Ngọn núi cao nhất Việt Nam bao nhiêu tuổi?

  • icon

    Người K’Ho

  • icon

    Người Khơ me

  • icon

    Người Mnông

Đáp án A. Tại Lâm Đồng, có một ngôi nhà nằm dưới chân núi Langbiang được mệnh danh là “Ngôi nhà ký ức” bởi đến đây mọi người sẽ có cảm giác được trở lại không gian văn hóa giàu bản sắc của đồng bào K’Ho với những âm vang của cồng chiêng, những thanh âm của kèn bầu, kèn môi, đàn tre cùng nhiều nhạc cụ khác. Người K’Ho là một dân tộc trong số 54 dân tộc tại Việt Nam, Người K’Ho nói tiếng Cơ Ho, ngôn ngữ thuộc ngữ chi Ba Na (Bahnaric) thuộc Ngữ hệ Nam Á. Theo tổng điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 1989, dân tộc Cơ Ho có trên 82.917 người, đến 1 tháng 4 năm 1999 có 128.723 người. Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc này là tỉnh Lâm Đồng, bao gồm nhiều nhóm địa phương như Cơ Ho Srê, Cơ Ho Chil, Cơ Ho Nộp, Cơ Ho Lạch, Cơ Ho String và Cơ Ho Cờ Dòn. Làng là đơn vị tổ chức xã hội mang tính cộng đồng của người K’ho. Mỗi làng dựng trên vùng đất hai ba cây số vuông có thể là sườn núi cao hoặc dưới thung lũng sâu. Ranh giới các làng được quy ước bằng các dấu mốc tự nhiên như sông suối, đỉnh dốc. Hôn nhân ở người K’ho theo chế độ mẫu hệ nên gọi là tục bắt chồng. Luật tục K’ho trai gái quan hệ trước hôn nhân không bị cấm kỵ gay gắt nhưng khi đã có gia đình thì ngoại tình bị luật tục trừng phạt nặng nề. Dân tộc K’ho có đời sống văn nghệ phong phú, độc đáo. Thơ ca của họ đậm chất trữ tình giàu nhạc điệu. Nhạc cụ có nhiều nét tương đồng với các dân tộc ở Tây Nguyên: Bộ cồng chiêng 6 chiếc, kèn ống bầu, đàn ống tre. Vũ điệu K’ho được biểu diễn trong các dịp lễ thần và sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Hệ thống câu đố, tục ngữ, thành ngữ, dân ca truyện cổ K’ho cũng rất phong phú.

Rate this post

Viết một bình luận