Người bị tai biến nên ăn gì để nhanh hồi phục? – Máy Ép Cám Nổi | Dây Chuyền Sản Xuất Thức Ăn Thủy Sản Tối Ưu

5. Một số lưu ý khác về chế độ ăn uống cho người bị tai biến

3. Người bị tai biến nên ăn, uống gì để cơ thể nhanh hồi phục?

1. Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho người tai biến

Chế độ ăn uống của người bị tai biến là điều rất quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện biến chứng tai biến cũng như giảm thiểu khả năng tái phát của bệnh. Vậy người bị tai biến nên ăn gì và có những lưu ý gì khi xây dựng thực đơn? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

1. Những lưu ý khi chuẩn bị thực đơn cho người tai biến

Chế độ ăn uống hợp lý là điều vô cùng quan trọng với những bệnh nhân đột quỵ, hay còn gọi là tai biến mạch máu não. Bởi chế độ ăn hàng ngày là yếu tố kiên quyết ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của bệnh nhân. Bởi vậy khi chuẩn bị thực đơn cho người bệnh, bạn cần để lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Nạp một lượng calo phù hợp: Trong giai đoạn đầu của tai biến, người bệnh thông thường sẽ chỉ nằm liệt một chỗ hoặc chỉ có những cử động rất hạn chế. Điều này nghĩa là người bệnh sẽ tiêu tốn ít năng lượng hơn so với người khỏe mạnh bình thường. Bởi vậy, lượng calo bệnh nhân nạp vào cần phù hợp để chế độ ăn không gây ra các bệnh béo phì, tim mạch,… ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Số lượng, nhiệt độ, tần suất đưa đồ ăn cho bệnh nhân: Đối với các trường hợp bệnh nhân tai biến mạch máu não bị biến chứng liệt cơ hầu – họng, bệnh nhân sẽ rất dễ bị sặc, khó thở trong khí ăn uống và thường phải sử dụng đến ống xông. Bởi vậy khi người nhà cho bệnh nhân ăn cần lưu ý đến tần suất, số lượng cũng như nhiệt độ của thức ăn để không gây khó chịu cho bệnh nhân.

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.

    Thắc mắc của bạn (Gõ TV có dấu)

    [cf7ascaptcha]

    Δ

    2. Nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho người tai biến

    Theo nghiên cứu từ các chuyên gia, người bị tai biến mạch máu não cần ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để cơ thể nhanh bình phục. Cụ thể, lượng các chất dinh dưỡng cần nạp vào cơ thể như sau:

    • Về đạm: Người bệnh cần nạp ở mức 0,8g/kg cân nặng/ngày. Người nhà nên lựa chọn các loại thực phẩm có chứa ít cholesterol như: Đạm thực vật (đỗ, đậu tương, đậu phụ), đạm động vật (cá, sữa, thịt nạc,…). Trường hợp bệnh nhân có biến chứng suy thận sau tai biến mạch máu não, lượng đạm cần nạp vào cơ thể sẽ giảm xuống còn 0,4 – 0,6g/kg cân nặng/ngày.
    • Về chất béo: Lượng chất béo bệnh nhân cần ăn là 25 – 30g/ngày. Trong đó, 1/3 là chất béo động vật và 2/3 còn lại sẽ là chất béo thực vật có trong các vừng, lạc, đậu,…. Trong dầu thực vật có các loại axit béo hỗ trợ làm giảm nguy cơ đột quỵ tái phát. Đặc biệt các axit béo còn làm tan cục máu đông có trong lòng mạch máu não.
    • Về vitamin và chất khoáng: Kali có trong chuối, nước cam, khoai tây nướng,… có tác dụng rất tốt trong việc lợi tiểu, giảm huyết áp. Theo số liệu thống kê, người tiêu thụ dưới 1.500 mg/kali/ngày sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn 28% người tiêu thu 2.300 1.500 mg/kali/ngày. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên sử dụng ít nhất 300 mcg axit folic/ngày. Acid folic có tác dụng rất tốt trong phòng chống xơ vữa động mạch, giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol có trong máu.

    3. Người bị tai biến nên ăn, uống gì để cơ thể nhanh hồi phục?

    3.1. Ưu tiên ăn các các loại cá

    Cá là một trong những thực phẩm hàng đầu trong việc hỗ trợ cơ thể hồi phục và ít gây ra những biến chứng không mong muốn. Trong đó, cá biển là loại cá có chứa nhiều phốt pho và các acid béo không bão hòa rất tốt cho cơ thể. Nhóm thực phẩm này có chứa lượng cholesterol tốt, giúp cơ thể triệt tiêu những mảng xơ vữa bám lại trong thành mạch máu.

    3.2. Ăn các loại rau củ nhiều chất xơ

    Hoa quả luôn là nguồn thực phẩm có tác dụng rất tốt đối với cơ thể. Trong đó, các loại rau cải như cải bó xôi, bắp cải, củ cải, súp lơ,… có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện các phản ứng sinh hóa của não. Điều này sẽ hỗ trợ bệnh nhân trong việc phục hồi chức năng.

    3.3. Hoa quả tốt cho bệnh nhân sau tai biến

    Một số loại hoa quả mà bệnh nhân sau tai biến nên ăn như:

    • Cà chua: Có chứa lycopene – hoạt chất chống oxy hóa và có rất nhiều vitamin C.
    • Việt quất: Có nhiều flavonoid, chất chống oxy hóa có tác dụng kích thích sự phát triển của thần kinh , truyền tín hiệu. Từ đó, bệnh nhân có thể cải thiện được chức năng nhận thức của não bộ.
    • Táo: Có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống xơ vữa động mạch, cải thiện chức năng tuần hoàn máu não. Bởi trong táo có rất nhiều dinh dưỡng tốt như axit citric, axit malic, vitamin A, B, C….
    • Nhóm trái cây họ cam: Các loại quả thuộc họ cam bạn có thể tham khảo như: cam, quýt, bưởi,… có chứa nhiều vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, phòng ngừa xơ vữa động mạch và thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol. Những chất trên hỗ trợ rất tốt cho quá trình phục hồi sau tai biến mạch máu não.
    • : Là loại quả có tác dụng rất tốt đối với những bệnh nhân bị suy giảm nhận thức sau tai biến mạch máu não. Bởi trong bơ có chứa axit oleic, giúp chất xám trong não có thể xử lý thông tin một cách tốt hơn.
    • Bí đỏ: Chứa nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa polyphenol rất tốt cho sức khỏe bệnh nhân sau tai biến mạch máu não.
    • Dâu tây: Là loại trái cây giàu vitamin C, hỗ trợ bệnh nhân tăng đề kháng.
    • Ổi: Là loại quả có chứa rất nhiều dinh dưỡng như chất xơ, đồng, axit folic và vitamin C. Loại quả này có thể giúp bệnh nhân tiêu hóa tốt hơn, đồng thời cũng hỗ trợ làm tăng cường hệ miễn dịch.
    • Kiwi: là loại quả giàu kali và vitamin C, rất tốt cho người cần phục hồi sau tai biến.
    • Chuối: Trong chuối có chứa kali, chất xơ, protein, hydrat, phốt pho, canxi, sắt, cùng các vitamin nhóm B, C, E. Vì vậy bệnh nhân sau tai biến mạch máu não ăn chuối sẽ cải thiện được các cơn đau đầu và lưu thông máu. Bên cạnh đó, chuối còn giúp hỗ trợ phòng ngừa tai biến tái phát lại.

    3.4. Một số loại sữa bệnh nhân tai biến nên uống

    Vậy, những bệnh nhân sau tai biến mạch máu não nên uống sữa gì? Bên canh việc cung cấp những những món ăn trong thực đơn hàng ngày, bệnh nhân sau tai biến cũng cần được bổ sung các chất dinh dưỡng có trong sữa. Một số loại sữa bệnh nhân nên uống trong quá trình điều trị phục hồi như:

    • Sữa bò hữu cơ: Loại sữa này có nguồn sữa từ đàn bò được chăn nuôi bằng thức ăn hữu cơ nên chưa các thành phần kali rất tốt cho người bị bệnh cao huyết áp – một trong những tác nhân gây ra tai biến. Bên cạnh đó, trong thành phần sữa còn chứa Omega-3 có lợi cho người bị bệnh tim mạch.
    • Sữa gạo: Trong sữa có chứa thành phần carbohydrate giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, cũng như giảm tình trạng huyết áp cao.
    • Sữa đậu nành không đường: Đây là loại sữa có nguồn gốc từ thực vật, không chứa cholesterol, ít chất béo bão hòa nên rất tốt cho người bị tai biến.
    • Sữa chua tự nhiên: Có chứa canxi và kali chống cao huyết áp, bên cạnh đó, sữa chua tự nhiên còn hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Đây là loại thực phẩm phù hợp với những người thừa cân béo phì mà bị tai biến mạch máu não.

    4. Người tai biến mạch máu não nên ăn kiêng gì?

    Bên cạnh những thực phẩm tốt cho sức khỏe cần được bổ sung trong thực đơn hàng ngày, thì người bị tai biến mạch máu não cũng cần kiêng những đồ sau:

    • Hạn chế những đồ ăn có muối: Những đồ ăn này sẽ khiến cơ thể giữ nước và tăng huyết áp. Đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tái phát đột quỵ những lần tiếp theo. Bởi vậy, người bị tai biến mạch máu não cũng cần hạn chế ăn đồ có sẵn hay các loại thức ăn nhanh.
    • Những thực phẩm chứa nhiều chất béo: Đây là những thực phẩm gây sản sinh nhiều cholesterol trong máu và tạo tiền đề gây xơ vữa động mạch. Bởi vậy, người bị bệnh tai biến cần kiêng những sản phẩm này để tránh tăng nguy cơ các bệnh tim, đồng thời tăng tỷ lệ tái phát bệnh.
    • Kiêng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích: Vốn dĩ đây luôn là những sản phẩm có hại đối với sức khỏe. Đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não, việc sử dụng những sản phẩm này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị bệnh.

    5. Một số lưu ý khác về chế độ ăn uống cho người bị tai biến

    Ngoài những vấn đề ăn uống vừa kể trên, thực đơn của người bị tai biến mạch máu não cũng cần chú ý đến những vấn đề sau:

    • Thức ăn cần dễ tiêu hóa, hấp thu và ở dạng mềm lỏng như súp, cháo, sữa. Bên cạnh đó, chia thành 3 – 4 bữa/ngày, để mỗi bữa bệnh nhân không ăn quá no.
    • Khẩu phần mỗi bữa ăn cũng cần được giảm bớt năng lượng để tránh bị tăng cân. Nguồn năng lượng trong bữa ăn nên được lấy từ các loại thực phẩm từ thực vật như: rau củ, khoai, đậu đỗ, cơm, bún, miến,…
    • Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần kết hợp luyện tập để việc điều trị có tác dụng tốt hơn.

    6. Các món ăn bổ dưỡng cho người tai biến

    Dưới đây sẽ là gợi ý những món ăn bổ dưỡng mà người nhà có thể tham khảo để nấu cho bệnh nhân ăn thay đổi khẩu vị, dễ dàng hấp thu các chất dinh dưỡng hơn:

    6.1. Cháo tôm nõn Hoàng kỳ

    Hoàng kỳ có tác dụng lưu thông khí huyết, rất tốt cho bệnh nhân tai biến. Bạn nên lưu ý là sắc Hoàng kỳ lấy nước, rồi sau đó dùng nước đó để nấu cháo với tôm nõn.

    6.2. Óc lợn hầm thuốc bắc thảo

    • Nguyên liệu: 1 não lợn đã làm sạch, 30g Thiên ma.
    • Thực hiện: Đem não lợn và thiên ma thái lát mỏng, hầm chung với nhau, vặn lửa nhỏ đều. Ăn và uống nước 2-3 lần mỗi ngày.

    6.3. Cháo hạt sen

    Hạt sen từ lâu đã nổi tiếng là thực phẩm giúp an thần, tạo giấc ngủ sâu, rất tốt đối với hệ thần kinh. Đối với bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, hạt sen còn góp phần cải thiện trí nhớ bị suy giảm do di chứng gây ra.

    Vì vậy, bạn hãy dùng hạt sen làm nguyên liệu nấu cháo, hoặc nấu chè (ít đường) cho người bệnh tai biến.

    6.4. Cháo trai, hàu

    • Tác dụng: Điều trị nhức đầu chóng mặt, chứng tăng huyết áp tai biến mạch máu não, gan dương thịnh.
    • Nguyên liệu: 50g con hàu, 50g trai, 100g gạo tẻ.
    • Cách nấu: Làm sạch các nguyên liệu sau đó cho vào cùng gạo nấu cháo như bình thường, chia 2 lần ăn trong ngày.

    Lưu ý: Không sử dụng với những người mắc chứng hư hàn vì sò và trai có tính hàn.

    6.5. Nước vừng đen

    Bài thuốc này có tác dụng sinh huyết, giãn cơ bắp, hỗ trợ phục hồi di chứng sau tai biến. Mỗi lần dùng hai thìa vừng đen đã rang chín, hòa một ít đường trắng, quấy đều, ngày uống 2-3 lần. có tác dụng sinh huyết, giãn cơ bắp, chữa bán thân bất toại.

    Những món ăn trên có nguyên liệu khá đơn giản và dễ tìm. Người nhà có thể mua về để tẩm bổ cho bệnh nhân đang trong quá trình điều trị tai biến mạch máu não.

    Ngoài ra, người nhà cũng có thể tham khảo một vài loại sản phẩm chức năng hỗ trợ điều trị đột quỵ được bày bán trên thị trường. Những sản phẩm được nhiều gia đình quan tâm sẽ có chứa một số dược chất như Ginkgo Biloba, Cao Blueberry, các vitamin nhóm B, Chondroitin,…. Trong đó, Ginkgo Biloba có tác dụng trong việc hoạt huyết, tăng cường máu lưu thông lên não. Cao Blueberry sẽ có công dụng trong việc cải thiện sức khỏe của hệ thần kinh và phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch dẫn đến đột quỵ. Ngoài ra, những loại tiền vitamin B1, B2, B6 sẽ giúp hỗ trợ phục hồi dây thần kinh, cùng với Chondroitin hàn gắn màng dây thần kinh.

    >>Xem thêm, cách phòng ngừa bệnh tai biến và phục hồi sau tai biến hiệu quả nhất TẠI ĐÂY.

    Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về chế độ ăn của người bị tai biến mạch máu não và những loại thực phẩm nên tránh để việc điều trị được diễn ra thuận lợi và đạt được kết quả tốt nhất.

    Rate this post

    Viết một bình luận