Người dân Thủ đô đeo khẩu trang đi thả cá vàng sớm tiễn ông Táo về trời

Hồng Nhật

  –  

Thứ tư, 03/02/2021 12:52 (GMT+7)

Hôm nay, dù chỉ mới 22.12 âm lịch nhưng nhiều người dân ở Hà Nội đã bắt đầu thả cá vàng sớm ở các khu vực hồ Tây, hồ Linh Đàm. Trước diễn biến của dịch COVID-19 người dân đều tuân thủ việc đeo khẩu trang khi đi tiễn ông Táo về trời.

Theo quan niệm dân gian, cá chép phải được thả trước giờ Ngọ (12h trưa ngày 23.12 âm lịch). Do vậy, ngay từ sáng 22 tháng chạp (âm lịch), người dân ở Hà Nội đã bắt đầu thả cá ra sông, hồ gần nhà.

 Theo ghi nhận của PV sáng ngày 22.12 (âm lịch) tại hồ Linh Đàm (Hoàng Mai – Hà Nội), nhiều người dân Hà Nội đã nô nức đi thả cá vàng trong dịp ông Công ông Táo. Nhiều trẻ nhỏ hào hứng theo cha mẹ đi thả cá vàng ngày Tết và được nhắc nhở mang túi nilong về sau khi thả cá vàng. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, đa phần mọi người đều chấp hành nghiêm việc đeo khẩu trang. Theo quan niệm truyền thống, cá chép được thả phải khỏe mạnh để có sức đưa “thần bếp” về trời bẩm báo chuyện một năm qua của gia chủ, hơn nữa cá phải có đủ ba con để đưa cả ba vị thần.Thả cá chép là phong tục truyền thống có từ lâu đời, theo quan niệm xưa, cá chép được thả phải khỏe mạnh để có sức đưa “thần bếp” về trời bẩm báo chuyện một năm qua của gia chủ.Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người Việt thường chuẩn bị 3 con cá chép sống (hay cá vàng) thả trong chậu nước. Sau khi cúng xong, người ta sẽ đem cá phóng sinh xuống ao, hồ hay sông.Để ông Táo có phương tiện về chầu trời, người Việt thường chuẩn bị 3 con cá chép sống (hay cá vàng) thả trong chậu nước. Sau khi cúng xong, người ta sẽ đem cá phóng sinh xuống ao, hồ hay sông.

Nhiều người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường, mang theo bình nhựa, chậu nhựa đi thả cá để giảm rác thải túi nilon. Anh Chinh (quận Hoàng Mai) chia sẻ, đựng cá vàng vào chậu đem đi thả vừa tiện dụng vừa tránh được việc xả rác thải bừa bãi ra sông hồ.Nhiều người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường, mang theo bình nhựa, chậu nhựa đi thả cá để giảm rác thải túi nilon. Anh Chinh (quận Hoàng Mai) chia sẻ, đựng cá vàng vào chậu đem đi thả vừa tiện dụng vừa tránh được việc xả rác thải bừa bãi ra sông hồ.

Gạo cũng được thả xuống hồ ngay sau khi thả cá vàng.Gạo được thả xuống hồ ngay sau khi thả cá vàng.Thay vì thả các vàng, nhiều người có lựa chọn thả những con vật khác để thực hiện hóng sinh ngày 23 tháng chạp. Cô Hà quận Hoàng Mai chia sẻ, mặc dù thiểu ý nghĩa của việc thả các chép ngày ông Công ông Táo, nhưng cô lựa chọn việc phóng sinh bằng cách thả những con vật như ốc, lươn, trạch, cua để thả xuống hồ. Vừa để cứu những con vật đang bị đe dọa khi sống ở dưới hồ vừa bảo vê môi trường.Không chỉ có cá vàng, nhiều người có lựa chọn thả những con vật khác xuống hồ vào ngày 23 tháng chạp. Cô Hà quận Hoàng Mai chia sẻ, mặc dù hiểu ý nghĩa của việc thả các chép ngày ông Công ông Táo, nhưng bản thân cô không thả cá vàng mà năm nào cũng mua những con vật như ốc, lươn, trạch, cua để thả xuống hồ. Tuy nhiên, sau khi thả cá vàng một vài người dân vẫn giữ thói quen rắc cả tro vàng, hương xuống dưới hồ gây ô nhiễm nguồn nước.Tuy nhiên, sau khi thả cá vàng, một số người dân vẫn giữ thói quen rắc cả tro vàng, hương xuống dưới hồ gây ô nhiễm nguồn nước.Cá vàng bơi dưới phần chân hương cùng tro được người dân đổ xuống hồCá vàng bơi dưới phần chân hương cùng tro được người dân đổ xuống hồ.Túi nilong đươc để ở một góc của hồ Linh Đàm để tiện cho việc dọn vệ sinh. Chị Trang - người dân sống ở gần hồ cho biết, năm nay ý thức của mọi người cũng được nâng lên, không  có tình trạng vứt rác xuống hồ như những năm trước.Túi nilong được để ở một góc của hồ Linh Đàm để tiện cho việc dọn vệ sinh. Chị Trang – người dân sống ở gần hồ Linh Đàm cho biết, năm nay ý thức của mọi người được nâng lên, không có tình trạng vứt rác xuống hồ như những năm trước.

Rate this post

Viết một bình luận