Người bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không? Đau dạ dày ăn sữa chua có tốt không? Sữa chua có tốt cho dạ dày không? là những câu hỏi hàng đầu được mọi người quan tâm. Vì sữa chua là một loại thực phẩm giúp bổ sung vitamin và lợi khuẩn cho cơ thể. Nhưng đối với người đau dạ dày việc ăn sữa chua có hại hay có lợi? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Sữa chua có tác dụng gì?

Sữa chua là một thực phẩm đã được con người tiêu thụ hàng trăm năm nay. Nó rất bổ dưỡng và việc sử dụng thường xuyên có thể tăng cường sức khỏe của bạn. Sữa chua là một sản phẩm phổ biến được sản xuất bằng quá trình lên men sữa của vi khuẩn. Quá trình lên men này tạo ra axit lactic, một chất làm cho protein trong sữa đông lại, tạo cho sữa chua một hương vị và kết cấu độc đáo. Sữa chua có thể được làm từ tất cả các loại sữa, từ sữa tách béo, sữa không béo đến những loại sữa nguyên chất đầy đủ chất béo.

Sữa chua là thực phẩm tốt cho sức khỏeSữa chua là thực phẩm tốt cho sức khỏe

Sữa chua nguyên chất là một chất bán lỏng màu trắng, đặc trưng với mùi thơm. Tuy nhiên, các nhà cung cấp thương mại thường bổ sung thêm nhiều thành phần khác như đường, hương vị nhân tạo, đa phần không có lợi cho sức khỏe của bạn. Sau đây là một số tác dụng của sữa chua đối với sức khỏe chúng ta:

1.1. Sữa chua giàu các chất dinh dưỡng quan trọng

Sữa chua chứa hầu hết mọi chất dinh dưỡng mà cơ thể của bạn cần. Nó được biết đến với việc có chứa nhiều canxi, cần thiết cho sức khỏe của răng và xương. Nó cũng chứa nhiều vitamin B, đặc biệt là vitamin B12 và riboflavin, giúp chống lại bệnh tim và một số dị tật bẩm sinh ống thần kinh.

Một cốc sữa chua cung cấp 38% phosphor, 12% magie và 18% kali cần thiết hàng ngày. Những khoáng chất này cần thiết cho một số quá trình sinh học, chẳng hạn như điều hòa huyết áp, sự trao đổi chất và sức khỏe của bộ xương. Một chất dinh dưỡng cần thiết nữa là vitamin D, thúc đẩy sức khỏe cơ xương hệ thống miễn dịch và tốt cho dạ dày, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh.

1.2. Sữa chua chứa nhiều protein

Sữa chua có thể cung cấp 12 gram protein/200 gram sữa chua. Protein đã được chứng minh là hỗ trợ quá trình trao đổi chất bằng cách tăng mức năng lượng tiêu hao, tăng số lượng calo bạn đốt cháy trong suốt một ngày. Bổ sung đủ protein cũng rất quan trọng để điều chỉnh sự thèm ăn, vì nó làm tăng sản xuất các hormone báo hiệu cảm giác no. Từ đó làm giảm lượng calo nạp vào, có lợi cho việc kiểm soát cân nặng. Trong một nghiên cứu, những người ăn vặt bằng sữa chua ít đói hơn, tiêu thụ ít hơn 100 calo vào bữa tối so với những người bình thường.

Sữa chua Hy Lạp có tác dụng này mạnh hơn do có hàm lượng protein cao hơn, cung cấp 22 gram protein / 200 gram sữa chua.

1.3. Có lợi cho sức khỏe của hệ tiêu hóa

Một số loại sữa chua có chứa vi khuẩn sống, gọi là men vi sinh, là một phần của quá trình nuôi cây ngay từ ban đầu hoặc được thêm vào sao quá trình thanh trùng. Các men vi sinh khi được đưa vào cơ thể sẽ có lợi cho sức khỏe hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, có một số loại sữa chua đã được tiệt trùng, một phương pháp xử lý bằng nhiệt từ đó tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

Một số loại men vi sinh có trong sữa chua như Bifidobacteria và Lactobacillus, đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu của hội chứng ruột kích thích (IBS: là một rối loạn phổ biến liên quan tới ruột kết). Một nghiên cứu ở những bệnh nhân IBS thường xuyên uống sữa chua lên men có Bifidobacteria, sau ba tuần có những cải thiện về triệu chứng đầy hơi và tuần suất đi tiêu. Một nghiên cứu khác nữa cho thấy sữa chua có tác dụng cải thiện các triệu chứng của hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón.

1.4. Tăng cường sức mạnh của hệ thống miễn dịch

Việc sử dụng sữa chua, đặc biệt có chứa probiotic, thường xuyên có thể tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn và giảm khả năng mắc bệnh. Probiotic đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm triệu chứng viêm loét dạ dày, tốt cho các tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột. Một nghiên cứu cho thấy trong một số trường hợp, chế phẩm này giúp giảm tỷ lệ mắc, thời gian và mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh thông thường. Bên cạnh đó, đặc tính tăng cường hệ thống miễn dịch của sữa chua một phần do magie, selen và kẽm, những khoáng chất vi lượng có nhiều vai trò đối với hệ thống miễn dịch.

1.5. Ngăn ngừa chứng loãng xương

Sữa chua có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng để duy trì sức khỏe cơ xương như canxi, protein, kali, phosphor và kể cả vitamin D. Chứng loãng xương ở người cao tuổi, tình trạng suy yếu xương, mật độ xương thấp và có nguy cơ gãy xương, có thể được ngăn ngừa nhờ những vitamin khoáng chất này

1.6. Có lợi cho sức khỏe tim mạch

Sữa chua tốt cho sức khỏe tim mạchSữa chua tốt cho sức khỏe tim mạch

Một nghiên cứu cho thấy các loại sữ chua không béo và ít béo có lợi cho sức khỏe tim mạch của bạn. Việc hấp thụ chất béo bão hòa từ sữa chua có thể làm tăng HDL-C, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Ngoài ra, các sản phẩm từ sữa như sữa chua đã được chứng minh là giúp giảm huyết áp cao, một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim.

1.7. Giúp quản lý cân nặng

Sữa chua có một đặc tính giúp kiểm soát cân nặng. Hàm lượng protein cao, cùng với canxi kích thích các hormone làm giảm cảm giác thèm ăn như peptide YY và GLP-1. Một nghiên cứu cho rằng việc sử dụng sữa chua có liên quan tới trọng lượng cơ thể, tỷ lệ mỡ và số đo vòng eo. Sữa chua còn cung cấp hàm lượng cao các chất dinh dưỡng so với hàm lượng calo khá thấp của nó, làm giảm tỉ lệ béo phì.

Xem thêm: Người bị đau dạ dày có nên uống sữa không? [Ý kiến của chuyên gia]

2. Công dụng của sữa chua đối với dạ dày

Dạ dày của bạn có chứa các vi khuẩn sống có vai trò quan trọng trong trao đổi chất, hỗ trợ tiêu hóa, sản xuất các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của bạn. Việc giữ cân bằng hệ vi khuẩn này là cần thiết để có một sức khỏe tốt. Sữa chua chứa men vi sinh giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa của bạn, bao gồm các loại vi khuẩn có lợi. Tuy nhiên không phải tất cả các loại sữa chua đều có probiotic.

  • Lactobacillus acidophilus: là một loại vi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa ở ruột non. Nó giúp sản xuất vitamin K, một loại vitamin tan trong chất béo, giúp quá trình đông máu diễn ra thuận lợi. Nó cũng giúp cải thiện quá trình tiêu hóa lactose, giảm các triệu chứng không dung nạp lactose.
  • Bifidobacterium lactis: Đây là một loại vi khuẩn giúp cải thiện quá trình tiêu hóa. Nó được chứng minh là có thể giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS) được công bố trên tạp chí Journal of Digestive Disease. Ngoài ra nó còn giúp ngăn ngừa táo bón. Việc bổ sung sữa chua sẽ giúp bạn hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa bênh đường ruột mãn tính.
  • Streptococcus thermophiles: Đây là một vi khuẩn giúp giảm đau dạ dày và chứng không dung nạp lastosse. Các tác dụng của nó bao gồm cải thiện tiêu hóa lactose, giảm đau bụng, tiêu chảy và đầy hơi do khó tiêu.

Trên đây là 3 chủng vi khuẩn hay được tìm thấy trong sữa chua ngoài ra còn có những chủng vi khuẩn khác như L. casei, L. rhamnosus… Ngoài ra, sữa chua còn có tác dụng điều trị tiêu chảy ở trẻ em, tăng nhu động ruột, cải thiện các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.

3. Bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Sữa chua là một trong những thực phẩm tốt cho người đau dạ dàySữa chua là một trong những thực phẩm tốt cho người đau dạ dày

Theo nghiên cứu, sữa chua có tính axit nhẹ, nồng độ thấp hơn rất nhiều so với nồng độ axit sống trong dịch vị tiêu hóa. Vì vậy, người mắc bệnh đau dạ dày có thể sử dụng sữa chua hoàn toàn bình thường. Sữa chua không làm ảnh hưởng đến dạ dày như gây kích ứng dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc khiến cho tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

Sữa chua thường được sử dụng để điều trị đau dạ dày do ngộ độc thực phẩm hay các tình trạng khác gây nên tiêu chảy. Ăn sữa chua có thể khôi phục các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, từ đó làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của đau dạ dày.

Tuy nhiên đối với người mắc bệnh, cần phải biết cách ăn sữa chua như thế nào cho hợp lý để phát huy tối đa công dụng của sữa chua đối với hệ tiêu hóa và sức khỏe. Và một số người không dung nạp lactose hoặc bị dị ứng sữa không nên sử dụng sữa chua do có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh của bạn. Bạn có thể lựa chọn các sản phẩm men vi sinh không có lactose và không chứa sữa.

Xem thêm: Cách uống tinh bột nghệ chữa đau dạ dày

4. Cách sử dụng sữa chua an toàn cho người bị đau dạ dày

Sữa chua rất có lợi cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Người bị đau dạ dày có thể sử dụng sữa chua thường xuyên để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nhưng phải đảm bảo hợp lý. Sau đây là một số cách để sử dụng sữa chua hiệu quả ở người đau dạ dày:

  • Nên sử dụng sữa chua liền, không làm nóng do có thể tiêu diệt các men vi sinh có trong sữa chung.
  • Nên ăn sữa chua vào buổi tối, sau khi ăn no, và không nên sử dụng quá 2 cốc sữa chua mỗi ngày.
  • Trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc và thực phẩm đang sử dụng để tránh tương tác, giảm hiệu quả sử dụng.
  • Có thể kết hợp sữa chua với các loại thực phẩm khác như: trái cây, bánh mì, ngũ cốc,…
  • Hạn chế sử dụng sữa chua cùng các loại thịt đông lạnh, thịt xông khói để tránh gây kích ứng dạ dày và rối loạn tiêu hóa.

Kết hợp sữa chua cùng các loại thực phẩm khácKết hợp sữa chua cùng các loại thực phẩm khác

5. Những lưu ý khi sử dụng sữa chua

Một số người cần lưu ý trước khi sử dụng sữa chua, do nó có thể gây ra một số tác dụng phụ, đặc biệt với những người không dung nạp lactose hay dị ứng với sữa.

  • Không dụng nạp lactose: Hiện tượng này xảy ra khi cơ thể thiếu lactase, một enzyme cần thiết trong phân hủy lactose, là loại đường có trong sữa. Từ đó, có thể dẫn đến các triệu chứng khác nhau trên đường tiêu hóa chẳng như đau bụng, tiêu chảy. Do đó những người không dung nạp lactose nên tránh sử dụng sữa chua.
  • Dị ứng sữa: Các sản phẩm từ sữa có chữa casein và whey, là những protein mà có một số người bị dị ứng. Trong trường hợp này, sữa có thể gây ra một số phản ứng có hại như nổi mề đay, sưng tấy hoặc thậm chí gây sốc phản vệ có thể đe dọa tính mạng của người sử dụng. Do đó, tránh ăn sữa chua khi bạn bị dị ứng sữa.
  • Đường: Nhiều loại sữa chua có bổ sung lượng đường cao, nhất là những loại sữa chua ít hoặc không béo.. Lượng đường này có thể ảnh hưởng tới những người bị tiểu đường, béo phì.

Nếu bạn đang lo lắng các biểu hiện của các tình trạng về dạ dày. Hãy đăng ký cho bác sĩ ngay hoặc gọi Hotline 19007061 để được bác sĩ tư vấn về tình trạng bệnh và cách chữa trị hiệu quả.

    Đăng Ký Tư Vấn – Mua Hàng

    Họ và Tên (*)

    Số điện thoại (*)

    &nbsp&nbsp&nbsp

    Nội dung

    *Vui lòng đợi vài giây sau khi nhấn Đăng Ký.

    Xem thêm bài viết liên quan:

    Người bị đau dạ dày nên và không nên ăn gì vào buổi sáng?

    Top 6 loại thuốc trị đau dạ dày hiệu quả được bác sĩ khuyên dùng

    Đau dạ dày là đau ở đâu? Cách phòng ngừa để tránh bị đau dạ dày

    Đau dạ dày buồn nôn phải làm sao, có nguy hiểm không?

    Rate this post

    Viết một bình luận