Người bị vết thương không nên ăn gì để tránh bất lợi?

Nhìn chung, cả 2 loại tổn thương kín và hở đều cần chế độ kiêng cữ hợp lý về ăn uống và sinh hoạt. Trong đó, vết thương hở cần có chế độ ăn phù hợp, tránh một số thực phẩm dễ khiến vết thương chậm lành, dễ bị sẹo lồi. Vậy khi bị vết thương không nên ăn gì?

Bị vết thương không nên ăn gì - đồ tanh

Hải sản là nhóm thực phẩm tanh nên dễ gây ra tình trạng dị ứng

Hiểu rõ về các loại vết thương để chăm sóc đúng cách

Vết thương được chia thành 2 loại là vết thương kín và vết thương hở. Khác với vết thương kín nằm sâu bên trong cơ thể, vết thương hở là những chấn thương có thể nhìn thấy được bên ngoài. Đặc điểm của các vết thương hở là có tình trạng chảy máu, tấy đỏ hoặc sưng, kéo theo cảm giác đau, nhức nhối hoặc khó chịu.

Để khắc phục vết thương dù kín hay hở đều cần điều trị đúng cách tùy vào mức độ và nguyên nhân tổn thương. Với các vết thương hở, nếu chỉ có diện tích nhỏ, nông thì người bị thương có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, những vết thương lớn với tổn thương sâu, chảy máu nhiều, nguy cơ nhiễm trùng cao thì cần đến bệnh viện để xử lý kịp thời và đúng chuyên môn y tế.

Bên cạnh việc điều trị y tế, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và quá trình phục hồi. 

Với vết thương hở, người bị vết thương không nên ăn gì?

Người bị thương cần tránh ăn một số thực phẩm như sau:

Nên kiêng ăn thịt gà và đồ nếp vì những thực phẩm này có thể gây mưng mủ, viêm nhiễm. Khi bị vết thương mà ăn nhiều thịt gà hay đồ nếp sẽ dễ gây ra tình trạng ngứa ngáy, khó chịu. Đồng thời, ăn thịt gà còn làm tăng nguy cơ để lại sẹo lồi sau khi vết thương lành lại. Vì vậy, cần đặc biệt tránh các món ăn chế biến từ loại thịt này khi vết thương đang trong thời kì phục hồi, mọc da non.

Không nên ăn rau muống vì có thể gây sẹo lồi. Khi đang có vết thương hở mà ăn rau muống sẽ tăng nguy cơ tạo sẹo lồi, làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Người có vết thương cũng nên giảm thiểu ăn thịt bò vì có thể để lại các vết sẹo thâm sau khi phục hồi thương tích.

Nên giảm ăn các món từ hải sản, bởi tuy giàu dinh dưỡng nhưng đây là các thực phẩm tanh nên dễ gây ra tình trạng dị ứng.

Bị vết thương không nên ăn gì - thịt gà

Nên kiêng ăn thịt gà vì thực phẩm này dễ gây mưng mủ

Cách chăm sóc, vệ sinh vết thương hở

Rửa tay đúng cách: Dùng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp để vệ sinh bàn tay trước khi chăm sóc vết thương. Tốt nhất nên dùng găng tay y tế.

Vệ sinh vết thương cơ bản: Dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn chuyên dụng cùng với khăn hoặc gạc sạch để lau nhẹ vết thương, làm sạch chất bẩn trên vết thương. Có thể đến cơ sở y tế nhờ trợ giúp nếu có dị vật đang dính vào vết thương hoặc có các mảnh vụn hoại tử. Nếu dị vật đâm sâu thì bắt buộc phải đến cơ sở y tế điều trị, không nên rút ra để tránh chảy máu nhiều.

Sát khuẩn vết thương: Sau khi vết thương được vệ sinh đầy đủ, cần sử dụng dung dịch sát khuẩn phù hợp để tiến hành sát trùng. Nên hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng loại dung dịch phù hợp, an toàn. Tránh dùng dung dịch chứa cồn, oxy già cho vết thương hở  do chúng dễ làm tổn thương thêm nặng nề, chậm khỏi.

Băng vết thương: Việc băng vết thương là khâu cuối cùng và không kém phần quan trọng. Nếu chỉ là vết thương nhỏ, đơn giản thì việc băng lại không quá cần thiết. Hơn nữa để vết thương thoáng sẽ mau lành hơn, miễn sao giữ gìn vết thương sạch sẽ và khô ráo. Ngược lại, với các vết thương sâu và rộng miệng, việc băng bó sẽ giúp tránh các dị vật và vi khuẩn tấn công vết thương. Lưu ý không được băng quá chặt mà vừa đủ độ khít để lưu thông máu dễ dàng. Cần nhớ thay băng gạc hàng ngày để vết thương luôn sạch sẽ.

Bị vết thương không nên ăn gì - thịt bò

Người có vết thương cũng nên giảm thiểu ăn thịt bò vì có thể để lại các vết sẹo thâm

Những điều cần tránh khi bị vết thương ngoài chế độ ăn 

Tránh vận động quá mạnh khi đang có vết thương. Bởi điều này có thể khiến vết thương nặng hơn và lâu lành.

Không để nước ngấm vào vết thương, bởi nguy cơ nhiễm khuẩn do nước rất cao, đồng thời vết thương ngấm nước sẽ không se miệng và lâu lành. Nếu không may giây chút nước cần thấm khô ngay bằng bông gạc hay khăn sạch. Che vết thương cẩn thận trong lúc tắm. 

Không được động tay khi chưa được rửa sạch vào vết thương để tránh vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.

Tuyệt đối tránh đắp thuốc lá hay tự chế các loại thuốc dân gian lên vết thương hở. Điều này dễ gây viêm nhiễm nặng, thậm chí dẫn tới biến chứng nguy hiểm.

Kiêng bóc vảy trên bề mặt vết thương, nếu không sẽ gây chảy máu, lâu lành và để lại sẹo.

Như vậy, để biết rõ khi bị vết thương không nên ăn gì, cần tìm hiểu kỹ và tốt nhất cần có tư vấn từ bác sĩ. Ngoài chế độ kiêng cữ trong ăn uống, người bị thương cũng cần lưu ý trong chế độ sinh hoạt, vận động.

Rate this post

Viết một bình luận