Người ta vẫn thường hay nhắc đến báo chí và truyền thông là những gì tinh tế và được coi là tinh túy nhất của xã hội. Những người làm trong lĩnh vực báo chí cũng là những người tinh tế và tài giỏi nhất trong xã hội. Bất kể là từ thời xa xưa hay thời hiện đại thì nhu cầu về báo chí vẫn luôn hiển hiện thiết thực trong đời sống hàng ngày. Vậy ngôn ngữ báo chí là gì và tầm quan trọng của nó trong xã hội ra sao cũng như định hướng nghề nghiệp cho những người viết ngôn ngữ báo chí. Tất cả những điều đó sẽ được làm rõ trong nội dung của bài viết này.
Cần tìm việc làm gấp
1. Ngôn ngữ báo chí là gì?
Ngôn ngữ báo chí là danh từ ghép của hai từ đó là “ngôn ngữ” và “báo chí”. Ngôn ngữ được hiểu là hệ thống của sự giao tiếp bao gồm âm thanh, từ vựng và ngữ pháp để tạo thành ngôn ngữ hoàn chỉnh, được sử dụng bởi con người sống trong một quốc gia nhất định hay còn được gọi là ngôn ngữ mẹ đẻ.
Báo chí là việc phát hành các tờ báo, tạp chí được xuất bản định kỳ, thường xuyên về một chủ đề đặc biệt. Trong lĩnh vực thương mại mới nổi hiện nay thì báo chí còn mang lại những thông tin và tin tức nổi bật về một trong các vấn đề của công nghiệp và khoa học trên toàn thế giới đến với công chúng và độc giả đón đọc.
Ngôn ngữ báo chí là gì?
Như vậy, tựu chung lại thì ngôn ngữ báo chí là việc sử dụng ngôn ngữ có văn phong trau chuốt và lý lẽ, câu từ xác đáng, ngắn gọn, súc tích để làm rõ cho một đặc điểm hoặc tin tức, thông tin được đưa ra về một chủ đề nhất định. Ngôn ngữ báo chí mang phong cách và hơi hướng của sự trang trọng mà trong thư từ và báo chí tiếng Anh được gọi với cái tên là “formal”.
Có rất nhiều loại hình ngôn ngữ báo chí. Cách đây không lâu khi Internet chưa phát triển và con người sử dụng ngôn ngữ báo chí chủ yếu qua TV, đọc sách, báo giấy. Vì vậy, nên tin tức hàng ngày thường mang tính cập nhật nhưng chưa có sự nhanh nhạy và tốc độ truyền tin “khủng”. Hiện nay khi khoa học, công nghệ phát triển kèm theo đó là sự ra đời của nhiều loại hình ngôn ngữ báo chí hơn bao gồm cả Ebook và đọc báo trực tuyến.
Xem thêm: Việc làm báo chí truyền hình
2. Tầm quan trọng của ngôn ngữ báo chí trong xã hội
Không thể phủ nhận được rằng ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của bất cứ ai.
Viết báo là lối viết sử dụng kỹ năng tường thuật lại vấn đề là điểm nóng của thời sự quốc tế, những câu chuyện về khoa học – kỹ thuật, chương trình truyền hình hay các chương trình thực tế. Nhưng cách viết của báo chí và ngôn ngữ báo chí được sử dụng rất dễ dàng nhận ra. Nó khác hoàn toàn với các loại ngôn ngữ khác. Ví dụ như các ngôn ngữ khác thường đi xoay quanh các vấn đề liên quan đến chủ đề được bàn luận. Còn ngôn ngữ báo chí thì hoàn toàn không. Những gì mà ngôn ngữ báo chí thể hiện đó chính sự trau chuốt và đi thẳng vào vấn đề một cách có trọng tâm.
Tầm quan trọng của ngôn ngữ báo chí
Ví dụ để nhận biết về ngôn ngữ báo chí sau đây sẽ cho bạn thấy tầm quan trọng của ngôn ngữ báo chí trong xã hội. Các tiêu đề của báo chí thường sử dụng những ngôn ngữ gây tò mò và thắc mắc cho người đọc, được in đậm và viết với cỡ chữ lớn để thu hút sự chú ý của độc giả. Ngay từ câu đầu tiên của bài báo đã nêu bật được điều mà độc giả mong đợi. Chính vì vậy nên những gì mà ngôn ngữ báo chí mang lại là những yếu tố phổ biến cho văn bản báo chí và đồng thời cũng ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của ngôn ngữ báo chí trong xã hội.
Nhờ có việc sử dụng ngôn ngữ báo chí mà các quốc gia, dân tộc mới tiếp cận được với những cái mới mẻ của nhân loại. Nó như là người truyền tin, đưa tin tức nóng hổi đến với người đọc, thông báo với công chúng về một sự kiện mới.
Ngôn ngữ báo chí chính là người đưa thư nhanh hỏa tốc và cập nhật thông tin có trọng tâm và mục đích rõ ràng. Ngôn ngữ báo chí cũng cần có sự khách quan trong lối viết và ngôn ngữ mang đậm dấu ấn và văn phong trang trọng chứ không phải là việc đưa ra các quan điểm cá nhân vào bài báo.
Chức năng của ngôn ngữ báo chí
Hãy thử tưởng tượng mà xem, một ngày nào đó chúng ta mất đi ngôn ngữ báo chí, vậy thì ai sẽ làm người mang đến cho chúng ta những thông tin chính thống, khách quan và được kiểm duyệt nội dung rõ ràng? Báo chí đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong việc đưa ra các quan điểm và tin tức nóng hổi cập nhật được tính bằng từng phút. Hầu hết mọi chuyển động của xã hội và đời sống của con người đều được phản ánh qua ngôn ngữ báo chí một cách xác thực và nội dung có trọng tâm nhất.
Chính vì vậy, nếu một ngày không có ngôn ngữ báo chí thì chắc hẳn chúng ta sẽ quay về thời kỳ của những “người rừng” – sống mà không được biết những thông tin về sự phát triển của nhân loại.
Nói tóm lại, ngôn ngữ báo chí là một hình thức ngôn ngữ đặc biệt Không Thể Thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Những gì mà ngôn ngữ báo chí mang lại là sự phát triển của thời đại và của công nghệ.
Mẫu cv xin việc
3. Những điểm cần lưu ý khi sử dụng văn phong ngôn ngữ báo chí
3.1. Ngôn ngữ có chọn lọc và ngắn gọn súc tích là yếu tố cần được ưu tiên
Điều đầu tiên và mang tính chất tiên quyết nhất của ngôn ngữ báo chí đó là văn phong của ngôn ngữ báo chí thuộc vào phạm trù đặc biệt và không gì có thể lấn át cũng như không gì có thể thay thế được.
Việc sử dụng ngôn ngữ báo chí cần có sự chọn lọc về thông tin đầu tiên. Để đảm bảo cho việc, mọi thông tin khi đến với bạn đọc thì đều là thông tin chính thống và đúng đắn, chứ không phải là “tin vịt”. Ngôn ngữ trong báo chí chưa bao giờ có sự rườm rà và dài dòng lan man như các thể loại văn học ngôn ngữ khác.
Ngôn ngữ báo chí là sự tổng hòa của nhiều yếu tố nhưng tất cả đều mang tính xác thực về nội dung, ngắn gọn, súc tích về hình thức.
Sự ngắn gọn và súc tích
Vì vậy, yếu tố đầu tiên của ngôn ngữ báo chí đó là sự ĐƠN GIẢN. Đơn giản ở đây là thể hiện trong cách viết có trọng tâm và người đọc nhìn vào có thể thấy ngay bạn đang nói đến vấn đề gì. Nhiệm vụ chính của ngôn ngữ báo chí là biến những thông tin và yếu tố phức tạp trở nên dễ đọc và dễ hiểu cho độc giả.
Ngôn ngữ báo chí cần mang tính trang trọng, tức là tránh sự thông tục và thô thiển trong lối viết. Điều này cũng có nghĩa là bạn sẽ không được sử dụng tiếng lóng hoặc những từ ngữ không trang trọng, mang tính đả kích trong ngôn ngữ của báo chí.
Yếu tố NGẮN GỌN cũng là một trong những phương châm của ngôn ngữ báo chí. Nếu bạn để ý tất cả các bản tin và tin tức trên đài báo, báo giấy, tạp chí, chúng đều được viết dưới dạng của những thể loại tin vắn, headlines, đảm bảo về số từ và thời lượng phát sóng cho một đoạn tin cũng như thời lượng đọc.
3.2. Tầm quan trọng của ngữ pháp, chính tả và dấu câu
Phải nhận định rõ ràng rằng, ngôn ngữ báo chí là một thể loại được ấn định sẵn về cách viết và không gì có thể làm thay đổi được những quy định của nó. Chắc chắn bạn hiểu được vì sao văn phong ngôn ngữ báo chí cần những yếu tố khắt khe như vậy đúng không? Đó là vì nó phục vụ cho việc cung cấp thông tin, mà thông tin đưa lên báo chí thì không thể gây nhầm lẫn cho người đọc được. Cũng như đối tượng ngôn ngữ báo chí hướng đến là những người thuộc nhiều tầng lớp và giai cấp khác nhau nên ngôn ngữ của nó phải để cho tất cả mọi người cùng hiểu và cùng đọc được.
Ngữ pháp, chính tả và dấu câu
Trong ngôn ngữ báo chí sẽ rất hay phải sử dụng đến các câu tường thuật. Nên những nguyên tắc khi trích dẫn lời nói gián tiếp và tường thuật lại nội dung cần có những quy chuẩn riêng bắt buộc phải tuân theo.
4. Định hướng nghề nghiệp liên quan đến ngôn ngữ báo chí
Nghiệp viết báo thường được coi là rất vất vả và cực kỳ nhiều nguy hiểm. Nếu chỉ đơn thuần là làm việc trong môi trường năng động và ngồi một chỗ cũng có thể nắm bắt được hết thông tin về thế giới ngoài kia là điều hoàn toàn phi lý. Vậy phải làm gì để có thể tạo ra ngôn ngữ báo chí mang đậm nét thông tin và hữu ích cho người đọc?
Mọi thông tin mà ngôn ngữ báo chí đăng tải đều là công sức của những người làm báo họ phải đi săn lùng tin tức. Thậm chí là để có những mẩu tin tuy ngắn nhưng chất lượng cho người đọc thì bản thân họ cũng phải xông pha vào những khu vực khó khăn để có những thông tin chất lượng nhất.
Định hướng nghề nghiệp
Tuy nhiên, nếu là một người sử dụng ngôn ngữ báo chí và biết cách điều khiển ngôn ngữ báo chí theo cách riêng của mình thì chắc chắn sẽ đem lại những dấu ấn và sự mến mộ từ độc giả.
Cơ hội nghề nghiệp cho ngôn ngữ báo chí hiện nay không phải là ít. Ngôn ngữ báo chí cũng được cho vào hệ thống giáo dục đại học như một chuyên ngành đặc thù. Điển hình là Học viện Báo chí và Tuyên truyền – ngôi trường nhất nhì trong việc đào tạo sinh viên và cử nhân cho ngành báo chí và ngôn ngữ báo chí. Bên cạnh đó, Viện Báo chí và Tuyên truyền của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng nằm trong top những trường đào tạo về ngôn ngữ báo chí có kinh nghiệm và đội ngũ giảng viên sâu sắc, tâm huyết.
Sau khi tốt nghiệp ngành ngôn ngữ báo chí bạn có thể tự tin lập nghiệp trong lĩnh vực nhà báo, biên tập viên, tác giả xuất bản các ấn phẩm về báo chí và còn nhiều hơn thế nữa.
Như vậy, thông qua những gì được đề cập trong bài viết này, hy vọng bạn đã có những thông tin xác đáng về phong cách ngôn ngữ báo chí và những định hướng cho tương lai về nghề nghiệp của bản thân. Nếu bạn đang có những bước đà để đến gần hơn với nghiệp báo thì bài viết này sẽ tiếp thêm động lực thành công cho bạn.
Học ngành Báo chí ra trường làm gì?
Những thắc mắc xoay quanh câu chuyện việc làm của ngành báo chí và những lời giải đáp xác đáng nhất sẽ được đưa ra trong bài viết này.
Ngành báo chí