nói tóm
lại,về ngôi sao giáng sinh,thiên văn Tây Phương đã đi tới những
giả thuyết sau đây:

– Ngôi sao giáng
sinh chính là sao chổi Halley,xuất hiện ở năm 12 trước CN.

– Ngôi sao giáng
sinh chính là sự “sắp hàng”giữa Mộc-Tinh và Thổ Tinh,xãy ra ba đợt: ngày 29 tháng
5,ngày 29 tháng 9 và ngày 5 tháng 12,thuộc năm 7 trước CN,trong vùng Chòm
Song-Ngư.

– Ngôi sao giáng
sinh chính là sao chổi,xuất hiện trong Cung ma-Kiệt (Capricorne) vào năm 6
trước CN.

– Ngôi sao giáng
sinh chính là sự xuất hiện một cuộc tan tinh trong khu vực Chòm
Phương-Hòang,vào năm 5 trước CN.

– Ngôi sao giáng
sinh chính là hiệu ứng của sự “sắp hàng” giữa Mộc Tinh và Kim-Tinh (Venus) vào
ngày 17 tháng 6 năm 2 trước CN.

  Trên đây
là những giả thuyết  do các nhà htiên văn đưa ra.Tuy
nhiên,muốn xác  định đâu là ngôi Sao Giáng Sinh đích thực,tưởng còn
phải căn cứ vào những chi tiết lịch sử  và thực tế khác nữa.

   
Theo trình thuật của Tin Mừng,ta có  thể hiểu rằng ngay
từ giờ phút Chúa hài  Đồng sinh ra,ngôi sao định mệnh của Người
tất đã xuất hiện trên vòm trời rồu.Chính các nhà chiêm tinh Phương
Đông nói rõ điều nầy,vì dù họ  ở nhiều nơi khác
nhau,nhưng đã cùng nhìn thấy  “vì sao lạ” của  một bậc đế
vương,mà  theo chuyên môn của họ,ngôi sao ấy là của Vua Do-Thái mới
giáng sinh.Nhìn thấy vì sao lạ và truy tung xong,ai nấy lập tức
ra đi theo dẫn đường của Ngôi kỳ tinh ấy,lặn lội tìm tới nơi
vị vua mới sinh kai,để thờ lạy Người. Họ đã lên  đường
hướng về Phương Tây, vì nước của họ  nằm về phía đông
của xứ Do-Thái và  dĩ nhiên rất mực xa xôi.

  Nói
về ngôi sao Bêlem là phải nói đến “Ba Vua”,tức là các
nhà chiêm-tinh Phương Đông trong Tin Mừng đã trình thuật. Vậy
HỌ LÀ AI?

  Theo tiến
sĩ sử gia Craig Chester,chiêm tinh gia Phương Đông tới thờ lạy
Chúa Hài Đồng không chỉ có một người,nhưng nhiều người (sách
vở  dùng chữ “magi”,tức số nhiều của “magus”),ít là ba
người,vì lễ vật của họ gồm ba thứ: vàng,nhủ hương
và một dược. Họ  là những chiêm tinh gia làm việc tại chốn cung
đình nước họ,trong vai trò cố vấn nhà vua,ít khi ra khỏi triều
và chẳng bao giờ đi xa,nhất là  ra khỏi nước,ngọai
trứ những trường hợp được cử thay mặt quốc-vương họ,để xuất
ngọai tham dự  những cuộc đăng quang của các vua chúa lân quốc.

  
Chiêm-tinh-gia,hay là “tinh quan”,đều là  những bậc trí thức,học
giả uyên bác và  khôn ngoan có thừa. Họ phục vụ liên
tục,từ  triều đại nầy qua triều đại khác,không chỉ 
vì một đời vua,mà vì quyền lợi của nhiều triều đại,của
cả dân tộc họ. Xưng mình từ Phương Đông
tới,họ có thể là  những nhân vật của Bái-Hỏa-giáo hoặc
là dân cổ  Iran,hay dân Ba Tư, dân Ả Rập,mà cũng
có  thể là những kiều dân gốc Do Thái từng bị  lưu đầy
ở Babylon và các xứ khác.

                       

    
Một tài liệu viết từ thế  kỷ thứ VI sau CN bằng tiếng
“Araméen”(một thứ  ngôn ngữ thịnh hành khắp vùng Cận Đông
từ  thế kỷ thứ VIII trước CN.Ngôn ngữ nầy tàn lụi khi
xãy ra chiến tranh xâm lăng Ả-rập.Chính Chúa Giêsu cũng nói ngôn
ngữ nầy,ngòai tiếng Hê-brơ  là tiếng mẹ đẻ của Ngài),cho
biết tên gọi của ba nhà chiêm tinh Phương Đông là Melko (hay
Melchior),Balthasar và Gaspard. Vấn đề tên Ba Vua mãi tới thế 
kỷ IX mới được Giáo hội Latinh đặt ra.

  
Họ đã tới Giuđê vào lúc nào?

   Theo
nghiên cứu của các nhà thiên văn,rất có thể họ đã
có mặt ở xứ  Giuđê vào thời gian từ năm 1 trước CN
và có  thể vào lối cuối Hạ sang đầu Thu,lúc ấy thời
tiết vùng Bêlem còn ấm áp.

   Cho tới
nay nhiều ngừơi vô ý vẫn lầm tưởng các nhà chiêm tinh
Phương-Đông tới thờ  lạy Chúa tại chính hang đá Bêlem,vào ngày Chúa
Giáng-Sinh. Điều nầy không đúng vì,như Tin Mừng Matthêu trình
thuật “các chiêm tinh gia đã thấy ngôi sao của Chúa Hài Đồng
từ khi họ còn ở nhà”(Mt 2,2). Rồi họ mới lên đường
đi thờ lạy Chúa. Trên lưng lạc đà,  băng qua các sa mạc hoang vu
và núi đồi trùng điệp,hành trình của họ  không những gian truân
vất vả,mà còn diệu vợi xa xôi,lâu ra thì cả mười mấy tháng
ròng,mà  nhanh thì cũng cả hàng năm hoặc tám chín tháng là ít.
Cho nên khi tới nơi,”họ vào nhà,thấy Hài Nhi với thân mẫu
là Bà Maria ..liền sấp mình bái lạy Người…”(Mt 2,11).

   Tính
theo lối Á-Đông,lúc ấy có  thể Chúa Giêsu đã lên hai lên ba
rồi và Thánh Gia đã trú ngụ tại một căn nhà đâu đó trong
thành Bêlem,chứ không phải là hang đá nữa. Điều nầy khá chính xác,nếu
ta nhớ tới lệnh của Hêrôđê đại vương đã ra cho thuộc cấp rằng “phải
tàn sát hết thảy những trẻ anh nhi từ  hai tuổi trở xuống sống
trong thành Bêlem”.

   
Một chi tiết quan trọng khác liên quan đến Ngôi Sao Giáng
Sinh,là nó đã xuất hiện từ  ngày Chúa giáng trần và tồn tại
cho tới ít là  sau khi các nhà chiêm tinh Phương-Đông rời Bêlem
ra về.gôi sao nầy đã được nhìn thấy ở Phương
Đông,nó dẫn đường cho ba nhà chiêm tinh ở  ba xứ khác
nhau, nhưng trên đường đi tìm Chúa,họ  đã nhờ ngôi sao
dẫn đường mà gặp được nhau,để cùng tới Giuđê.Nhưng khi
họ tới Giêrusalem thì ngôi sao bỗng nhiên lặn mất,làm họ lo
lắng,bối rối,thất vọng,phải ghé gặp vua Hêrôđê để hỏi thăm. Khi ra
khỏi cung điện Vua Hêrôđê,họ vui mừng vì ngôi sao dẫn đường lại
xuất hiện,dẫn họ tới tận thành Bêlem, nơi Chúa Giêsu đang tạm cư. Cho
nên,nếu muốn dựa vào các giả thuyết do các nhà  thiên văn đề ra
để đi tìm niên đại Giáng sinh đích xác của Chúa, người ta
chớ nên quên những chi tiết trên đây của ngôi sao đã dẫn đường
các nhà chiêm tinh Phương Đông.

   Ta vừa
xét qua ngôi sao giang-sinh theo quan điểm thiên văn và chiêm tinh Tây
Phương.Nhưng những quan điểm nầy của Đông Phương (tiêu biểu là Trung
Hoa) lại khác với Tây Phương,do đó ta cũng nên tìm hiểu cho biết xem vấn đề “vì sao
của Chúa Giêsu”  như thế nào theo quan niệm  và kiến
thức  Đông Phương.

*        *

   
Theo linh-mục học giả Joseph Needham,thiên văn Trung Hoa thời cổ đã
có những kiến thức về thiên thể rất mực phong phú.

   
Sử ký Thiên-quan-thư của Tư-Mã-Thiên và Tả Truyện
có ghi: ngay từ  thời nhà Thương (1783 trước CN),nhưng nhân vật
như  Vu-Hàm,Hy Hoa, Trọng Lê,là những nhà chiêm-tinh nổi tiếng
trong thiên hạ.Chính ông Hy-Hòa đã được nhà vua phái đi
dựng nêu để đo bóng mặt trời ở tứ phương. Tại chốn
cung-đình thời nào cũng có chức “Tinh quan”,tức là những
nhà thiên-văn kiêm chiêm tinh,chuyên lo việc nghiên cứu các hiện tượng xảy
ra trên bầu trời,rồi đối chiếu với sự việc diễn ra dưới đất,để tìm ra
giải thích chính đáng,giúp nhà vua kịp thời tư chính và biết đường
trị nước an dân. Đó là  công việc “Đàm
Thiên”,”Thuyết Địa”  và “lau65n Nhân” của các bận
Thái-sư,quốc sư  thuộc các triều đại,vì người trung Hoa tin rằng
Trời Đất và Con Người (Tam tài Thiên Địa Nhân) có lên hệ hết
sức mật thiết với nhau,nên Thiên văn,địa lý và nhân sinh đều cùng một
mối.Nói cách khác,hiện tượng thiên văn (Thiên) sẽ làm phát sinh họa phúc
dưới Đất (địa nhân) và sự việc dưới đất sẽ phản ánh trên
trời,tỷ như  một ông vua có hành vi thất đức
thì trên trời sẽ thể hiện qua hiện tượng nhật-thực,v..v..
Sử Ký Tư-Mã-Thiên viết:”thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc dài 242
năm,trong đó xãy ra 36 lần nhật thực,sao chổi xuất hiện ba lần,thời
Tống-Tương-Công có hiện tượng mưa sao. Những biến dị tinh tướng
ấy  đều tương ứng với những  đại biến hóa dưới nhân gian
thế nào: Vua nhà Chu nhu
nhược,chư  hầu lại lớn mạnh lên,dẫn đến cuộc Ngũ-Bá  Tranh
Hùng…”.

  
Từ lưu-vực hai sông Hòang-Hà và  Dương-Tử,ban đêm nhìn lên trời,
người Trung Hoa thấy một ngôi sao rất rõ,vị trí không thay đổi,làm
thành điểm trung ương của bầu trời,tức là cái trục,mà  hết thảy
cácvì sao khác đều xoay quanh trục nầy. Họ gọi sao đó là “Bắc Thần”(nghĩa
là sao ở phía bắc,tức là sao Bắc Đầu). Chung qunh sát với sao Bắc-Đầu có ba khu
sao chính,thiên văn Trung-Hoa gọi là “Thiên Tam Viên”,gồm có “Tứ-vi-viên”,tức
khu sao Tứ-Vi,”Thái-Vi-Viên”,tức là khu sao Thái Vi và “Thiên-Thị-viên”tức là
khu sao “chờ trời”. Khu Thiên-Thị-viên là vùng để các nhà chiêm tinh quan sát
và theo dõi sự xuất sinh của các Vị đế vương,các bậc vĩ nhân.

       
Xa xa chung quanh Thiên-Tam-viên là hai mươi tám chòm sao đặc biệt,mỗi
chòm có  một vị sao chính gộp lại gọi là Nhị Thập Bát
Tú”,chia ra đóng ở bốn phương của Thiên-Tam-Viên,mỗi phương bảy ngôi.
Nhà thiên văn Trung Hoa dùng hai mươi tám con vật mà đặt tên cho.
Nhạc sĩ Phạm Duy từng đã trích dùng một số tên của Nhị-Thập
Bát-Tú  trong “Bài ca Sao” của ông.

   
Mặt trời là ngôi thiên thể vĩ  đại chuyển vận chung quanh
trái đất,vẻ ra một vòng tròn,gọi là “Vòng hòang đạo”,vòng nầy
chia làm mười hai “cung”,gọi là “Thập Nhị địa chi”,tức
TÝ,SỮU,DẦN,MÃO,THÌN,TỊ, NGỌ,  MÙI,THÂN,DẬU.TUẤT,HỢI. Những tên nầy dùng
đặt cho Năm-Thánh-Ngày-Giờ trong Aâm-lịch và dùng trong 
Ngũ-Thuật Trung Hoa. 

   Mặt
trời cùng với Mặt Trăng và năm ngôi sao lặn di chuyển chung quanh mặt trời
họp lại,gọi là  “Thất Chính”,tức THÁI DƯƠNG (mặt trời), Thái Aâm (mặt
trăng),Thủy Tinh (Mercure),Mộc Tinh (Jupiter),Hỏa Tinh (Mars),Thổ  Tinh
(Saturne)Kim Tinh (Venus). Đó là Aâm Dương và  Ngũ Hành trong
Dịch-thuyết,mà cũng là biểu tượng của đạo thái hòa và nhân
luân ngũ  thường vậy.

   Đối với
chiêm-tinh-gia Trung Hoa,từ sao Bắc Thần,Tam-Thiên-Viên,Nhị Thập Bát
Tú,Thất Chính,tới Thập Nhị F9ịa-Chi,v..v..hết thảy đều là  những
biểu tượng,mỗi thứ đều mang ý nghĩa tự thân,khi nhiều sao kết
hợp lại thì có  ý nghĩa phức hợp.Những điều nầy có ghi chép
trong các “Tinh Thư”vá các sách thuộc Ngũ-Thuật (như đào Kim
Ca,Vũ Bị đăng đàn,Thái Ất,Xuân Thu,v..v..). Nhà bác học
Lê-Quý-Đôn nước ta cũng viết về điều nầy trong cuốn “Thái Ất
dị  giản lục”của Oâng vào năm 1767.Những ý nghĩa  đó
thể hiện nơi nhân-sinh tại nhân gian,liên quan tới từ bậc cai
trị tới kẻ cùng dân. Theo quan niệm chiêm tinh Đông Phương (cũng
như ta đã thấy trong Tây Phương),do liên hệ Tam Tài,nên mỗi con người
sinh ra đều có một “Vì Sao Thủ Mệnh”.Sao thủ mệnh
mà khoa chiêm-tinh Trung Hoa nêu rõ  nhất,đó là ngôi “chính
tinh” đóng tại  “Mệnh Viên” trong là số tử-vi của mỗi
người.

    
Đối với nhà chiêm-tinh,lá  số tử vi của mỗi người
là bản họa lại tình trạng và vị thế một số thuên
thể  liên quan,trên vòm trời vào đúng giây phút người đó sinh ra.Trong
tinh đồ lúc ấy,vì sao thủ mệnh của đương sự xuất hiện
và tồn tại cho tới khi người đó tận số.

     
Tuy nói là mỗi con người sinh ra đều có một vì sao định mệnh
xuất hiện trên vòm trời,nhưng ngôi sao thủ mệnh của thường nhân
chỉ là những vì sao nhỏ,khuất lẫn trong những đám thiên
thể,mù mịt trong giải Ngân Hà  và ácc đám tinh vân.
Chỉ có những ngôi sao thủ mệnh của các bậc đế vương,hoặc
những vĩ nhân củ nhân lọai,mới xuất hiện rõ rệt trên vòm trời và các
nhà chiêm-tinh có thể  nhận thấy rõ ràng được. Cho nên,đọc
Tam-Quốc-Chí  ta thấy: trong lúc điều binh đánh nhau với quân
Thục,hàng đêm Tư-Mã-Ý vẫn ngẩng mặt nhìn trời,theo dõi ngôi sao
thủ mệnh của Gia-Cát-Lượng,để rồi một hôm y at khấp khởi mừng thầm,rằng
Khổng Minh hẳn đã qui-tiên,vì Tư Mã ý đã chính mắt
nhìn thấy “vì sao thủ mệnh”của quân-sư  Hầu Chúa,một
vì sao đã rơi xong rồi bay vào trại Thục.

  Vì quan
niệm như vậy,cho nên các nhà  chiêm-tinh Phương Đông khi tới
Giêrusalem.đã nói với Vua Hêrôđê rằng:”chúng tôi đã thấy Ngôi Sao của
Người ở bên Phương Đông”(Mt 2,2).

   Theo
khoa chiêm-tinh Trung Hoa,khi một nhân vật lớn sinh ra,thì trong
Thiên-Thị-Viên (và chỉ  ở trong khu vực Thiên-Thị-Viên
mà thôi),phải xuất hiện một vì sao mới. Nếu vì sao ấy trong
sáng,đẹp đẽ,yên tĩnh,thì đó là ngôi sao của một bậc  đế
vương,một bậc vĩ nhân mang lại phúc lợi cho dân chúng. Trái lại,nếu
là ngôi sao có ánh sáng đỏ cạch,lại nhấp nháy nhiều,thì đó
là một vị “yêu tinh”,tức ngôi sao thủ mệnh của kẻ  gian
ác,thất đức,có hành vi kinh thiên động địa,làm tổn hại nhân gian.

  
Tinh-quan khi thấy có vì sao lạ  xuất hiện trong khu
vực “Thiên-Thị-viên”, dù  là đệ-tinh hay yêu tinh,phải quan sáy
cho tường tận,mà  truy xét xem nhân vật vừa xuất sinh đó thuộc vùng
nào.địa phương nào,rồi khẩn tấu lên để nhà vua và 
triều đình sẽ tùy theo trường hợp mà quyết  định
thỏa đáng. Trước đây,các nhà thiên-văn và chiêm tinh Đài Loan
cũng đã nhận thấy sao thủ-mệnh của Mao-Trạch-Đông xuất hiện trong
“Thiên-Thị-Viên”,nhưng là một thứ “yêu tinh”.Họ theo dõi
nó  và biết được đời sống của họ Mao cho tới khi ông
nầy qua đời.

………………

  
Tại đây,ta có thể nghĩ rằng: chắc chắn đúng vào ngày
Chúa Cứu Thế Giáng Sinh,trong “Thiên-Thị-Viên: hẩn phải có một
ngôi đế-vương-tinh xuất hiện,đó là “vì sao của Chúa Giêsu” 
mà các nhà chiêm-tinh Phương Đông (đối với xứ  Do Thái) đã
nói,và các chiêm-tinh-gia Trung Hoa thời  ấy (vào khỏang những năm
Tuy-Hòa Thất Bát niên của Thành Đế,hoặc Kiện-Bình Nhất-nhị-tam niên của
Ai-đế,nhà  Hán;khi ấy Việt-Nam đương nội-thuộc Bắc Phương) đã nhận ra nói
và tâu lên triều đình;việc cũng đã  được ghi vào
trúc-thư phân-minh,nhưng ngày nay ta không còn may
mắn được đọc,vì những tài liệu lịch sử qúy
giá ấy đã bị mất.

   Nhưng
đứng về mặt tâm linh,ta có  cần tốn công đi tìm Ngôi Sao Bêlem nữa
hay chăng?

Thưa chẳng
cần,ví quả thực Vì sao Chúa Giêsu từ ngày Người giáng
trần,vẫn hằng chiếu dọi cho mỗi người chúng ta.Aùnh sáng vằng vặc của nó 
giúp ta cảm nhận được mỗi ngày một sâu sắc hơn tình Chúa yêu ta, sinh ra
vì ta và hy tế cứu  độ ta.

 Đối với các
nhà chiêm-tinh Phương Đông xưa,Ngôi sao Bêlem còn có lúc tắt,làm cho
họ lo lắng bối rối trên đường lặn lội đi tìm thờ lạy
Chúa,nhưng với chúng ta,Vì sao của Chúa chẳng khi nào không bừng bừng soi
dọi cho ta. Nếu ơ hờ  chẳng đi theo ánh sao linh chiếu ấy,
thì sự  thiệt thòi là do lỗi của ta và theo luật nhân
quả,trách nhiệm về lỗi ơ hờ ấy dĩ  nhiên ta chẳng
thể đổ cho ai được.

 

Rate this post

Viết một bình luận