Người bệnh gan mật nên ăn gì và không nên ăn gì

Bệnh lý gan mật là bệnh phổ biến hiện nay, làm suy giảm chức năng gan mật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Nguyên nhân gây ra các bệnh lý này nổi bật nhất là chế độ ăn uống sai cách.  Như vậy một chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học là điều hết sức quan trọng mà bệnh nhân mắc bệnh lý gan mật cần nắm rõ để hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả cao, nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Vậy người bệnh gan mật nên ăn gì và không nên ăn gì? Dưới đây là chế độ ăn hợp lý mà người bệnh gan mật không nên bỏ qua.

Người bệnh gan mật nên ăn gì và không nên ăn gì

I. Người bệnh gan mật nên ăn gì để đảm bảo gan có thể hoạt động bình thường?

 

Nếu bạn có bệnh, chế độ ăn cho người bệnh gan mật cần luôn được tuân thủ và được điều chỉnh để đáp ứng với nhu cầu của từng cá nhân. Bạn có thể trao đổi trực tiếp với bác sĩ của bạn về những thực phẩm gì là tốt nhất cho cơ thể mình. Dưới đây là một số lời khuyên về các nhóm thực phẩm giúp gan luôn được khỏe mạnh hoặc khỏe hơn:

Ăn một chế độ ăn uống cân bằng: Chọn lựa và chế biến món ăn từ tất cả các nhóm thực phẩm đa dạng như ngũ cốc, trái cây, rau, thịt, đậu, sữa. Nhóm chất béo như dầu, bơ, sữa nguyên kem cần hạn chế.

 

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ: Chất xơ tạo điều kiện giúp gan của bạn hoạt động ở mức độ tối ưu. Trái cây, rau, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, gạo và ngũ cốc hoàn toàn có thể cung cấp đầy đủ nhu cầu chất xơ cho cơ thể bạn mỗi ngày.

 

Ăn cá biển béo: Loại cá này có thể bổ sung thêm nguồn chất béo cần thiết cho cơ thể nhưng hoàn toàn thân thiện với lá gan của bạn cũng như sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, việc tiêu thụ cá béo và bổ sung dầu cá có thể giúp giảm tác động của các tình trạng trên gan như bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu

 

Ăn các loại hạt khô: Những loại này như là hạt dẻ, hạt hạnh nhân, hạt hướng dương… là nguồn vitamin E tốt, một chất dinh dưỡng mà nghiên cứu cho thấy có thể giúp bảo vệ chống lại bệnh gan nhiễm mỡ. Đồng thời, đây cũng là một lựa chọn lý tưởng khi bạn cảm thấy muốn ăn vặt.

 

Uống cà phê: Đây là tin vui cho những người yêu thích cà phê. Các nghiên cứu cho thấy rằng uống hai đến ba cốc mỗi ngày có thể bảo vệ gan của bạn khỏi bị tổn thương, nhất là khi do uống quá nhiều rượu hoặc chế độ ăn uống không lành mạnh. Đồng thời, thức uống hấp dẫn này cũng có thể làm giảm nguy cơ ung thư gan.

 

Uống trà xanh: Đây cũng là một thức uống tốt cho gan do chứa một loại chất chống oxy hóa gọi là catechin, giúp bảo vệ gan chống lại một số dạng ung thư. Lượng catechin nhận được sẽ nhiều hơn nếu bạn tự pha trà và uống lúc còn nóng. Trà đá và trà xanh pha sẵn có mức độ chất này thấp hơn nhiều.

 

Uống nhiều nước: Một trong những điều tốt nhất mà đơn giản nhất bạn có thể làm cho gan là uống đủ nước. Tập thói quen uống nước khoáng hay nước lọc thay vì đồ uống ngọt như soda, nước giải khát đóng hộp. Thói quen này ngăn ngừa tình trạng thiếu nước và sẽ giúp gan của bạn hoạt động tốt hơn.

 

Giữ một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh: Điều đó có nghĩa là bạn cần giữ chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng từ 18 đến 25. Đây cũng là kết quả nếu bạn thực hiện tốt những điều trên và có thói quen luyện tập thể lực thường xuyên. Bạn sẽ nhận được không chỉ là một lá gan khỏe mạnh mà còn là một cơ thể cường tráng

 

II. Người bị bệnh gan mật nên kiêng gì?

 

Vì chế độ ăn uống có vai trò quan trọng đối với sức khỏe của gan, một người bệnh gan mật nên kiêng gì là một điều cần biết để lựa chọn thực phẩm đúng đắn cho mỗi bữa ăn.

 

Rượu bia

 

Gan là cơ quan chuyển hóa rượu. Tuy nhiên, chỉ một lượng rượu nhất định có thể được chuyển hóa tại gan trong một khoảng thời gian giới hạn.

 

Khi lượng cồn trong máu quá cao, chức năng này của gan có thể bị gián đoạn, dẫn đến mất cân bằng hóa học. Nếu gan buộc phải chuyển hóa rượu liên tục, các tế bào gan có thể bị phá hủy hoặc thay đổi dẫn đến sự tích tụ mỡ, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ và các vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm gan do rượu hoặc hình thành mô sẹo vĩnh viễn như xơ gan.

 

Fructose

 

Các nguồn fructose đậm đặc, đặc biệt là siro từ trái cây, có thể kích thích thúc đẩy quá trình tạo mỡ ở gan.

 

Do đó, các thực phẩm có chứa nhiều fructose thì cần nên tránh, đó là nước ngọt, đồ uống trái cây ngọt, một số loại sữa chua có hương vị ngọt, ngũ cốc ăn sáng vị ngọt, trái cây đóng hộp, các sản phẩm bánh (bánh ngọt, bánh quy, bánh nướng), các loại gia vị chế biến sẵn như nước sốt ngọt, sốt cà chua, mứt, thạch trái cây…

 

Chất béo bão hòa

 

Các nguồn chính của chất béo bão hòa là thịt đông lạnh, thịt đỏ, bơ động vật và các sản phẩm từ sữa giàu chất béo như phô mai, kem, các sản phẩm bánh ngọt, bánh rán… Đây là các chất khó chuyển hóa tại gan, có khuynh hướng tăng tích tụ mỡ trong nhu mô nên người bệnh gan cần tránh.

 

Muối

 

Cuối cùng, khi lượng natri trong khẩu phần ăn mỗi ngày quá cao cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của gan. Một số nghiên cứu cho thấy dung nạp quá nhiều muối sẽ gây ra một số thay đổi ở gan, như các tế bào dễ bị biến dạng, tỷ lệ chết tế bào nhanh hơn và tỷ lệ phân chia tế bào thấp hơn.

 

III. Chế độ ăn cho người bệnh gan mật theo từng bệnh 

 

1. Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Viêm Gan

 

Một trong những bệnh lý gan mật phổ biến nhất là bệnh viêm gan, bao gồm viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính. Tuỳ thuộc vào loại viêm gan sẽ có chế độ dinh dưỡng khác nhau.

 

  • Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân viêm gan cấp tính

 

– Vào giai đoạn đầu của bệnh viêm gan cấp tính: Bệnh nhân gặp triệu chứng sốt kèm buồn nôn, hoặc có cảm giác buồn nôn: Nên dùng nước đường, nước ép hoa quả, hoặc có thể luộc rau lên rồi lấy nước để uống.

 
Người bệnh gan mật nên ăn gì và không nên ăn gì

+ Nếu tình trạng buồn nôn kéo dài, người bệnh có cảm giác chán ăn cần bổ sung glucoza 20% nhỏ giọt qua tĩnh mạch.

 

+ Khi bệnh nhân đã hết sốt và buồn nôn: Vào giai đoạn này bệnh nhân nên dùng thức ăn lỏng, thanh đạm như cháo hoặc súp, phở, uống sữa tách bơ, sữa đặc có đường và bổ sung các loại hoa quả tươi.

 

– Đối với giai đoạn hồi sức: Tiếp tục cho bệnh nhân uống sữa chứa nhiều protein và methionin nhằm tăng khả năng bảo vệ gan.

 

+ Thực phẩm thứ 2 nên bổ sung vào giai đoạn này là trứng. Trong trứng chứa nhiều protein và acid amin, nên dùng trứng gà tốt hơn trứng vịt, vì trứng gà có ít lipid hơn. Ngoài ra, nên bổ sung protein từ các loại thịt nạc, cá và đậu phụ.

+ Bệnh nhân nên chú ý việc ăn uống với những thực phẩm tốt cho gan vào giai đoạn này và theo dõi diễn biến bệnh sát sao vì không thể tiên lượng được diễn biến bệnh nên cần sự cẩn thận tối đa, cũng như phối hợp với bác sĩ trong điều trị.

 

  • Chế độ ăn uống đối với bệnh nhân viêm gan mạn tính

 

– Đối với bệnh nhân viêm gan mạn tính, chức năng gan có thể suy giảm trong thời gian dài, thậm chí phải sống chung với tình trạng này cả đời. Vì vậy, một chế độ dinh dưỡng phù hợp và kéo dài rất quan trọng, ngăn ngừa chuyển biến xấu của bệnh.

 

– Việc thay đổi thời tiết đột ngột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân viêm gan mạn, bên cạnh đó cần nắm rõ những lưu ý quan trọng trong việc ăn uống như sau:

 

+

Nên ăn thành nhiều bữa phụ để cơ thể dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng.
 

+

Tránh ăn những loại hải sản như tôm, cua, ốc các loại… Vì những loại thực phẩm này làm tăng nguy cơ dị ứng.
 

+ Nên chọn những loại thực phẩm tươi mới để chế biến đặc biệt là cá và trứng.

 

+

Không nên dùng những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ. Nên sử dụng chất béo có nguồn gốc thực vật như các loại đậu, quả bơ… Cách chế biến cũng rất quan trọng, nên hạn chế các món ăn chiên, xào.
 

+

Khẩu phần ăn nên bổ sung các thực phẩm giàu tinh bột từ gạo, bột mì, khoai, ngô…
 

+

Bổ sung các loại trái cây có vị ngọt, mật ong, bánh ngọt rất tốt cho bệnh nhân viêm gan mạn tính.

Khi bệnh nhân bị viêm gan mạn tính sẽ có những đợt tiến triển, cần ăn theo chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân viêm gan cấp.

 

2. Chế Độ Dinh Dưỡng Đối Với Bệnh Nhân Xơ Gan

 

Đối với bệnh nhân xơ gan thì chế độ dinh dưỡng hợp lý là một cách hỗ trợ điều trị cực kỳ hiệu quả. Bên cạnh đó, còn giúp cải thiện tình trạng bệnh và phục hồi chức năng gan.

 

  • Xơ gan chưa cổ trướng (Xơ gan còn bù)

     

Bổ sung các loại thực phẩm giàu protein theo công thức 1,5 đến 2g/ kg cân nặng/ ngày từ các loại thịt trắng như thịt lợn, thịt gà, cá, sữa đã tách bơ, trứng gà và giá đỗ. (Tương tự như bệnh viêm gan cấp).
 

Hạn chế các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chứa nhiều chất béo, món chiên, xào. Nên thế bằng chất béo có nguồn gốc thực vật như các loạt dầu hạt và tránh nấu thức ăn ở nhiệt độ cao.
 

Đường bột: Nên ăn các loại thực phẩm giàu đường bột như ngô, khoai, gạo, mật ong, các loại hoa quả ngọt cũng rất tốt cho bệnh xơ gan chưa cổ trướng.

 

Chất xơ và vitamin: Bên cạnh đường bột thì cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh, các loại củ quả có màu đỏ cam như cà rốt, cà chua, bí đỏ, đu đủ…
 

Việc uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng rất cần thiết cùng với các loại thực phẩm sẽ giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả.
 

  • Xơ gan cổ trướng (Xơ gan mất bù)

     

Đối với xơ gan cổ trướng, bệnh nhân cần tuân theo những nguyên tắc sau:

 

Hạn chế việc nạp quá nhiều chất đạm, muối, tăng cường bổ sung từ rau và các loại hoa quả.
 

Cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bổ sung các loại nước ép, hoa quả và đồ uống giúp nhuận tràng như trà hoa atiso, trà xanh…
 

3. Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Hôn Mê Gan

 

Giai đoạn cuối của bệnh lý gan chính là hôn mê gan gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Trong chế độ dinh dưỡng cần lưu ý những vấn đề sau:

 

Không nạp protein vào cơ thể qua các loại thực phẩm cũng như không truyền các dung dịch aminoacid vào cơ thể bệnh nhân. Nhưng việc truyền amino axit mạch nhánh lại có thể làm giảm hội chứng não do hôn mê gan gây ra.
 

Để hạn chế việc thoái hoá protein cần cung cấp nhiều năng lượng từ glucid và lipid khoảng 1700 – 1800 calo/ ngày.
 
Người bệnh gan mật nên ăn gì và không nên ăn gì

Bổ sung vitamin B1, vitamin C thông qua đường tiêm.
 

Cần bổ sung thêm thuốc nhuận tràng.
 

Bệnh nhân sẽ phải truyền dung dịch glucose 30%, 1000ml/ ngày và cả insulin với mức phù hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
 

– Khi bệnh nhân có dấu hiệu cho thấy bệnh có tiến triển tốt, tiếp tục tăng thêm 20g protein/ngày. Nên ưu tiên bổ sung protein có nguồn gốc thực vật đặc biệt là sữa đậu nành và đậu xanh.

 

4. Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Túi Mật Và Ống Mật

 

  • Viêm túi mật cấp tính

     

– Đối với bệnh nhân bị viêm túi mật cấp tính cần để túi mật có thời gian nghỉ ngơi nhiều, vì thế trong việc ăn uống cần hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo và protein, tốt nhất là nên loại bỏ hoàn toàn (sẽ khiến túi mật phải tăng cường co bóp).

 

– Chế độ ăn phù hợp nhất là bổ sung glucid từ gạo, khoai, bột ngũ cốc, nước đường, nước luộc rau, sữa tách bơ, thực phẩm giàu chất xơ giúp nhuận tràng và nên ăn nhạt.

 

  • Viêm túi mật mạn tính

     

Đối với bệnh nhân viêm túi mật mạn tính dễ gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá, trong chế độ ăn uống cần lưu ý những vấn đề sau:

 

Hạn chế chất béo: Chất béo sẽ làm ảnh hưởng đến gan, cản trở bài tiết, gây đầy bụng.
 

Bổ sung protein: Bổ sung protein với lượng phù hợp từ thịt nạc không mỡ. Nên sử dụng thịt tươi nấu đơn giản không nêm mặn. Protein từ thực vật nên nấu kỹ, ninh nhừ hoặc nghiền nát để dễ tiêu hoá.
 

Bổ sung thức ăn giàu glucid giúp cơ thể dễ tiêu hoá. Tuy nhiên, không nên ăn bánh kẹo chế biến từ socola, cacao và bánh ngọt. Các loại trái cây có vị ngọt và rau củ cũng nên bổ sung đầy đủ.
 

  • Bệnh nhân bị sỏi mật

     

Đối với bệnh nhân bị sỏi mật, trong chế độ dinh dưỡng cần lưu ý:

 

Hạn chế hoặc tránh xa các thực phẩm chứa cholesterol như dầu mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng… sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi cholesterol.
 

Bổ sung các loại thực phẩm giúp nhuận tràng, giàu chất xơ như rau và trái cây.
 

– Hạn chế các loại thực phẩm, đồ uống chứa nhiều tanin dễ gây ra tình trạng táo bón, tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột phát triển gây bệnh viêm túi mật, viêm tá tràng, dễ tạo sỏi mật.

IV. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh gan mật

 

Một số nguyên tắc dinh dưỡng bệnh nhân cần ghi nhớ bao gồm:

 

Giảm lipid trong chế độ ăn: Khi tế bào gan bị tổn thương, trong bào tương của nó sẽ sinh ra các giọt mỡ có thể giết chết tế bào – hiện tượng thoái hóa mỡ của gan. Vì vậy, người bị bệnh lý gan mật nên hạn chế lipid trong chế độ ăn;

 

Tăng cường glucid trong chế độ ăn: Thông thường, một phần glucid từ thức ăn được dự trữ trong gan dưới dạng glycogen. Chức năng chuyển hóa, dự trữ glycogen giúp gan đảm nhiệm được vai trò giải độc cho cơ thể. Khi gan bị tổn thương, glycogen trong gan bị giảm đi nên chế độ ăn cần tăng cường thêm glucid để tạo thêm nhiều glycogen trong gan;

 

Tăng cường protein trong chế độ ăn: Sự tái tạo tế bào gan cần phải có lượng lớn protein. Chế độ ăn cần tăng cường protein để giúp gan chống ngộ độc do asen, clorofom và tetraclorua cacbon.

V. Mối quan hệ giữa chế độ ăn và sức khỏe gan mật

 

– Gan là cơ quan nội tạng có kích thước tương đối lớn trong cơ thể. Gan nằm trong ổ bụng, ẩn bên dưới lồng ngực luôn hoạt động liên tục bất kể ngày đêm vì sự sống còn của bạn.

 

– Chức năng của gan là bài tiết ra dịch mật, chứa các men tiêu hóa, giúp phân cắt thức ăn thành các chất dinh dưỡng có kích thước nhỏ và dễ hấp thu vào trong máu. Nếu chức năng này bị tổn thương, bạn sẽ không tiêu thụ được bất kể thứ gì từ thực phẩm ăn vào và dần trở nên suy mòn.

 

– Đồng thời, lá gan còn được ví như một nhà máy xử lý toàn bộ các chất lưu hành trong máu và thải các chất độc ra ngoài. Nói một cách khác, nếu bạn có chế độ ăn quá thịnh soạn, gan phải tích cực chuyển hóa và hấp thu các chất đó.

 

– Nếu các món bạn ăn vào là những thực phẩm không lành mạnh, như thực phẩm nhiều chất béo hoặc chiên xào, nhiều muối, bia rượu quá mức, gan của bạn thực sự đang bị tấn công. Gan phải làm việc vất vả, điều chế và tống xuất chất thừa ra ngoài.

 

– Tuy nhiên, không phải mức chịu đựng của lá gan là vô hạn. Chế độ ăn có mối quan hệ rất khăng khít đến sức khỏe gan mật. Một người khỏe mạnh cần phải biết cách ăn uống như thế nào để bảo vệ lá gan. Một người bệnh gan nên ăn uống như thế nào để tránh tác động xấu thêm cũng là một điều cần cân nhắc trước mỗi bữa ăn hằng ngày.

 

Như vậy, đối với bệnh lý gan mật thì việc tuân theo một chế độ dinh dưỡng khoa học và phù hợp là điều vô cùng cần thiết giúp cải thiện chức năng gan mật. Từ đó, giúp việc điều trị bệnh có tiến triển tốt. Bệnh nhân nên nắm rõ nguyên tắc ăn uống và áp dụng theo từng loại bệnh để có kết quả phục hồi tốt nhất. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình có nhiều sức khỏe và hạnh phúc !

 

Mách bạn :

 

Funadin – Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi

Funadin – Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi 
Funadin – Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)

 
Người bệnh gan mật nên ăn gì và không nên ăn gì

Công dụng của Funadin
Tăng cường khả năng giải độc, phục hồi chức năng gan, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)
Funadin hỗ trợ điều trị các chứng: vàng da, vàng mắt, trướng bụng, ngứa da do nóng gan, nổi mụn do nóng gan, nhiệt miệng, màu nước tiểu đậm, mệt mỏi kéo dài, ăn không ngon…Các bệnh lý về gan như: Nóng gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, suy gan, men gan cao, ung thư gan….

 

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : 

Funadin – Bảo vệ sức khỏe Gan-Thận-Phổi

Hotline tư vấn: 0962 876 060 – 0968 805 353 – 0978 307 072

______________

 

>>> Chế độ ăn hợp lý cho người bị men gan cao

>>> 

>>>

 

Rate this post

Viết một bình luận