Người già nên ăn bánh gì? Top 5 loại bánh dinh dưỡng dễ ăn

3. Người cao tuổi nên ăn bánh vào khi nào?

1. Những điều cần chú ý khi chọn bánh dành cho người già

5/5 – (2 votes)

Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Người già nên ăn bánh gì là thắc mắc của nhiều người có ba mẹ, họ hàng lớn tuổi. Bạn có thể tham khảo thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây để chọn được loại bánh ngon, nhiều dinh dưỡng, phù hợp với sở thích và thể trạng của người già.

Có thể bạn quan tâm: Người già nên ăn cháo gì? Top 10 món cháo bổ dưỡng

1. Những điều cần chú ý khi chọn bánh dành cho người già

Khi chọn bánh cho người già bạn cần chú ý những điều sau:

  • Ưu tiên bánh giàu đạm, Vitamin và khoáng chất: Hệ tiêu hóa của người già thường kém hấp thu chất dinh dưỡng nên cơ thể rất dễ bị thiếu Vitamin và khoáng chất. Ăn bánh giàu chất dinh dưỡng này sẽ giúp người già bồi bổ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng.
  • Đa dạng hóa các món bánh vào thực đơn: Việc ăn mãi một loại bánh khiến người già cảm thấy nhàm chán và chỉ nạp được một số chất dinh dưỡng nhất định. Sử dụng nhiều món bánh sẽ giúp người già đổi vị, ăn ngon hơn, nhiều hơn và nạp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Chọn bánh mềm, dễ dàng tiêu hóa và hấp thu: Răng và hệ tiêu hóa của người già đều yếu. Vì thế, chọn các loại bánh mềm, dễ tiêu hóa sẽ giúp người già dễ ăn và hấp thu chất dinh dưỡng vào trong cơ thể hơn.
  • Bánh cần chứa ít béo, ít đường: Các loại bánh chứa nhiều chất béo, đường sẽ làm tích mỡ, suy giảm sức khỏe xương, tăng đường huyết và làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch ở người già. Do đó, người già nên ăn các loại bánh chứa ít béo, ít đường để giảm tình trạng này.

bánh dinh dưỡng cho người già

Bạn có thể căn cứ vào các lưu ý trên để chọn những loại bánh phù hợp cho người già. Nếu chưa biết người già nên ăn bánh gì, bạn hãy tham khảo một số loại bánh được gợi ý trong phần tiếp theo.

2. Top 5 loại bánh tốt cho sức khỏe người cao tuổi

Thực tế, nhiều món bánh ăn vặt phổ biến được người trẻ ăn nhiều nhưng chúng lại cứng giòn, nhiều dầu mỡ, cay nồng, khó tiêu và không hợp với người già. Vì thế, người già cần có loại bánh riêng thanh đạm, dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe. Chẳng hạn như bánh làm từ trái cây, bánh mì bơ đậu phộng, bánh ngô cuộn, bánh ngô hoặc khoai tây nướng kèm sốt bơ, bánh làm từ hạt, ngũ cốc,…

2.1. Bánh làm từ trái cây

Hàm lượng dinh dưỡng

So với trái cây tươi có cùng khối lượng, trái cây khô như hạt hạnh nhân, hạt bí ngô, nho khô, dây tây khô,… cung cấp lượng chất xơ, Vitamin và khoáng chất gấp 3,5 lần. Đặc biệt, chất chống oxy hóa Polyphenol còn giúp tiêu hóa tốt, cải thiện lưu lượng máu, giảm tổn thương oxy hóa. Bánh làm từ trái cây mềm, thơm ngon, dễ ăn, giúp tăng cường sức khỏe cho người già.

Cách làm bánh trái cây

  • Bước 1: Cắt nhỏ trái cây khô và ngâm khoảng 10 – 15 phút với nước nóng cho mềm rồi vớt ra, để nguội.
  • Bước 2: Cho bột dừa, bột hạnh nhân, bột baking soda, bột quế, hỗn hợp gia vị, muối, cam và hạt óc chó băm nhuyễn vào bát trộn đều.
  • Bước 3: Đánh tan hỗn hợp trứng, bơ, Vani, Amaretto rồi cho vào hỗn hợp khô cùng nước cam và trộn đều.
  • Bước 4: Cho hỗn hợp trái cây vào hỗn hợp bột và trộn đều.
  • Bước 5: Cho bánh vào khuôn và nướng từ 60 – 70 phút đến khi bánh chuyển sang màu khác.

Lưu ý:

  • Bạn nên nhào bột bằng tay để bánh ngon hơn.
  • Bạn có thể tạo một vài chiếc lỗ nhỏ trên bánh và dưới nước sốt lên phía trên để bánh ngon hơn.
  • Sau khi chín, nên để bánh ở ngoài 30 phút rồi cho vào tủ lạnh và dùng vào thời điểm thích hợp.

Bánh trái cây dinh dưỡng cho người già

2.2. Bánh mì bơ đậu phộng

Hàm lượng dinh dưỡng

Bánh mì bơ đậu phộng vừa mềm, dễ ăn vừa giàu dinh dưỡng và nên lựa chọn hàng đầu khi chưa biết người già nên ăn bánh gì. Trong đó, bánh mì chứa nhiều Carbohydrates cung cấp năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó, chất xơ, Vitamin B, Vitamin E, Folate, Axit Folic, Magie, Phospho, Sắt, Kẽm, Canxi tốt cho hệ tiêu hóa, giúp xương chắc khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cải thiện tâm trạng cho người già. Đặc biệt, Protein trong bơ, đậu phộng phòng ngừa chứng thiểu cơ.

Cách làm bánh mì bơ đậu phộng

  • Bước 1: Cắt bánh mì sandwich thành lát, phết đều bơ đậu phộng lên 1 mặt rồi kẹp 2 mặt bánh mì có bơ đậu phộng vào nhau.
  • Bước 2: Đặt lát bánh mì bơ đậu phộng vừa kẹp vào hỗn hợp trứng, muối, sữa tươi, vani.
  • Bước 3: Thoa bơ lên chảo và áp bánh mì cho vàng .

Lưu ý:

  • Bạn có thể dùng kèm với mật ong để bánh ngon hơn.
  • Không nên chiên bánh mỳ bằng dầu mỡ, bạn có thể chỉ phết bơ lên bánh sandwich cho dễ ăn, không cần chiên qua.
  • Sử dụng lượng muối phù hợp với tình trạng của người già để phòng tránh cao huyết áp và bệnh tim mạch.
  • Bạn nên sử dụng bánh mì nguyên cám và bơ phộng tự nhiên để tạo nên món ăn tốt cho sức khỏe người già hơn.

2.3. Bánh ngô cuộn

Hàm lượng dinh dưỡng

Bánh ngô cuộn xốp, thơm, mềm nên người già rất dễ ăn. Hơn nữa, ngô rất giàu chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Vitamin nhóm B, Beta-cryptoxanthin, Beta-carotenoid, Folate, Axit Folic, Sắt, Magiê, Vitamin E trong ngô hỗ trợ ngăn ngừa thiếu máu, phòng chống ung thư, làm chậm quá trình lão hóa, bảo vệ tim, tốt cho mắt và trí nhớ của người già.

Cách làm bánh ngô cuộn

  • Bước 1: Ngô bóc vỏ, luộc chín, tách hạt rồi lấy lõi luộc tiếp. Sau đó, bạn lấy chút sữa tươi hòa với nước luộc.
  • Bước 2: Tách lòng trắng trứng và lòng đỏ ra. Tiếp theo, đánh lòng trắng trứng, một chút muối, bột tarta, đường với nhau để thu được hỗn hợp có đỉnh chóp. Tiếp tục, cho lòng đỏ, vani, sữa tươi, dầu ăn vào hỗn hợp lòng trắng trứng đánh đều. Sau đó, rây bột mì vào hỗn hợp và khuấy đều xung quanh thành bát theo một chiều.
  • Bước 3: Đánh kem tươi làm nhân bánh cho đến khi thu được hỗn hợp hơi đặc rồi cho vào ngăn mát khoảng 20 phút.
  • Bước 4: Cho bột bánh vào khuôn có lót giấy nến và nướng khoảng 25 phút ở mức nhiệt 160 độ C. Sau đó, để bánh ra ngoài khoảng 5 phút cho nguội rồi cuộn vào khăn, giấy nến khoảng 30 phút để định hình.
  • Bước 5: Phết một lớp kem tươi lên trên và rắc thêm 1 lớp ngô luộc, hạnh nhân, sô cô la trắng. Sau đó, bạn cuộn bánh lại và quết một chút nước ngô lên trên cho thêm.

Lưu ý

  • Khi cho bột bánh vào khuôn, bạn vỗ nhẹ vào thành để bọt bánh tan ra và bánh sẽ ở đều hơn.
  • Bạn có thể kết hợp thêm rau và các loại nhân yêu thích để bánh ngon hơn. Hoặc bạn có thể làm nhân với bơ, cà chua, thịt hay hải sản để thay đổi vị.

Bánh ngô cuộn tốt cho hệ tiêu hóa của người già

2.4. Bánh ngô hoặc khoai tây nướng kèm sốt bơ

Hàm lượng dinh dưỡng

Như bạn đã biết, ngô là một thực phẩm tốt cho người già. Còn khoai tây là thực phẩm giàu Carbohydrates, chất xơ, Vitamin B6, C, Kali,… giúp bổ sung năng lượng, kích thích nhu động ruột cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch.

Sốt bơ có nhiều Vitamin B1, B6, chất chống oxy hóa giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng. Vì thế, nếu bạn đang thắc mắc người già nên ăn bánh gì thì bánh ngô hoặc khoai tây nướng với sốt bơ sẽ tạo nên món ăn vừa mềm, ngon miệng vừa giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe.

Cách làm bánh ngô: Cắt hạt ngô ra khỏi lõi rồi trộn đều với đường, bột mì, nước. Sau đó, múc từng thìa bột vào chảo và rán qua.

Cách làm khoai tây nướng

  • Bước 1: Trộn thì là thái nhỏ với tỏi băm, dầu ăn, tiêu, muối.
  • Bước 2: Ngâm khoai tây với một ít muối khoảng 15 phút rồi cắt lát mỏng và phết hỗn hợp vừa trộn vào các lát.
  • Bước 3: Nướng khoai tây ở nhiệt độ 200 độ C khoảng 30 – 35 phút.

Lưu ý:

  • Nếu không muốn dùng với sốt bơ, bạn có thể ăn kèm bánh ngô với nước mắm chua ngọt hoặc tương ớt và ăn kèm khoai tây nướng với tương cà hoặc mayonnaise.
  • Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho người già, bạn có thể làm món khoai tây nướng bơ tỏi hoặc khoai tây nướng phô mai thay cho món khai tây nướng truyền thống.
  • Không nên sử dụng quá nhiều đường vào bánh để bảo vệ hệ tim mạch của người cao tuổi.
  • Người già mắc bệnh tiểu đường không nên ăn quá nhiều khoai tây vì lượng Carbs trong củ khá lớn và có thể làm tăng đường huyết.

2.5. Bánh làm từ hạt, ngũ cốc

Hàm lượng dinh dưỡng

Hạt và ngũ cốc cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa và giúp cải thiện độ căng cho làn da của người già. Hơn nữa, các loại thực phẩm này còn có nhiều chất béo tốt cho tim mạch. Do đó, bánh làm từ hạt, ngũ cốc là món ăn lý tưởng dành cho người già.

Cách làm bánh từ hạt, ngũ cốc

  • Bước 1: Rang hạt óc chó, hạt dẻ cười, hạt điều 2 – 3 phút. Sau đó, cho hạt bí xanh vào rang thêm 1 phút. Cuối cùng rang hạt chia, hạnh nhân cắt lát, mè đen, mè trắng, đậu phộng rang vào đảo khoảng 10 giây.
  • Bước 2: Xay sơ qua các hạt to và trộn cùng dâu tây sấy khô hoặc nho khô.
  • Bước 3: Dầm nhuyễn chuối với nước cốt chanh.
  • Bước 4: Trộn chuối đã dầm với các loại hạt và mật ong.
  • Bước 5: Cho bánh vào khuôn và nướng trong lò khoảng 15 phút ở mức nhiệt 170 độ C. Sau khi lấy bánh ra khoảng 2 – 3 phút, bạn trở mặt bánh và cho vào lò nướng thêm 5 phút.

Lưu ý

Nếu muốn bánh giòn và ngon hơn, sau khi nướng xong, bạn không nên mang bánh ra ngay mà hé cửa lò cho bánh nguội từ từ.

Món bánh ngũ cốc lý tưởng cho người già

Trên đây chỉ là 5 loại bánh dinh dưỡng cho người già gợi ý. Thực tế, còn nhiều loại bánh khác người già có thể ăn mà vẫn tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, không chỉ loại bánh, thời điểm ăn bánh cũng khá quan trọng. Lựa chọn đúng thời điểm sẽ giúp người già hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

3. Người cao tuổi nên ăn bánh vào khi nào?

Khi bổ sung bánh vào chế độ ăn cho người cao tuổi, bạn cần chú ý đến khẩu phần và cân bằng tỉ lệ chất dinh dưỡng phù hợp theo lời khuyên của chuyên gia.

Tốt nhất bạn nên để người già dùng bánh vào bữa sáng, bữa phụ sáng hoặc bữa phụ chiều. Bởi đây là những món ăn vặt, tuy giàu chất dinh dưỡng nhưng không thể thay thế hoàn toàn bữa ăn chính của người già. Hơn nữa, người già không thể hấp thụ được hết các chất dinh dưỡng cùng một lúc nên phải chia nhỏ bữa ăn. Ngoài bữa ăn chính, người già cần ăn thêm 2 – 3 bữa phụ/ngày. Người già cũng không thích ăn quá no vào buổi sáng. Và các loại bánh chính là món ăn lý tưởng vào những thời điểm này.

Người già nên ăn bánh vào bữa sáng hoặc các bữa phụ

Hy vọng những thông tin trong bài chia sẻ đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Người già nên ăn bánh gì?”. Trên đây là 5 loại bánh gợi ý dành cho người già, những lưu ý khi chọn lựa và thời điểm ăn phù hợp. Chúc bạn sẽ chọn và làm được món bánh phù hợp để tăng cường sức khỏe cho ba mẹ và người thân cao tuổi.

Sữa Nutricare Gold

**Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Rate this post

Viết một bình luận