Bữa sáng rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Vậy bệnh nhân tiểu đường buổi sáng nên ăn gì? Dưới đây là gợi ý thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường.
Bữa ăn sáng có vai trò rất quan trọng tới sức khỏe nói chung, quá trình điều trị bệnh tiểu đường nói riêng. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ béo phì và kháng insulin, gây nguy hiểm cho bệnh nhân tiểu đường.
Tuy nhiên, nếu chế độ ăn buổi sáng không hợp lý, người bệnh tiểu đường sẽ phải đối mặt với hàng loạt hệ quả khó lường như tăng đường huyết đột ngột, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch…
Vậy tiểu đường buổi sáng nên ăn gì? Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường cần lưu ý những điều gì?
1. Tiểu đường buổi sáng nên ăn gì? Những lưu ý về bữa ăn buổi sáng cho người tiểu đường
Nếu bệnh nhân không có chế độ ăn uống khoa học, tiểu đường sẽ tiến triển nhanh chóng và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Trong khi đó, bữa sáng là bữa ăn rất quan trọng với người tiểu đường.
Việc bỏ bữa sáng rất nguy hại với bệnh nhân tiểu đường. Nguyên nhân là vì bỏ bữa sáng làm tăng nguy cơ béo phì, dẫn tới thúc đẩy bệnh tiểu đường tiến triển nhanh, các biến chứng xuất hiện sớm hơn, gây khó khăn trong điều trị. Không những vậy, bỏ bữa sáng cũng là yếu tố làm tăng kháng insulin, không tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường không nên bỏ bữa ăn sáng – Ảnh Internet.
Đọc thêm:
+ Mắc bệnh tiểu đường có ăn tôm được không?
+ Phân loại chất xơ và tác dụng của từng loại
Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì và cần lưu ý những điều gì trong bữa sáng? Theo các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng, bữa sang của người tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm sau:
– Thực phẩm giàu protein.
– Thực phẩm giàu chất xơ.
– Thực phẩm nhạt.
– Các loại ngũ cốc.
Khi ăn bữa sáng, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý:
– Hạn chế ăn đồ ngọt.
– Không ăn quá nhiều.
– Hạn chế ăn muối.
– Giảm thiểu tinh bột.
2. Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường
2.1. Trứng
Trứng là thực phẩm chứa hàm lượng protein cao, cung cấp nhiều acit amin cần thiết và năng lượng cho cơ thể. Với người bị tiểu đường, ăn trứng không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Vì thế, đây là thực phẩm nên có trong thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường có thể chế biến trứng theo 2 cách:
– Luộc trứng.
– Rán trứng với dầu thực vật như dầu mè, dầu oliu…
Lưu ý, nên tránh rán trứng với mỡ động vật vì có thể làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch hay các bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý không nên ăn quá nhiều trứng vì ăn nhiều trứng có thể tăng cholesterol máu, dẫn đến các bệnh lý như mỡ máu cao, xơ vữa động mạch… cCác chuyên gia khuyến cáo chỉ nên ăn 3-4 quả trứng mỗi tuần.
2.2. Các loại ngũ cốc
Thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường nên có gì? Câu trả lời không thể bỏ qua là các loại ngũ cốc.
Trong thành phần của các loại ngũ cốc có chứa hàm lượng đường thấp, đặc biệt chúng rất giàu protein và chất xơ. Bên cạnh đó, ngũ cốc là thực phẩm dễ mua, dễ bảo quản, cách chế biến đơn giản, rất tiện lợi và thích hợp dùng trong bữa sáng của người mắc tiểu đường.
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, không nên chế biến ngũ cốc với đường. Thay vào đó, bệnh nhân có thể ăn ngũ cốc với sữa chua hoặc sữa tươi không đường.
Cách chế biến các loại ngũ cốc cho người tiểu đường rất đơn giản. Theo đó, chỉ cần lấy khoảng 3 muỗng ngũ cốc ra bát, thêm sữa tươi ngập ngũ cốc rồi khuấy đều và thưởng thức.
Trong thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường không thể thiếu các loại ngũ cốc – Ảnh Internet.
2.3. Sữa không đường
Trong thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường không thể thiếu sữa không đường vì thực phẩm này vừa chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe vừa không lo tăng lượng đường trong máu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng chỉ cần uống một cốc sữa khoảng 400ml là có thể cung cấp năng lượng cho 2 – 3 tiếng đồng hồ.
Người bệnh tiểu đường có thể uống sữa hộp hoặc sữa bột pha tùy sở thích.
2.4. Rau và trái cây
Người tiểu đường nên ăn rau xanh và trái cây để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Nguyên nhân là vì trong thành phần của rau ngoài cung cấp nhiều vitamin còn chứa lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể, rất thích hợp cho người tiểu đường.
Bên cạnh rau, trái cây cũng là thực phẩm chứa dồi dào chất xơ. Vì vậy, người bệnh nên bổ sung rau và trái cây vào mỗi bữa sáng.
Về cách chế biến, người bệnh có thể luộc một số loại rau như cải xanh, cải ngọt, súp lơ… để dùng trong bữa sáng. Với các loại trái cây, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý tránh ăn trái cây quá ngọt. Một số loại trái cây nên ăn vào buổi sáng như nho, lê, táo…
Cần lưu ý, hàm lượng calo trong rau xanh và trái cây không nhiều nên người bệnh cần kết hợp chứng với trứng, ngũ cốc để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
2.5. Gợi ý thực đơn bữa sáng chi tiết cho người tiểu đường
Bên cạnh các thực phẩm kể trên, có nhiều loại thực phẩm khác thích hợp dùng trong bữa sáng cho bệnh nhân tiểu đường. Vì thế, người bệnh có thể kết hợp các món với nhau để vừa ăn ngon miệng vừa đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Người bệnh tiểu đường nên kết hợp nhiều món ăn khác nhau trong bữa sáng để hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh – Ảnh Internet.
Cần lưu ý, người bệnh nên xem xét kỹ hàm lượng dinh dưỡng có trong đó trước khi sử dụng, hạn chế tình trạng tăng đường huyết, giảm tác hại không mong muốn ở bệnh nhân tiểu đường.
Dưới đây là gợi ý thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường cho cả tuần:
– Thứ Hai: Yến mạch nấu với thịt lợn nạc băm; Rau cải luộc.
– Thứ Ba: Bún cá, táo.
– Thứ Tư: Bún gạo lứt nấu thịt bò, giá đỗ trần.
– Thứ Năm: Trứng gà luộc, bánh mỳ nguyên cám.
– Thứ Sáu: Yến mạch với sữa tươi không đường, nho.
– Thứ Bảy: Cháo thịt bò, bí xanh luộc.
– Chủ nhật: Miến cá, rau cải cắp luộc, lê.
Trên đây là những thông tin về thực đơn bữa sáng cho người tiểu đường. Cần lưu ý, bữa sáng đóng vai trò rất quan trọng với người bệnh, không kém việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Vì thế, bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý xây dựng cho mình một thực đơn bữa sáng hợp lý, khoa học, vừa đầy đủ dưỡng chất, vừa kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có những thực đơn phù hợp nhất với thể trạng của bản thân.