Hầu hết, trẻ con đều thích được nghe ông, bà, bố, mẹ hát ru. Khi hát ru cho trẻ, không những bố mẹ thể hiện được tình yêu thương của mình, mà còn là sợi dây gắn kết tình cảm của con cái đối với bố mẹ.Vậy, tác dụng của lời hát ru đối với trẻ như thế nào? Chúng ta hãy cùng Benh.vn tìm hiểu thêm nhé.
Hầu hết, trẻ con đều thích được nghe ông, bà, bố, mẹ hát ru. Khi hát ru cho trẻ, không những bố mẹ thể hiện được tình yêu thương của mình, mà còn là sợi dây gắn kết tình cảm của con cái đối với bố mẹ.Vậy, tác dụng của lời hát ru đối với trẻ như thế nào? Chúng ta hãy cùng Benh.vn tìm hiểu thêm nhé.
Tiến sĩ Norman Weinberger, giáo sư khoa Sinh học thần kinh và Hành vi của Đại Học California, Irvine, cho rằng: “Ở mọi nền văn minh trên thế giới, các bà mẹ đều hát ru con, vì em bé sơ sinh hoàn toàn có thể cảm thụ được những giai điệu đó, như thể âm nhạc vốn dĩ đã luôn là một phần của chúng ta vậy”.
Các thể loại hát ru (đa dạng, mang tính chất địa phương, vùng miền)
– Ca dao.
– Đồng dao.
– Tục ngữ.
– Thơ, hò dân gian….
Lời ru của mẹ theo con suốt cuộc đời (Ảnh minh họa)
Tác dụng kỳ diệu của lời ru
– Những âm thanh du dương (tăng cường sóng delta trong não) giúp trẻ thư giãn, ngủ ngon hơn.
– Giúp trẻ cảm thụ ngôn ngữ hiệu quả hơn, nhớ lâu hơn.
– Trẻ tiếp xúc với âm nhạc trước 6 tháng tuổi có biểu hiện phát triển trí tuệ tốt hơn so với những trẻ khác.
– Trẻ cảm thụ âm nhạc giúp nâng cao khả năng tư duy, học tập và mọi hoạt động khác.
– Trẻ cảm thụ âm nhạc (từ 6 đến 12 tuổi) có khả năng nhận dạng cảm xúc và tình yêu thương mãnh liệt hơn.
– Lời ru của mẹ giúp củng cố mối dây liên hệ giữa mẹ và bé.
Hát ru cho bé vào giai đoạn nào
Từ trong bào thai
– Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã có thể cảm thụ về thế giới xung quanh.
– Giọng hát ru của người mẹ trong chín tháng thai kỳ góp phần hình thành nhân cách, suy nghĩ, năng khiếu của đứa trẻ sau này.
Sau khi ra đời
– Khi trẻ chào đời, lời hát ru của mẹ giúp trẻ ngủ ngon và gắn kết tình mẫu tử.
– Lời hát ru của mẹ góp phần hình thành nên nhân cách của trẻ.
Lời ru của mẹ gắn kết tình mẫu tử (Ảnh minh họa)
Tâm sự của các bà mẹ
Chị H.Y (Hà Nội)
“Thủa xưa vào những đêm trăng sáng, qua ô cửa nhỏ ngắm nhìn bầu trời đầy sao, tôi được nghe những lời hát ru của mẹ: thương con cò lặn lội bờ sông, công cha như núi thái sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, gió mùa thu mẹ ru con ngủ…
Bao năm trôi qua, những lời hát ru của mẹ là hành trang mang nỗi nhớ của tình mẫu tử, tình yêu quê hương, đất nước và những con người bình dị nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Khi đã trưởng thành, tôi hiểu những lời hát ru đó, là tình yêu thương mà cha mẹ đã dành cho tôi từ khi còn nhỏ. Cũng chính những lời hát ru này đã góp phần làm nên nhân cách và con người tôi. Con yêu bố mẹ rất nhiều…”
Tâm sự của những bà mẹ không biết hát
“Tôi rất ngại hát vì hát không hay nên thường cho con nghe hát ru qua băng đĩa. Hơn nữa, cuộc sống còn nhiều khó khăn…phải lo một lô các công việc nên không có thời gian để hát ru con”.
P.H.A (TP.HCM)
“Các bà mẹ trẻ hiện nay thường dùng nhạc hoà tấu cổ điển mở bằng CD cho con nghe từ trong bụng mẹ. Khi đứa trẻ được sinh ra, mẹ lại mở nhạc ru ngủ con chứ ít khi hát. Nếu có hát thì chắc chỉ là dòng nhạc trẻ, hoặc hát những bài nhạc thiếu nhi ngày nay chứ không “ầu ơ ví dầu” như xưa.
Phải đi làm để lo kinh tế, mẹ chỉ có thể dành nhiều thời gian cho con vào buổi tối và khi nào rảnh rỗi. Mẹ hát gì cho con nghe hoặc trò chuyện thủ thỉ cũng được, miễn là mẹ dành tình yêu trong lời hát và câu chuyện đó. Dù sao một câu hát mộc mà có hồn, còn hơn hàng trăm bài hát đĩa nhưng trống rỗng cảm xúc”
GS.TS Trần Văn Khê chia sẻ
“Bài hát ru là bài giáo dục âm nhạc đầu tiên mà người mẹ truyền sang cho đứa con của họ. “Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn” – cùng lúc với dòng sữa nóng nuôi thân thể trẻ, điệu thi ca dân gian sẽ được rót vào tiềm thức giúp hình thành tình yêu thương, tự hào về quê hương đất nước.
Những đứa trẻ được mẹ hát ru tận nôi chính là đứa trẻ giàu tâm hồn và hạnh phúc nhất. Từ lời ru của mẹ, trẻ sẽ tự nâng tâm hồn mà hình thành nhân cách.
Sự tiếp cận này còn xây dựng cấu trúc âm thanh trong đầu đứa trẻ, để sau này dù đứa trẻ đó có tiếp nhận các nguồn âm nhạc nước ngoài, thì vẫn giữ được sự tôn trọng bản sắc của âm nhạc dân tộc mình”
Lời kết:
Người mẹ thường xuyên hát ru con bằng những ngôn từ mộc mạc nhưng đầy yêu thương giúp cho trẻ cảm nhận được những bài học đầu đời và tình yêu của cha mẹ dành cho bé.
Vì vậy, cha mẹ nên dành thời gian để trò chuyện cùng con, hát ru con trước khi đi ngủ. Những việc làm rất đỗi bình dị đó sẽ giúp trẻ lớn lên với một tâm hồn nhân hậu, biết yêu thương gia đình, bạn bè và xã hội.
Benh.vn