Ngôn ngữ Anh là gì? Có nên học ngành này không?
Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu được hơn 1 tỷ dân sử dụng trên 50 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, với lợi thế đó, người học ngành ngôn ngữ Anh ra trường làm gì? Cơ hội việc làm có tốt không?
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, việc giỏi ngôn ngữ đặc biệt là tiếng Anh sẽ tạo cho bạn lợi thế cạnh tranh trong công việc rất lớn. Cơ hội lựa chọn công việc được mở rộng, bạn có thể chọn công tác tại các công ty đa quốc gia hay có thể đi kinh doanh ở nước ngoài, chính vì thế bản thân mình có sự tự do hơn, thoải mái lựa chọn công việc hơn mà không bị thu hẹp cơ hội của mình ở các công ty Việt Nam.
Dó đó, nhiều bạn học sinh chọn Ngôn ngữ Anh là ngành học cho mình. Nhưng có lẽ đa phần các em còn phân vân ngôn ngữ Anh là ngành như thế nào? Ra trường có dễ xin việc không? Có thể làm nghề gì sau khi tốt nghiệp?
Bài viết dưới đây là chia sẻ của cựu sinh viên ngành ngôn ngữ Anh giúp các em tìm kiếm được lời giải đáp cho sự thắc mắc của mình.
Ngành ngôn ngữ Anh
Định nghĩa
Theo nhiều nguồn tổng hợp, ngôn ngữ Anh là ngành học nghiên cứu về các phương pháp học tập loại ngôn ngữ phổ biến là tiếng Anh, đồng thời đây còn là ngành nghiên cứu về lích sử, con người, văn hóa của các quốc gia, dân tộc sử dụng tiếng Anh trên thế giới. Bên cạnh đó, trong quá trình đào tạo, sinh viên còn được trang bị thêm các kiến thức bộ trở về kinh tế, tài chính, du lịch, sự kiện, giảng dạy… để đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm hiện nay.
Chuyên ngành
Hiện nay tại các trường đại học, cao đẳng có xu hướng chia thành 2 mảng chính: tiếng Anh thương mại (tiếng Anh kinh doanh), và ngôn ngữ Anh. Hai chuyên ngành này khác nhau như thế nào?
Tiếng Anh thương mại
Trong chương trình học, chuyên ngành tiếng Anh thương mại ngoài phát triển 4 kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết, các môn mang tính học thuật như ngữ âm, âm vị học.. và các môn đại cương như tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mac Le – nin, giáo dục thể chất… thì người học còn được tìm hiểu, nghiên cứu các môn về kinh tế như: Ngân hàng, sự kiện, marketing, quản trị, kế toán, du lịch, khách sạn…
Tự điển chắc chắn sẽ là vật bất ly thân của sinh viên chuyên ngành tiếng Anh (nguồn: tienganhgiaotiep)
Ngôn ngữ Anh
Khác với tiếng Anh thương mại, nội dung chương trình đạo tạo chuyên ngành ngôn ngữ Anh tập trung đào tạo chuyên ngữ. Điều này có nghĩa các môn như: Phonetics and Phonology (ngữ âm – âm vị học), Morphology and Syntax (ngữ pháp học), Semantics (ngữ nghĩa học), Translation, hay Intepretation học sẽ chuyên sâu hơn. Ngoài ra, sinh viên ngành Ngôn ngữ Anh thông thường cần phải học ngôn ngữ thứ 2 như: Nhật, Hoa, Hàn, Pháp…
Ngành ngôn ngữ Anh phù hợp với ai?
Đối với các em xem môn Toán là nỗi ác mộng thời cấp 3, không thích các con số, phép tính thì ngành này phù hợp đó. Vì trong chương trình đào tạo, sinh viên ngành ngôn ngữ Anh sẽ không cần học Toán Cao Cấp, Kinh Tế Vi Mô, Vĩ Mô và Toán sẽ sớm đi vào dĩ vãng.
Bên cạnh đó, ngành này thích hợp với các em có niềm đam mê với ngoại ngữ, thích học tập khám phá những điều mới trong tiếng Anh hay tìm tòi về văn hóa các nước Anh, Mỹ…
Chọn ngành ngôn ngữ Anh là bạn phải có niềm đam mêm với ngôn ngữ này (nguồn: hoctiengAnhonline)
Học ngành ngôn ngữ Anh tốt nghiệp làm nghề gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn Anh, với những kiến thức tích lũy tại trường có thể thử thách làm tại nhiều lĩnh việc khác nhau:
– Biên phiên dịch cho các công ty, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hổi của Việt nam và quốc tế, dịch thuật cho các nhà xuất bản, trung tâm phát hành sách, báo chí…
– Nhân viên truyền thông, marketing, tổ chức sự kiện kiện, thư ký, trợ lý…
– Nếu các bạn có kỹ năng nghề cơ bản có thể làm trong các lĩnh vực như: kế toán, ngân hàng, hướng dẫn viên du lịch hay nhân viên kinh doanh.
– Giáo viên giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng, THPT, trung tâm ngoại ngữ…
Trải nghiệm thời sinh viên
Khoảng thời gian sinh viên đại học có thể vừa khó khăn nhất mà cũng vui nhất và nhiều kỷ niệm nhất.
Tại sao lại khó khăn?
Đối với các bạn, đặc biệt là sinh viên năm nhất ở tình lên thành phố thì có lẽ đây là khoảng thời gian ác mộng. Sống xa nhà, phải tự chăm sóc cho bản thân, đường xá xa lạ, con người cũng không quen vì thế việc cảm thấy lạc lõng, bế tắc trong thời gian đầu là không tránh khỏi.
Đời sinh viên không như là mơ (nguồn: Đại Kỷ Nguyên)
Ngoài ra, việc học ở trường đại học hoàn toàn khác xa so với thời gian ở trường THPT. Giáo viên cố vấn không theo thể theo sát như giáo viên chủ nhiệm thời cấp 3, nhiều khi cả năm mới gặp thầy/ cô được 1, 2 lần là chuyện bình thường.
Việc học không còn đơn giản là đến lớp nghe giảng, làm bài tập, kiểm tra là hết, mà đòi hỏi sinh viên rèn luyện tính tự học, tự tìm hiểu, và nghiên cứu để tự tích lũy kiến thức cho bản thân.
Có thể có một số em suy nghĩ học đại học sẽ thoải mái hơn thời cấp 3. Điều này hoàn toàn không chính xác. Bước vào môi trường mới, thì đồng nghĩa thử thách mới cũng đang đợi sẵn. Việc 1 tuần 2, 3 dealine nối đuôi nhau chờ giải quyết là chuyện thường. Vừa hết các dealine thì kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ lại đến. Để có kết quả học tập tốt, các em nên chuẩn bị kỹ tâm lý trước khi “vác súng” ra chiến trường nhé.
Tại sao lại nhiều kỷ niệm nhất?
Như đã đề cập ở phía trên, môi trường học tập trên ghế đại học khác hẳn so với cấp 3 thì kỷ niệm trong thời gian này cũng không kém phần ấn tượng.
Tại TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, các trường đại học, cao đẳng có rất nhiều CLB, đội nhóm với môi trường cực kỳ chuyên nghiệp dành cho các bạn sinh viên trải nghiệm và thể hiện bản thân nào là CLB tình nguyện, CLB truyền thông, CLB tiếng Anh, CLB phóng viên, CLB marketing, CLB văn nghệ… v.v. Đây sẽ là nơi dành cho các em thỏa sức thể hiện tài năng của mình và kết nối với nhiều bạn sinh viên có cùng đam mê.
Chương trình Xuân Tình Nguyện của Hội Sinh Viên tổ chức (nguồn: Tuổi Trẻ)
Tham gia hoạt động văn nghệ của khoa (nguồn: Facebook)
Khoảng thời gian đại học chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn đang chờ đợi phía trước. Để có thể tạo cho mình những ký ức đẹp, những kỷ niệm sâu sắc cũng như trải nghiệm thời sinh viên trọn vẹn và trang bị đầy đủ kiến thức cho tương lai các em hãy cố gắng tự hoàn thiện bản thân mình từng ngày, tạo động lực cho bản thân cố gắng rồi con đường đến thành công sẽ được mở rộng.
* Bạn muốn học nhưng chưa biết học ở đâu tốt? Đọc đánh giá trên Edu2Review mỗi ngày để tìm nơi học tốt nhất.
Kim Ngân tổng hợp
Edu2Review – Cộng đồng đánh giá giáo dục hàng đầu Việt Nam
Không ngoài xu thế hội nhập , Trường Đại học Tây Đô với định hướng sẽ đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh theo hướng sát thực tế, gắn kết chặt chẽ với nhu cầu thực tiễn, trường Đại học Tây Đô thường xuyên có những hoạt động, chương trình để sinh viên ngành này được phát triển toàn diện về năng lực chuyên môn và kỹ năng. Được biết, dù theo học ngành nào tại ĐH Tây Đô, sinh viên cũng sẽ được tạo điều kiện để rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết như: ngoại ngữ, giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm,…thông qua các cuộc thi học thuật, chương trình ngoại khóa và các câu lạc bộ chuyên ngành..
Xét tuyển trực tuyến tại http://ts.tdu.edu.vn/xet-tuyen-truc-tuyen
Chi tiết vui lòng liên hệ
Ban Tư vấn Tuyển sinh Trường Đại học Tây Đô.
Số 68 Trần Chiên (Lộ Hậu Thạnh Mỹ), KV.Thạnh Mỹ, P.Lê Bình, Q.Cái Răng, TPCT.
Holine 0939 028 579 – 0939 440 579